Hội Cựu Hải Quân VN Vùng Ontario

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Nhật Ký Biển Đông: Hòa Bình Cho Syria - Thực Tiễn hay Ươc Mơ?


Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Mười Hai ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:
Tình hình thế giới:
            -Reuters (Doha) ngày 16/12/2015: “Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Qatar cho biết Thổ sẽ thiết lập một căn cứ quân sự tại Qatar theo một thỏa thuận nhằm giúp họ chống lại ‘những kẻ thù chung’. 3000 lính Thổ sẽ đóng ở đây. Câu hỏi đặt ra là “những kẻ thù chung” đó là ai? Ba Tư hay còn ai nữa? Coi chừng lợi dụng vị trí trong NATO và được Mỹ cưng chiều, Thổ có thể biến thành một cường quốc khu vực với nhiều tham vọng chứ không phải là một thành viên “nhũn nhặn” trong NATO đâu.
The World Post ngày 18/12/2015 trong bài viết “Tống Tân Đế Quốc Ottaman ra khỏi NATO: Thổ là đồng minh nguy hiểm khi bắn rơi máy bay Nga” (Dump New Ottomans from NATO: Shoot Down of Russian Plane Shows Turkey to be Dangerous Ally) đã có đoạn, “Hành động thiếu suy nghĩ của Thổ khi bắn rơi máy bay Nga không gây ra Đệ III Thế Chiến nhưng cho thấy lập trường của Ankara như thế nào. Thổ về phe IS và chống lại Tây Phương. Lý do để Thổ ở trong NATO và được sự bảo đảm về an ninh của Mỹ đã qua. Hành động thiếu trách nhiệm củaThổ khiến Thổ không thể là đồng minh của Hoa Kỳ.” (Turkey's rash decision to shoot down a Russian plane for violating its airspace hasn't triggered World War III. But Ankara demonstrated where it stands. With the Islamic State and against the West. The justification for Turkey's membership in NATO and America's defense guarantee for Ankara long ago passed. Turkey's irresponsible action proves that it is no U.S. ally.)
Ngoài ra, liên minh Ả Rập gồm 34 quốc gia theo hệ phái Sunni mới thành lập do Mỹ “bật đèn xanh” , nói là chống khủng bố, coi chừng có thể biến thành một liên minh Ả Rập toàn cầu chống Tây Phương…lúc đó sẽ là thảm họa cho Mỹ và Âu Châu. Coi chừng “Phù thủy lụy âm binh” (*) hay “Mưu cao thì họa càng cao” đó nghe. Hiện đã có một số quốc gia lo ngại và bàn tán về liên minh này.
-Sputnik News ngày 17/12/2015: “Washington thừa nhận rằng can thiệp vào Libya nhưng không thành lập được chính phủ hợp pháp trong cả nước sau khi lật đổ Muammar Gaddafi là sai lầm. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố điều đó khi trả lời phỏng vấn nhà báo Sergey Brilev, BTV chương trình “Thời sự thứ Bảy”.
-AFP (Moscow) ngày 17/12/2015: “Tổng Thống Putin mô tả ứng cử viên tổng thống Donald Trump như là “một người tài năng, xuất chúng và hoan nghênh lập trường của ông đối với Nga. Còn giá trị như thế nào thì còn tùy cử tri Mỹ”. Trong khi đó Tướng Anh David Cameron lại coi những lời tuyên bố của Ô. Trump là chia rẽ, ngu xuẩn và sai lầm.”
Theo tôi, lời tuyên bố của Ô. Cameron mới là sai lầm. Mình là lãnh đạo một đất nước không nên can dự vào chuyện nội bộ của nước khác, nhất là Hoa Kỳ đang là “xếp” của mình. Về mặt thực tiễn ngoại giao, sau cuộc bầu cử, mọi quốc gia trên thế giới sẽ phải làm việc với ông tổng thống Mỹ mới - dù tốt hay xấu, dù thích hay không thích. Nếu  Ô. Trump đắc cử tổng thống thì sao? Chắc chắn Ô. Cameron phải từ chức hoặc Đảng Bảo Thủ Anh sẽ phải truất phế ông đề bầu một thủ tướng mới…thì lúc đó mới có thể nói chuyện với Tổng Thống Donald Trump. Theo dõi hành động của Ô. Cameron từ lúc ông làm thủ tướng tới giờ, tôi nhận thấy Ô. Cameron chẳng khác nào  “ngựa non háu đá”. Tôi còn nhớ sau vụ Charlie Hebdo, Giáo Hoàng Francis nói rằng tự do ngôn luận phải có giới hạn thì ông đốp chát và phê phán lại ngay. Theo tôi, mình là nguyên thủ của một quốc gia không nên làm thế. Chuyện này nên để báo chí và các nhà bình luận làm. Ông “kê tủ đứng” vào miệng giáo hoàng như vậy thì làm sao có thể hợp tác với Vatican trong những vấn đề quốc tế sau này?
 Nước Anh bây giờ chẳng là gì cả trên chính trường quốc tế mà chỉ “dựa hơi” Mỹ, nay lại khúm núm với Trung Quốc chứ không còn là đế quốc khổng lồ như xưa. Không có gì nịnh bợ và lố bịch cho bằng khi Ô. Cameron nói rằng ông và ông Obama coi nhau thân thiết như anh em. Mình là lãnh đạo một đất nước, dù là nước yếu, nhưng không thể là “anh em” với ai cả. Nếu có thân thiết thì chỉ là đồng minh chứ không thể là anh em. Nếu là “anh em” thì ai là anh, ai là em? Chắc chắn Ô. Obama phải là anh rồi. Vậy ông Cameron là em sao? Thật đáng buốn cho nước Anh có một thủ tướng như Ô. Cameron.
-BBC News ngày 17/12/2015: “Tối thiểu 5,870 người đã chết kể từ Tháng Ba khi liên minh do Saudi Arabia chỉ huy tiến hành cuộc chiến để khôi phục chính quyền Yemen hầu tiêu diệt nhóm nổi dậy Houthis và đồng minh. Theo ước lượng của Liên Hiệp Quốc, 60% dân sự thương vong từ khi khởi đầu cuộc chiến là do các cuộc không kích của liên minh này.”
-AP (Moscow) ngày 17/12/2015: “Nga sẵn sàng cải thiện bang giao với Hoa Kỳ và làm việc với bất cứ tân tổng thống sắp tới. Tổng Thống Putin nói rằng cuộc nói chuyện với Ngoại Trường John Kerry mới đây cho thấy Hoa Thỉnh Đốn sẵn sàng tiến tới để giải quyết những vấn đề cần phải thông qua nỗ lực chung.”
Theo tôi, nếu Ô. Trump đắc cử, chính sách của Hoa Kỳ đối với Nga sẽ thay đổi. Còn nếu Bà Hillary Clinton đắc cử thì chinh sách đó vẫn giữ nguyên. Trong suốt thời gian làm bộ trưởng ngoại giao, Bà Clinton chủ trương kiềm chế Nga, hòa dịu với Trung Quốc và thậm chí muốn lật đổ Ô. Putin. Bà Clinton không phải là người sâu sắc về chính sách đối ngoại, hành động theo cảm tính thương-ghét nhiều hơn và thường có những phát ngôn gây tranh cãi. Hiện bà đang bị các ứng viên Đảng Cộng Hoa công kích vì bà tuyên bố, “Ông ta đang trở thành người tuyển mộ tốt nhất cho ISIS. Họ đang trưng cho mọi người thấy những đoạn băng mà Donald Trump nhục mạ Hồi Giáo và người Hồi Giáo để tuyển mộ thêm quân cho thánh chiến cực đoan.” (He is becoming ISIS’ best recruiter,” Clinton said. “They are going to people showing videos of Donald Trump insulting Islam and Muslims in order to recruit more radical jihadists.) Tôi đồng ý rằng những lời tuyên bố và đề nghị của Ô. Trump là cực đoan có thể gây chia rẽ tôn giáo tại Hoa Kỳ và bất bình cho các nước Hồi Giáo ôn hòa khác trên thế giới. Nhưng nếu bảo Ô. Trump trở thành người tuyển mộ cho ISIS là chụp mũ và vu khống vì hiện giờ chưa thấy một đoạn băng nào như vậy từ ISIS.
-Bloomberg News ngày 17/12/2015: “Công Ty Hàng Không China Shouthern Airlines chuyên chở hành khách lớn nhất đã đặt hàng 110 máy bay dân sự trị giá khoảng 10 tỉ đô-la với hãng Boeing làm tăng thêm số lượng máy bay đã có sẵn khiến công ty trở thành thị trường chuyên chở hành khách lớn nhất thế giới trong 20 năm tới.”
-YahooNews ngày 18/12/2015: Trong một cuộc phỏng vấn mới đây Ô. Chuck Hagel- cựu bộ trưởng quốc phòng cho biết một số người trong Tòa Bạch Ốc muốn hủy diệt “destroy” ông. Dù không chỉ đích danh nhưng mọi người biết ông muốn ám chỉ Bà Susan Rice- cố vấn an ninh củaTổng Thống Obama. “
Đọc thêm »
0 comments

Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Chủ nghĩa khủng bố thực ra đã có từ thời cổ đại. Chủ nghĩa khủng bố với nghĩa hiện đại phát triển mạnh từ cuối thế kỷ 20.
Sang thế kỷ 21, có 2 dấu mốc lớn của chủ nghĩa khủng bố quốc tế là sự kiện 11/9/2001 và sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS vào tháng 6/2014. Loạt tấn công khủng bố 11/9 là đòn đánh chính diện vào siêu cường Mỹ ngay trên đất Mỹ, còn sự xuất hiện của vương quốc “caliphate” IS vào giữa năm 2014 là thách thức lớn đối với toàn nhân loại và trật tự thế giới.
vi sao khung bo hoi giao cuc doan lai tan doc, kho tri, va dai dang? hinh 0
Theo một số nguồn tin, IS âm mưu bành trướng lãnh thổ ra bán đảo Arabia, Bắc Phi, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ... (vùng nhuộm đen) vào năm 2019. Ảnh: Wordpress.
Nói đến chủ nghĩa khủng bố hiện nay là chủ yếu nói đến chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo hay chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan bạo lực.
Hành vi khủng bố Hồi giáo có thể được thực hiện bởi các cá nhân đơn độc hoặc các tổ chức chặt chẽ tồn tại ở nhiều nơi, từ Trung Đông, châu Phi, Trung Á, Kavkaz, Nam Á, đến Đông Nam Á. Nhưng xét trong các năm gần đây nói chung và năm 2015 nói riêng thì có thể thấy, xu hướng khủng bố Hồi giáo vẫn mạnh nhất ở Trung Đông (theo nghĩa hẹp, không bao gồm Bắc Phi), đặc biệt là khu vực Iraq, Syria, và bán đảo Arabia.
Hai mạng lưới khủng bố quốc tế mạnh nhất hiện nay là al-Qaeda và IS. Nhiều lực lượng nhỏ hơn liên kết với hai nhóm chính này. Trong năm 2015, nhóm Hồi giáo Boko Haram đưa ra lời thề trung thành với IS và đã được thủ lĩnh IS chấp nhận.
IS tiếp tục mở rộng chân rết ở nước ngoài và nhận trách nhiệm về nhiều vụ tấn công khủng bố ở Sinai (Ai Cập), Lebanon, Afghanistan…
Một số lực lượng khủng bố Hồi giáo như phiến quân Boko Haram ở Nigeria tỏ ra tàn ác không kém lực lượng IS.
vi sao khung bo hoi giao cuc doan lai tan doc, kho tri, va dai dang? hinh 1

Bóng ma “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tiếp tục ám ảnh thế giới 2015

VOV.VN - Lực lượng Hồi giáo cực đoan IS không phải là “ngáo ộp” mà là hiện thực sống động, đe dọa an ninh toàn cầu và các quyền con người.
Đầu năm 2015, thế giới và nước Pháp rúng động với vụ tấn công của khủng bố Hồi giáo nhằm vào tạp chí châm biếm Charlie Hebdo.
Giữa năm 2015, bầu không khí Trung Đông lại u ám thêm
Đọc thêm »
0 comments

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Tình báo Mỹ không thể dự doán nổi sự “trỗi dậy” bất ngờ của Nga


Thứ 2, 11:50, 28/12/2015
VOV.VN- 15 năm trước, tình báo Mỹ đã đưa ra những dự đoán ảm đạm về nước Nga đến năm 2015, tuy nhiên, hiện tại cho thấy dự đoán của họ là hoàn toàn sai lầm.
“Nga sẽ suy yếu nhanh chóng”
Theo Sputnik News, bản báo cáo về Xu hướng Toàn cầu 2015 của Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ (NIC) 15 năm trước đã dự đoán về một loạt những thách thức cũng như thay đổi quan trọng về mặt địa chính trị và khoa học trên toàn thế giới.
tinh bao my khong the du doan noi su "troi day" bat ngo cua nga hinh 0
Điện Kremlin của Nga. Ảnh Sputnik News
Báo cáo này đã dự đoán đúng về cuộc cách mạng internet, sự gia tăng tiêu dùng các sản phẩm biến đổi gen, sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố và cả cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu.
Tuy nhiên, cộng đồng tình báo Mỹ đã không thể dự đoán được sự trỗi dậy nhanh chóng của Nga và bước chuyển mình của nước này để trở thành nhân tố có sức ảnh hưởng lớn về địa chính trị toàn cầu trong vào năm 2015.
Báo cáo của NIC dự đoán: “Từ nay (2000) đến năm 2015, Moscow sẽ phải chịu nhiều thách thức hơn so với hiện nay và phải chấp nhận rằng vai trò tiên phong của họ sẽ bị giảm sút rất nhanh chóng. Một điều dễ nhận thấy là nội bộ của Nga vẫn suy yếu và điều này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến ghế ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.
Không những thế, tương lai của Nga và các nước cộng hòa Liên Xô cũ cũng bị NIC dự đoán là rất ảm đạm. Theo đó, vai trò trung tâm của Nga sẽ tiếp tục suy giảm và đến năm 2015 cụm từ “Eurasia” (Chỉ khu vực Á- Âu thuộc quyền kiểm soát của Nga và các nước cộng hòa Liên Xô cũ) sẽ chỉ còn là “một thuật ngữ mang tính địa chính trị chứ không còn sự gắn kết về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa”.
Tác giả của báo cáo này tin rằng việc có thể quản lý hiệu quả một quốc gia quá rộng lớn và đa dạng như Nga là gần như không thể và thậm chí còn không loại trừ khả năng Nga tiếp tục bị chia năm xẻ bảy vào năm 2015.
Vì sao CIA lại dự đoán quá sai lầm như vậy?
Rõ ràng, bức tranh mà giới tình báo Mỹ vẽ ra đối với nước Nga không hề đúng trên thực tế. Vậy điều gì đã khiến họ sai lầm nghiêm trọng như vậy?
“Những dự đoán trên được đưa ra vào năm 2000 khi Nga vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau khi Liên bang Xô viết tan rã. Trên thực tế, tại thời điểm đó, có vẻ như không có một triển vọng tươi sáng nào cho nước Nga”, ông Nikolai Shlyamin, nhà phân tích chính trị của Nga chia sẻ.
tinh bao my khong the du doan noi su "troi day" bat ngo cua nga hinh 1
Người dân Crimea hân hoan khi được sáp nhập trở lại Nga- điều mà giới tình báo Mỹ có "nằm mơ" cũng không dám nghĩ tới. Ảnh RT
Theo ông Shlyamin, đây không phải là lần đầu tiên những dự đoán của phương Tây về một tương lai ảm đạm đối với nước Nga không trở thành hiện thực.
Theo ông Shlyamin, rất khó để đưa ra dự đoán về chính trị và kinh tế của Nga bởi trên đất nước này, mọi thứ thay đổi rất nhanh và nhiều khi đi ngược lại cả những logic thông thường và những quy luật của lịch sử.
Khác với mong đợi của NIC, Nga không chỉ hồi phục sau những biến cố chính trị vào những năm 90 của thế kỷ trước mà còn giành lại vị thế là một cường quốc trong khu vực và là một nhân tố có ảnh hưởng trên toàn cầu. Ngay cả trong mơ, cộng đồng tình báo Mỹ cũng không thể tưởng tượng được rằng Nga có thể sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Ngoài ra, CIA và nhiều cơ quan tình báo khác cũng đã không thể dự đoán được rằng Điện Kremlin có thể giành ưu thế trước Washington trong cuộc nội chiến tại Ukraine và duy trì được hiện trạng ban đầu cũng như đối phó được với âm mưu của NATO trong việc lôi kéo Nga vào những cuộc đối đầu quân sự khiến Nga “hao tâm tổn lực”.
Đọc thêm »
0 comments

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

S-400 cháy hàng, Mỹ "lạnh sống lưng"

14:41, Thứ Ba, 22/12/2015 (GMT+7)
(VnMedia) - Washington đang "cực kỳ lo ngại” khi ngày càng có nhiều nước quan tâm và khát khao có được những hệ thống tên lửa phòng không tinh vi S-400 của Nga. Nhà phân tích Marco Maier đã nhận định như vậy trong bài báo viết cho tạp chí Contra Magazin.
Hệ thống tên lửa phòng không tinh vi S-400
Hệ thống tên lửa phòng không tinh vi S-400
Tên lửa S-400 vốn là một trong những vũ khí thiện chiến nhất, một “bảo bối” trong kho vũ khí của Nga. Trước đây, giới chức Moscow luôn bác bỏ khả năng xuất khẩu thứ vũ khí quý giá này của họ ra nước ngoài. Tuy nhiên, cách đây không lâu, Nga khiến nhiều người bất ngờ và choáng váng khi thông báo quyết định bán S-400 cho Trung Quốc.
Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới được mua tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga. Moscow và Bắc Kinh được cho là đã ký hợp đồng trị giá 3 tỉ USD hồi năm ngoái và theo đó Trung Quốc có thể nhận được lô hàng S-400 đầu tiên sớm nhất vào năm 2016.
Ấn Độ - nước láng giềng và cũng là kỳ phùng địch thủ của Trung Quốc – từ lâu đã khao khát bổ sung vào kho vũ khí khổng lồ của họ những hệ thống tên lửa phòng không “di động và cực kỳ hiệu quả” như S-400, ông Marco Maier cho biết. Thông tin gần đây rộ lên cho biết, Nga và Ấn Độ trong tương lai gần sẽ ký một thoả thuận, ước tính trị giá lên tới 6 tỉ USD. Theo đó, Ấn Độ dự kiến sẽ mua 5 đơn vị trung đoàn tên lửa S-400 của Nga.
​"Washington không vui trước thực tế trên bởi S-400 có thể gây ra những tổn thất rất lớn cho lực lượng không quân của Mỹ và các đồng minh”, ông Maier phân tích.
Nếu ngày càng có nhiều nước đưa hệ thống tên lửa tối tân S-400 vào phục vụ trong lực lượng của mình thì Mỹ và các đối tác sẽ không thể tấn công vào những khu vực được bảo vệ bởi S-400 bằng những chiến đấu cơ thông thường, máy bay không người lái hay tên lửa, nhà phân tích Maier cho biết thêm.
"Nếu Iran hay Ấn Độ mua S-400, họ có thể bảo vệ không phận bao trùm cả Pakistan và Afghanistan. Đây là ác mộng đối với Lầu Năm Góc”, ông Maier kết luận.
Chia sẻ quan điểm với nhà phân tích Maier, ông Dave Majumdar – biên tập viên mảng quốc phòng của tạp chí Lợi ích Quốc gia (National Interest) cũng cho rằng, Mỹ không vui trước thực tế, S-300 và S-400 của Nga đang được đưa đi khắp toàn cầu.
Tình trạng phổ biến các hệ thống tên lửa phòng không thiện chiến hàng đầu như S-300 và S-400 có thể đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với Lực lượng Không quân của Mỹ và các đồng minh.
Theo ông Majumdar, “cả hệ thống vũ khí S-300 và S-400 đều có tính cơ động cao, có thể bảo vệ những khu vực rộng lớn. Là một vũ khí có hiệu quả cao, những tên lửa S-400 và S-300 có thể khiến cho lực lượng máy bay chiến đấu thông thường không tàng hình không thể xâm nhập vào toàn bộ một khu vực”.
“Vấn đề này sẽ ngày càng tồi tệ theo thời gian” khi các nước như Iran sẽ có trong tay các loại vũ khí như thế, ông Majumdar cho hay đồng thời thêm rằng nước cộng hoà Hồi giáo đã bắt đầu nhận được “một phiên bản của S-300"
S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng. Ngoài ra, S-400 cũng nổi trội ở khả năng cơ động. Đây là một hệ thống phòng không toàn diện có thể được thiết lập ngay trên mặt đất, ở bất cứ đâu chỉ trong vòng vài phút. Chính vì tính hiệu quả của S-400 nên Nga đã cho triển khai các hệ thống tên lửa phòng không này ở Moscow để bảo vệ thủ đô.
Nhiều nước rất muốn sở hữu S-400 của Nga. Hiện giá mỗi tổ hợp tên lửa phòng không tối tân này là khoảng 500 triệu USD. Ngoài Trung Quốc và Ấn Độ, một loạt các nước khác đều khát khao có được S-400, trong đó có một cái tên nổi bật là Ả-rập Xê-út.
Trong khi đó, dù là phiên bản trước của S-400, S-300 cũng được đánh giá là hệ thống tên lửa di động vô cùng tinh vi, có khả năng phá hủy tên lửa hành trình và chiến đấu cơ của đối phương. Được xem là một trong những tên lửa quý giá nhất của Nga, S-300, hay SA-20 Gargoyles theo cách gọi của NATO, có thể bắn hạ máy bay và tên lửa đạn đạo ở tầm xa 150km và ở độ cao lên tới 27km.
Đọc thêm »
0 comments

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Nga không để phương Tây lừa cay đắng như vụ Libya

VnMedia) - "Phương Tây đã lừa chúng tôi. Chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho họ vì đã đơn phương lợi dụng nghị quyết của Liên Hợp Quốc để chiếm đóng Libya. Chúng tôi sẽ không bao giờ để họ tiếp quản Syria”, một quan chức ngoại giao cấp cao của Nga ở thủ đô Damascus mới đây đã tuyên bố như vậy.
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Sự nổi lên mạnh mẽ của Nga và Iran ở Trung Đông
Sau nhiều năm ảnh hưởng bị suy giảm nghiêm trọng, Nga và Iran đang có sự quay trở lại ngoạn mục ở Trung Đông trong năm 2015 khi họ ủng hộ cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Là một đồng minh ủng hộ chính quyền Syria bao nhiêu thập kỷ nay, Moscow hiện tại đang mạo hiểm triển khai Không lực đến quốc gia Trung Đông để hậu thuẫn cho quân đội Tổng thống Assad trong cuộc chiến chống khủng bố cũng như cuộc chiến chống phe nổi dậy.
Đọc thêm »
0 comments

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Thổ chơi dại, kế hoạch Mỹ bị bể mánh

Thổ chơi dại, kế hoạch Mỹ bị bể mánh

Chiến lược “Một Trung Đông Mới” của Hoa Kỳ được Thổng Thống Bush công bố ngày 17.8.2006 để chận đứng sự vùng dậy của khối Hồi Giáo gây thảm họa cho thế giới, trong đó có hai kế hoạch chính: Kế hoạch thứ nhất là thanh toàn các lãnh tụ Hồi Giáo chủ trương tái lâp một đế chế Hồi Giáo như đế chế Ottoman trong lịch sử, đó là Saddam Hussein, Gaddafi, Mubarak và Assad. Kế hoạch thứ hai là phân chia 5 quốc gia Hồi Giáo trong vùng trung tâm thành 14 quốc gia để phân tác sức mạnh của khối Hồi Giáo. Đây là chiến lược đã được chúng tôi đã trình bày nhiều lần và Hoa Kỳ đang áp dụng mọi thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn dã man nhất, để thực hiện cho bằng được. Các diễn biến tại Trung Đông trong những năm gần đây và hiện nay đang nằm trong chiến lược đó. Nếu không đặt các biến cố đang xảy ra ở Trung Đông vào trong bối cảnh đó, chúng ta khó biết được chuyện gì đang xảy ra và nó sẽ đi tới đâu.
Đọc thêm »
0 comments

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Quân đội Syria Tự do” được Mỹ tài trợ đang lục đục nội bộ

Tinh thần chiến đấu của Quân đội Syria Tự do hiện rất thấp do lục đục nội bộ. Nhiều binh lính tố thượng cấp ăn chặn tiền lương của họ.
Lực lượng “Quân đội Syria Tự do” (FSA) – một cột trụ trong chiến lược Syria của Mỹ, hiện đang trong tình trạng rệu rã, khiến các nỗ lực chống IS của phương Tây thêm khó khăn.
"quan doi syria tu do" duoc my tai tro dang luc duc noi bo hinh 0
Một lính FSA đứng trên xác một xe tăng của quân đội chính phủ Syria. Ảnh: AP.
Sau khi nội chiến bùng phát ở Syria, một trong các nỗ lực chiến lược của Lầu Năm Góc là huấn luyện các nhóm phiến quân “ôn hòa”. Sau khi chi khoảng 384 triệu USD, chương trình này kết thúc thất bại. CIA đã không thể tìm ra những ứng viên xứng đáng.
Đọc thêm »
0 comments

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Sếp tình báo thừa nhận Mỹ “quá ngu ngốc” để IS trỗi dậy


Cựu giám đốc Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ (DIA) Michael Flynn thừa nhận chiến tranh Iraq đã mở đường cho tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) trỗi dậy và cho rằng Washington “quá ngu ngốc”.
  

Sếp tình báo thừa nhận Mỹ “quá ngu ngốc” để IS trỗi dậy
Cựu giám đốc Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ (DIA) Michael Flynn - Ảnh: The Daily Beast
Ông Flynn từng phục vụ trong quân đội Mỹ trong hơn 30 năm. Trước khi giữ chức giám đốc DIA, ông là phó giám đốc tình báo quốc gia của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Từ năm 2004-2007, ông là tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Mỹ tại Afghanistan và Iraq. Lực lượng của ông săn lùng trùm khủng bố Al-Qaeda Abu Musab al-Zarqawi thành công vào tháng 6/2006.
Zarqawi là một trong những kẻ đứng trên Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh tối cao của IS hiện nay. Trả lời phỏng vấn Der Spiegel, ông Flynn đã có những thừa nhận rất thẳng thắn về những sai lầm chiến lược của Mỹ dẫn tới sự trỗi dậy của IS ở Syria và Iraq.
Đọc thêm »
0 comments

tong thong nga doc thong diep

Những câu nói "để đời" của ông Putin trong Thông điệp Liên bang
Chia sẻ: 

Hôm nay, 3/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đọc Thông điệp Liên bang lần thứ 12. Dưới đây là tổng hợp những câu nói "đắt nhất" của ông trong 2 Thông điệp trở lại đây.

Những phát biểu đáng chú ý nhất của Tổng thống Putin trong Thông điệp Liên bang 2015 chủ yếu nhắm tới Thổ Nhĩ Kỳ và vụ bắn hạ máy bay Su-24 mới đây: 
Đọc thêm »
0 comments
Bài đăng mới hơn Bài đăng cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Bài đăng (Atom)

Lưu trữ Blog

  • ►  2020 (1)
    • ►  tháng 1 (1)
  • ►  2019 (8)
    • ►  tháng 11 (1)
    • ►  tháng 10 (1)
    • ►  tháng 7 (1)
    • ►  tháng 5 (1)
    • ►  tháng 1 (4)
  • ►  2018 (4)
    • ►  tháng 11 (1)
    • ►  tháng 4 (1)
    • ►  tháng 3 (2)
  • ►  2016 (29)
    • ►  tháng 12 (3)
    • ►  tháng 8 (1)
    • ►  tháng 7 (2)
    • ►  tháng 4 (5)
    • ►  tháng 3 (4)
    • ►  tháng 2 (7)
    • ►  tháng 1 (7)
  • ▼  2015 (33)
    • ▼  tháng 12 (9)
      • Nhật Ký Biển Đông: Hòa Bình Cho Syria - Thực Tiễn ...
      • Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của ...
      • Tình báo Mỹ không thể dự doán nổi sự “trỗi dậy” bấ...
      • S-400 cháy hàng, Mỹ "lạnh sống lưng"
      • Nga không để phương Tây lừa cay đắng như vụ Libya
      • Thổ chơi dại, kế hoạch Mỹ bị bể mánh
      • Quân đội Syria Tự do” được Mỹ tài trợ đang lục đục...
      • Sếp tình báo thừa nhận Mỹ “quá ngu ngốc” để IS trỗ...
      • tong thong nga doc thong diep
    • ►  tháng 11 (7)
    • ►  tháng 10 (14)
    • ►  tháng 5 (1)
    • ►  tháng 1 (2)
  • ►  2014 (24)
    • ►  tháng 12 (5)
    • ►  tháng 11 (2)
    • ►  tháng 10 (8)
    • ►  tháng 9 (2)
    • ►  tháng 8 (1)
    • ►  tháng 6 (2)
    • ►  tháng 5 (1)
    • ►  tháng 2 (1)
    • ►  tháng 1 (2)
  • ►  2013 (17)
    • ►  tháng 10 (1)
    • ►  tháng 8 (2)
    • ►  tháng 7 (1)
    • ►  tháng 5 (1)
    • ►  tháng 4 (3)
    • ►  tháng 3 (3)
    • ►  tháng 1 (6)
  • ►  2012 (16)
    • ►  tháng 12 (3)
    • ►  tháng 10 (2)
    • ►  tháng 9 (2)
    • ►  tháng 6 (3)
    • ►  tháng 4 (4)
    • ►  tháng 1 (2)
  • ►  2011 (17)
    • ►  tháng 12 (2)
    • ►  tháng 11 (5)
    • ►  tháng 10 (1)
    • ►  tháng 9 (3)
    • ►  tháng 7 (1)
    • ►  tháng 6 (1)
    • ►  tháng 5 (1)
    • ►  tháng 4 (1)
    • ►  tháng 3 (1)
    • ►  tháng 1 (1)
  • ►  2010 (14)
    • ►  tháng 12 (1)
    • ►  tháng 11 (4)
    • ►  tháng 10 (2)
    • ►  tháng 6 (1)
    • ►  tháng 3 (3)
    • ►  tháng 1 (3)
  • ►  2009 (7)
    • ►  tháng 12 (1)
    • ►  tháng 11 (6)