Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

Đại Sứ Nhật: Thực Tập Sinh VN Nổi Tiếng Trộm Cắp Ở Nhật 27/01/201900:00:00(Xem: 370)

SAIGON -- Thực tập sinh Việt Nam bỗng nhiên rơi vào đường dây chuyên đi trộm cắp ở Nhật...

Rất xấu hổ: Thực tập sinh Việt Nam đứng đầu về tội phạm tại Nhật Bản...

Báo Phụ Nữ VN ghi lời báo động từ Đại sứ Nhật: Nhiều thực tập sinh Việt Nam bị dụ vào các đường dây trộm cắp.

Bản tin ghi lời Đại sứ Nhật Bản Umeda Kunio cho biết, hiện nay rất nhiều du học sinh, thực tập sinh Việt Nam bị các công ty môi giới lừa đảo và dẫn dụ vào các đường dây ăn cắp tại Nhật.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành nước quan trọng hỗ trợ Nhật Bản giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Nhưng nhiều người Việt Nam bị các công ty môi giới lừa sang Nhật Bản bằng thông tin sai lệch, khiến họ vỡ mộng khi thực tế không như mong muốn. Nhiều người bị dụ dỗ vào con đường phạm pháp. Đó là những thông tin được đưa ra tại buổi hội thảo cung cấp thông tin về du học sinh và thực tập sinh sang Nhật Bản được Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức chiều 22/1 tại Hà Nội.

Theo ông Umeda Kunio, điều vô cùng đáng tiếc là trong vòng 3-4 năm gần đây, Việt Nam đứng đầu trong số vụ tội phạm người nước ngoài, với hơn 90% là tội trộm cắp, và số thực tập sinh kỹ năng người nước ngoài bỏ trốn tại Nhật Bản.

 “Các bạn trẻ Việt Nam đến Nhật Bản với nhiều ước mơ và hoài bão, không có bất kỳ ai đến với mục đích ban đầu là phạm tội. Tuy nhiên có những người coi giấc mơ của các bạn trẻ là nguồn kiếm lời và đẩy các bạn vào con đường đó”, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Kunio Umeda cho hay.

Theo đại sứ Umeda Kunio, có ba điểm mà người Việt cần lưu ý trước khi sang Nhật Bản, đó là không sử dụng dịch vụ của các công ty môi giới và phái cử thiếu đạo đức, không trả phí môi giới cao và không đi du học với mục đích kiếm tiền. “Các dấu hiệu để nhận dạng các công ty lừa đảo là họ tuyên bố đi Nhật Bản vừa học vừa làm có thể kiếm được nhiều tiền hay chúng tôi cố gắng thu xếp để các bạn có thể đi Nhật Bản sớm và đại sứ quán Nhật Bản là chỗ quen biết, có thể xin được visa. Tôi khẳng định những lời nói trên là những dẫn dụ và không đúng sự thực”, đại sứ Umeda Kunio nói.

Theo đại sứ Umeda Kunio, từ những dẫn dụ trên, các công ty môi giới yêu cầu các du học sinh, thực tập sinh trả phí môi giới với nhiều lý do khác nhau, dẫn tới việc họ mang một gánh nợ trước khi đến Nhật Bản. Có nhiều người phải vay tiền của người thân hoặc các công ty tài chính. “Khi đó, công ty môi giới sẽ lôi kéo các bạn trẻ vào các tổ chức chuyên đi ăn cắp", ông Umeda Kunio khuyến cáo.

Cũng theo ông Umeda Kunio, điều vô cùng đáng tiếc là trong vòng 3-4 năm gần đây, Việt Nam đứng đầu trong số vụ tội phạm người nước ngoài, với hơn 90% là tội trộm cắp, và số thực tập sinh kỹ năng người nước ngoài bỏ trốn tại Nhật Bản.

Về điều kiện để người Việt làm việc tại Nhật Bản, ông Momoi, Bí thư phụ trách của Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội cho biết có 3 loại. Đó là người đến Nhật Bản để thực tập kỹ năng (vừa làm việc cho doanh nghiệp vừa tiếp thu kỹ năng, ở tối đa 5 năm), những người được doanh nghiệp Nhật tuyển dụng, tốt nghiệp đại học và 3 năm kinh nghiệm và người có kỹ năng đặc biệt (đã hoàn thành ba năm thực tập kỹ năng).

Báo Phụ Nữ VN cũng ghi nhận:

“Ông Momoi lưu ý người Việt cần có Giấy chứng nhận tư cách lưu trú do công ty hoặc trường của Nhật Bản làm thủ tục trước. Đó là cơ sở để xin visa trên 90 ngày. Vì thế việc các công ty tuyên bố visa dưới 90 ngày (visa du lịch) có thể dùng để làm việc tại Nhật Bản là lừa đảo. Những người thực tập kỹ năng tại Nhật Bản chỉ phải trả phí phái cử dưới 3.600 USD với hợp đồng ba năm, phí đào tạo trước khi xuất cảnh là 5.900.000 đồng. Ông Momoi khuyến cáo tất cả cần lấy phiếu thu khi nộp các khoản phí và liên hệ trực tiếp với cơ quan phái cử, không qua môi giới.”

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019

Mỹ phòng thủ tên lửa - 'vụ lừa đảo' xuyên thế kỷ trị giá 330 tỷ USD?

Mỹ đã chi hơn 330 tỷ USD cho phòng thủ tên lửa từ năm 1983 đến nay và đạt được hiệu quả rất hạn chế. Dù vậy, Washington vẫn muốn đổ thêm tiền để mở rộng quy mô ra toàn cầu.
Lầu Năm Góc dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố Đánh giá Phòng thủ tên lửa mới. Trong đó, Tổng thống Trump muốn mở rộng mạng lưới phòng thủ tên lửa ra toàn cầu, bằng cách triển khai hệ thống cảm biến trong không gian, nhằm tăng cường khả năng phát hiện, theo dõi và đánh chặn tên lửa đạn đạo của đối phương.
Các quan chức Nhà Trắng và Lầu Năm Góc tiếp tục ca ngợi không gian là chìa khóa tiếp theo cho phòng thủ tên lửa. Đánh giá Phòng thủ tên lửa mới được xem là sự trở lại của Sáng kiến Chiến tranh giữa các vì sao do cựu Tổng thống Ronald Reagan đề xuất vào những năm 1980.

Những mối đe dọa bị thổi phồng

Joe Cirincione, Chủ tịch Quỹ Plowshares, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào các sáng kiến ngăn chặn sự phổ biến của vũ khí hạt nhân, cho rằng phòng thủ tên lửa là "vụ lừa đảo kéo dài nhất trong lịch sử Lầu Năm Góc" và Đánh giá Phòng thủ tên lửa mới tiếp tục truyền thống thêu dệt những mối đe dọa phi thực tế, tạp chí National Interest cho biết.
Nó làm cho công chúng, các nhà lập pháp sợ hãi với những cảnh báo về hơn 20 quốc gia có công nghệ tên lửa. Song thực tế chỉ có 3 quốc gia khiến Mỹ phải lo lắng là NgaTrung Quốc và Triều Tiên. Phòng thủ tên lửa hứa hẹn cung cấp chiếc khiên bảo vệ gần như hoàn hảo, nhưng thực tế rất ít các chương trình cụ thể có tính khả thi cao.
My phong thu ten lua - 'vu lua dao' xuyen the ky tri gia 330 ty USD? hinh anh 1
THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả nhất trong các lá chắn tên lửa của Mỹ, nhưng chỉ tập trung cho tên lửa tầm ngắn. Ảnh: MDA.
Tồi tệ hơn, những lời hoa mỹ thổi phồng về các mối đe dọa lại làm phức tạp thêm vấn đề mà phòng thủ tên lửa sẽ giải quyết, đó là cuộc chạy đua vũ trang mới không được kiểm soát.
“Tôi có một số văn bản từ các quan chức Lầu Năm Góc gửi cho Quốc hội, những người đã tuyên bố một cách long trọng vào những năm 1980, hứa hẹn về những công nghệ mới có hiệu quả và chi phí thấp sẽ sớm giúp Mỹ chấm dứt mọi vụ phóng tên lửa từ kẻ thù, bất kể chủng loại tên lửa và vị trí địa lý của cuộc tấn công”, ông Cirincione nói.
Một số nhà phân tích, quan chức từ lâu đã nhìn thấy sự hạn chế của phòng thủ tên lửa. Nó đã được chứng minh là không hiệu quả. Thay vào đó, phòng thủ tên lửa để lại di sản về các mối đe dọa bị thổi phồng, những lời hứa cao cả và kế hoạch hoành tráng, theo sau là việc triển khai các hệ thống phòng thủ hạn chế và thiếu sót.

Lý thuyết khác xa thực tế

Tổng thống Ronald Reagan là người khởi xướng phòng thủ tên lửa với bản kế hoạch Sáng kiến chiến tranh giữa các vì sao, được công bố vào ngày 23/3/1983. 10 năm sau khi bản kế hoạch được công bố với hàng chục tỷ USD được chi cho vũ khí năng lượng định hướng, vũ khí chùm hạt triển khai trong không gian, cuối cùng Lầu Năm Góc buộc phải kết luận, những khái niệm trên vẫn quá xa so với thực tế.
Kế hoạch phòng thủ tên lửa hoành tráng cuối cùng tập trung vào các tên lửa đánh chặn phóng từ mặt đất, có thể đánh chặn một hoặc hai tên lửa tầm xa. Kể từ đó, Mỹ tập trung vào phòng thủ chống lại các mối đe dọa từ tên lửa tầm ngắn và tầm trung có tầm bắn dưới 3.000 km.
Các hệ thống như THAAD, Aegis BMD cho kết quả khá tốt trong các thử nghiệm. Tuy nhiên kế hoạch mở rộng Aegis BMD thành hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) không được các chuyên gia đánh giá cao.
My phong thu ten lua - 'vu lua dao' xuyen the ky tri gia 330 ty USD? hinh anh 2
GMD là hệ thống bị chỉ trích nhiều nhất vì tỷ lệ thành công trong các thử nghiệm rất thấp. Ảnh: MDA.
Hệ thống được kỳ vọng và tốn kém nhất lại cho kết quả thất vọng nhất. Hệ thống phòng thủ tên lửa dựa trên mặt đất (GMD) được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa lại cho kết quả rất tệ trong các thử nghiệm. Trong 19 lần thử nghiệm từ năm 1999-2017, có đến 9 lần thất bại. Đặc biệt các thử nghiệm từ năm 2010-2013 đều không thành công.
Theo một điều tra của Los Angeles Times, 30 trong số 40 tên lửa đánh chặn được triển khai đến các căn cứ bị lỗi bảng mạch có thể khiến tên lửa trượt mục tiêu. Một chi tiết được các chuyên gia nhấn mạnh nhiều lần là thử nghiệm diễn ra trong điều kiện quá lý tưởng. Không có thử nghiệm nào được thực hiện với mồi nhử để kiểm tra khả năng của tên lửa trong việc phân biệt đầu đạn và mồi bẫy khi nó tách khỏi thân tên lửa.
“Những thành công khiêm tốn này cho thấy sự thất bại từ phía những người phác thảo bản Đánh giá phòng thủ tên lửa. Những người luôn nói về một cái gì đó tham vọng hơn, nhưng họ thiếu các chương trình thực tế và họ cố bù đắp bằng các mục tiêu mới”, ông Cirincione nói.
My phong thu ten lua - 'vu lua dao' xuyen the ky tri gia 330 ty USD? hinh anh 3
Hệ thống Aegis BMD của Hải quân Mỹ phóng tên lửa đánh chặn trong một thử nghiệm. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Vị chuyên gia từng là thành viên Ủy ban Cố vấn An ninh Quốc tế, Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng khi mục tiêu cũ chưa hoàn thành được, bản Đánh giá phòng thủ tên lửa mới lại mở ra cánh cửa cho những mục tiêu mới còn viễn vong hơn.
Nói về bản Đánh giá phòng thủ tên lửa mới, Tổng thống Trump tuyên bố: “Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản, phát hiện và tiêu diệt bất kỳ tên lửa nào được phóng lên chống lại nước Mỹ ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lúc nào”.
Ông Cirincione cho rằng những gì Tổng thống Trump nói rất đơn giản nhưng giữa nói và làm rất khác xa nhau, thậm chí là phi thực tế. Đến nay, Mỹ đã chi 330 tỷ USD cho phòng thủ tên lửa kể từ năm 1983, những gì mà lá chắn trị giá hàng trăm tỷ USD này có thể làm được là cố gắng chống lại mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Nó cũng có thể bắn trúng một vài ICBM nếu đối phương hợp tác không triển khai các biện pháp đối phó đi cùng.
Kế hoạch mở rộng lá chắn tên lửa ra quy mô toàn cầu gần như là điều không thể thực hiện được, ít nhất là về mặt chi phí. Theo một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Quốc gia công bố vào năm 2012, nếu muốn xây dựng hệ thống phòng thủ trên không gian để chống lại tên lửa đạn đạo phóng từ Triều Tiên, cần tới 650 vệ tinh với chi phí khoảng 300 tỷ USD.
Một nghiên cứu khác của Hiệp hội Vật lý Mỹ vào năm 2003, một lá chắn không gian toàn cầu cần ít nhất 1.600 vệ tinh được vũ khí hóa để có thể phóng tên lửa đánh chặn từ bất kỳ vị trí nào. Chi phí cho hệ thống này có thể lên đến hàng nghìn tỷ USD.
Quỹ Plowshares cũng có một nghiên cứu cho thấy ngay cả khi hệ thống toàn cầu như vậy được xây dựng, đối phương có thể dễ dàng áp đảo nó bằng cách phóng hàng loạt tên lửa rẻ tiền cùng lúc.
Ngoài ra, kế hoạch xây dựng lá chắn tên lửa toàn cầu sẽ kích động cuộc chạy đua vũ trang không thể kiểm soát được. Ông Cirincione kết luận hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ không giúp cho nước Mỹ và người dân an toàn hơn, mà chính nó lại tạo ra nhiều mối đe dọa hơn cho nước Mỹ.

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

Bệnh nhân hôn mê sâu bất ngờ sinh con vì bị cưỡng bức nhiều lần

Tổng giám đốc điều hành (CEO) của hệ thống y tế Hacienda HealthCare đã từ chức vài ngày sau khi một nữ bệnh nhân đang được chăm sóc tại một cơ sở ở Arizona, Mỹ, chuyển dạ trong tình trạng hôn mê sâu.
Bên ngoài cơ sở Hacienda HealthCare ở Phoenix /// Chụp màn hình Fox
Bên ngoài cơ sở Hacienda HealthCare ở Phoenix
CHỤP MÀN HÌNH FOX
Tin tức về quyết định từ chức của CEO Bill Timmons đã được công bố sau khi báo chí địa phương đưa tin bệnh nhân nói trên bị cưỡng hiếp nhiều lần trong quá khứ, theo AzFamily.com hôm 8.1.
Với sự hỗ trợ của y bác sĩ, người mẹ dù không tỉnh lại nhưng vẫn sinh hạ một bé trai khỏe mạnh hôm 29.12.2018.
Bệnh nhân đã trải qua 14 năm sống đời thực vật tại cơ sở y tế Hacienda HealthCare ở thành phố Phoenix, bang Arizona, sau sự cố đuối nước khiến não chết một phần.
Một cựu quản lý của Hacienda HealthCare sau hơn 10 năm làm việc cho hay tình trạng lạm dụng bệnh nhân từng diễn ra trong hệ thống cơ sở chăm sóc sức khỏe của công ty này, nhưng CEO Timmons đã che đậy toàn bộ.

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

Mỹ mất Trung Đông đau xót như thế nào?

Tại Iraq
Với “cái lọ bột màu trắng”, George W. Bush đã phát động Chiến dịch Tự do Iraq để tước mạng sống của Tổng thống Iraq Saddam Hussein bằng cáo buộc WMD mà ông không có, để “biến Iraq thành một nền dân chủ và pháo đài phương Tây trong thế giới Ả Rập và Hồi giáo”...
Mười lăm năm sau, người Iraq đang tranh luận về việc trục xuất người Mỹ ra khỏi đất nước.
Muqtada al-Sadr, giáo sĩ mang dòng máu Mỹ đang dẫn đầu cáo buộc để khởi động chiến lược trục xuất này. Ông đứng đầu đảng với số lượng thành viên lớn nhất trong quốc hội.
Sau khi Trump bay tới Iraq vào dịp Giáng sinh nhưng không thèm gặp tổng thống nước này, Quốc hội Iraq, gọi đây là sự coi thường của Hoa Kỳ đối với chủ quyền của các quốc gia khác và một sự xúc phạm quốc gia, đang bắt đầu tranh luận về việc có nên trục xuất 5.000 lính Mỹ vẫn còn ở nước họ hay không.
Ai cũng biết kẻ thù mà Mỹ ghét cay ghét đắng tại Trung Đông là Iran và chính quyền Iraq của Tổng thống Saddam Hussein vốn cũng thù địch sâu sắc với Tehran, nhưng điều thú vị địa chính trị đã xảy ra khi Mỹ lật đổ Saddam Hussein thì chính quyền mới Iraq lại rất thân thiện, đoàn kết với Iran…
Vậy, sau 15 năm can thiệp vào Iraq thì Mỹ được cái gì hay chỉ bị đuổi đi và trao Iraq vào tay kẻ thù Iran? Vẫn biết lúc đó là Mỹ bảo vệ “hệ thống Petrodolar”, nhưng, trong tình hình, bối cảnh hiện nay khi Nga đang nổi lên, Arabia Saudi đang “bất kham” với Mỹ thì nó đã trở thành vô nghĩa.
Tại Libya
Năm 2011, Mỹ đã tấn công lực lượng của nhà độc tài Moammar Gadhafi và giúp thực hiện hành vi lật đổ của ông, dẫn đến số mạng của ông cũng như ngài Sadđam Hussein.
Cuộc xung đột Libya đã khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng. Sản lượng của ngành công nghiệp dầu mỏ quan trọng của Libya đã sụp đổ đến một phần nhỏ của nó. Libya đã trở thành một “nhà nước thất bại”…
Năm 2016, chính ngài David Cameron đã công nhận sai lầm khi tấn công Libya và Obama nói rằng việc không chuẩn bị cho Libya thời hậu Gadhafi có lẽ là sai lầm tồi tệ nhất của người Mỹ trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Giờ đây, có vẻ như các phe phái Libya đang hướng về Nga và “gấu Nga đã thò cả 4 chân vào Libya” chứ không phải chỉ một chân như ngài cựu Bộ trưởng quốc phòng Anh lo lắng kêu lên như vậy.
Tại Yemen
Trong ba năm, Mỹ đã hỗ trợ máy bay, đạn dược dẫn đường chính xác, thông tin, tiếp nhiên liệu và nhắm mục tiêu trên không…cho một cuộc chiến của Arbia Saudi với phiến quân Houthi.
Kết quả không thể thắng nhưng đã tạo ra một trong những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thế kỷ 21.
Thái tử Mohammed bin Salman, kiến ​​trúc sư của nó, trong vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi tại lãnh sự quán ở Istanbul đã bị Quốc hội Mỹ lên án vì đồng lõa và đang soạn thảo kế hoạch để cắt đứt sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho cuộc chiến này cùng với việc tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn cuộc chiến tại Yemen.