Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Hòa Thượng Thích Trí Quang Viên Tịch Tại Huế, Thọ 97 Tuổi

Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, bậc cao tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam thời hiện đại, một trong những nhà lãnh đạo khai sáng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào đầu năm 1964, cũng là nhà phiên dịch và trước tác về Kinh, Luật, Luận và nhiều thể tài Phật Giáo, đã viên tịch tại Chùa Từ Đàm, thành phố Huế, vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 8 tháng 11 năm 2019 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Kỷ Hợi), thọ thế 97 năm, theo Thông Báo của Hòa Thượng Thích Hải Ấn, Trú Trì Chùa Từ Đàm, Huế, cho biết vào sáng Thứ Sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2019.
Được biết Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang đã về an trú tại Chùa Từ Đàm, Huế, mấy năm qua. Trước đó Hòa Thượng Thích Trí Quang từ Chùa Ấn Quang, Quận 10, Sài Gòn về an trú tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam, Sài Gòn, sau khi Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ viên tịch vào năm 1984.
Trong biến cố pháp nạn của Phật Giáo Việt Nam vào ngày 20 tháng 8 năm 1963 bị chính quyền cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm mở cuộc lục soát chùa chiền và bắt bớ Tăng, Ni và Phật Tử trên toàn miền Nam, Hòa Thượng Thích Trí Quang đã vào lánh nạn tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Sau khi chính quyền cố TT Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Hòa Thượng Thích Trí Quang đã trở về Chùa Ấn Quang.
Sau khi Cộng Sản chiếm Miền Nam, HT Thích Trí Quang đã không tham gia vào bất cứ tổ chức Phật Giáo nào mà tập trung vào việc nghiên cứu, trước tác và dịch thuật kinh điển Phật Giáo.
Theo lời kể của Cố Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGVNTN sau năm 1975, sau khi Hòa Thượng định cư tại California, Hoa Kỳ, rằng chính quyền CSVN đã có lần đến mời HT Thích Trí Quang ra lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, thì được Hòa Thượng đưa ra mấy yêu sách mà một trong số đó là yêu sách chính quyền CSVN không được can thiệp vào bất cứ việc gì của Phật Giáo, hãy để cho Tăng, Ni và Phật Tử tự quyết định tất cả mọi sinh hoạt của Phật Giáo. Tất nhiên, yêu sách này của Hòa Thượng Thích Trí Quang đã không được chính quyền độc tài đảng trị CSVN đáp ứng.
Trong Tiểu Truyện Tự Ghi, Hòa Thượng Thích Trí Quang đã tự viết về cuộc đời của ngài như sau.

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Từng bị ghẻ lạnh, Nga vẫn trỗi dậy mạnh mẽ: Phương Tây có thể học gì từ thành công của Putin?

Từng bị ghẻ lạnh, Nga vẫn trỗi dậy mạnh mẽ: Phương Tây có thể học gì từ thành công của Putin?
Xử lý ảnh: Đỗ Linh

Ông Putin làm chính trị sắc sảo và khéo léo hơn các nhà lãnh đạo phương Tây, cả về khía cạnh nắm bắt cơ hội hay kết thân với các đồng minh, tạp chí Economist bình luận.

Mới đây, tạp chí The Economist (Anh) đã đăng tải một bài bình luận có tựa đề "The West should learn some lessons from Vladimir Putin’s success" (Phương Tây nên học hỏi vài điều từ thành công của ông Vladimir Putin), trong đó phân tích những thành tựu của ông Putin trên toàn thế giới và rút ra bài học dành cho phương Tây.
Sau đây là nội dung lược dịch của bài viết này:

Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Brisbane, Australia tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 vào 5 năm trước, ông đã bị các nguyên thủ khác cô lập, đối xử lạnh nhạt, bị gạt ra rìa "thế giới văn minh" sau sự kiện bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga, cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine và vụ chiếc máy bay MH17 của Malaysia bị bắn hạ khi đang chở nhiều hành khách người Hà Lan và Australia.
Trước đó, các nhà lãnh đạo phương Tây đã tuyên bố đuổi Nga khỏi nhóm G7, đồng thời áp đặt nhiều lệnh trừng phạt hà khắc nhằm gây sức ép đối với ông Putin vì những sự kiện và vụ việc kể trên.
Tại hội nghị G20 Brisbane năm 2014, nhiều nhà lãnh đạo thậm chí đã từ chối chào hỏi nhà lãnh đạo Nga. Cuối cùng, ông Putin đã quyết định ra về sớm, trong sự bẽ bàng và chua chát.
Thế nhưng, 5 năm sau, ông Putin giờ đây đang đứng trên sân khấu chính trường thế giới, trở thành nhà môi giới quyền lực, người hòa giải trong cuộc xung đột ở Trung Đông, thiết lập liên minh chiến lược với Trung Quốc và gây chia rẽ trong liên minh NATO.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

Bị Đại sứ Anh chê bất tài,

ngay lập tức có những lời “phản pháo” mạnh mẽ sau khi nghe được những thông tin chấn động bị rò rỉ trong bức điện tín của Đại sứ Anh tại Washington Kim Darroch. Theo đó, người đứng đầu Nhà Trắng bị chế nhạo là “kẻ bất tài” và “không có tí năng lực nào”.
“Chúng tôi không phải là những người hâm mộ của người đàn ông này (ông Darroch)... Tôi có thể nói điều gì đó về ông ta, nhưng tôi sẽ không lãng phí thời gian” - ông Trump phát biểu trước báo giới hôm Chủ Nhật, ngày 7/7.
Theo quan điểm của nhà lãnh đạo Mỹ, ông Darroch là một Đại sứ tồi, không phù hợp với vị trí được giao phó.
Bi Dai su Anh che bat tai, ong Trump lap tuc ‘phan phao’ gay gat hinh anh 1
 Tổng thống Mỹ Donald Trump bị chê là "kẻ bất tài". (Ảnh: Reuters)
Có thông tin khẳng định rằng chính phủ Anh đang mở một cuộc điều tra về việc rò rỉ các tài liệu được cho là mật này. Nội dung bức điện tín của vị Đại sứ Anh trước đó đã được tiết lộ khá chi tiết trên tờ Daily Mail của Anh vào sáng ngày 7/7.
“Chúng tôi không thực sự tin rằng chính quyền này (chính quyền Donald Trump) sẽ cơ bản trở nên bình thường được; không thể bớt rối loan chức năng hoạt động, bớt khó lường trước được; không thể bớt phe phái, bớt khờ khạo về ngoại giao và bất tài” - một đoạn báo cáo nhạy cảm trong bức điện tín ông Darroch gửi về cho chính phủ Anh.
Trong một bức điện tín khác mô tả về quan hệ với người đứng đầu nhà nước Mỹ, vị Đại sứ Anh nhấn mạnh rằng cách trình bày quan điểm của ông Trump là “rất đơn giản, thậm chí có phần ngây ngô”. Ông Darroch còn nhận định rằng sự nghiệp chính trị của ông Trump có thể sẽ phải “kết thúc trong cay đắng”.
Bình luận về vụ rò rỉ thông tin này, Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh tuyên bố rằng quan điểm của các Đại sứ không phải lúc nào cũng tương đồng với quan điểm của Bộ, đồng thời nhấn mạnh nước này vẫn sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với phía Nhà Trắng và phản đối những giọng điệu mang tính phá hoại như trên.
Từ trước tới giờ, giữa Anh và Mỹ luôn là mối quan hệ ngoại giao rất đặc biệt. Tuy nhiên, những gì báo giới Anh thể hiện trên thực tế lại cho thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như không phải là nhân vật được ưa thích tại đất nước này. Còn nhớ, hồi tháng 7 năm ngoái, khi có chuyến thăm tới Anh, ông Trump từng được chào đón bằng quả bóng lớn mang hình "em bé Trump" với hàm ý chế nhạo. 

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Hậu quả của những chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ ở nước ngoài

Sau khi Mỹ can thiệp, một số nước Trung Đông, Nam Á và Bắc Phi lâm vào bất ổn, nội chiến dai dẳng khiến nhiều dân thường thiệt mạng. 
Tổng thống Mỹ Trump năm ngoái từng công khai tuyên bố việc ông cân nhắc lựa chọn quân sự nhằm lật đổ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Năm nay, Mỹ tuyên bố Maduro là tổng thống bất hợp pháp và công nhận thủ lĩnh đối lập Juan Guaido là tổng thống lâm thời. Trump cho biết mọi phương án đều được cân nhắc, ám chỉ rằng không loại trừ khả năng can thiệp quân sự.
Mỹ trong hai thập niên qua có những chiến dịch quân sự lớn tại các nước Iraq, Syria ở Trung Đông, Afghanistan ở Nam Á và Libya ở Bắc Phi.
Sau vụ khủng bố của al-Qaeda ngày 11/9/2001, Tổng thống Mỹ George W. Bush ngày 7/10/2001 phát động Chiến dịch Tự do Vĩnh cửu nhằm vào nhóm al-Qaeda được lực lượng Taliban trợ giúp ở Afghanistan.
Mỹ tiến hành nhiều đợt không kích bằng các oanh tạc cơ chiến lược, điển hình là B-52.
Lính Mỹ giao chiến với Taliban tại tỉnh Helmand, Afghanistan năm 2008. Ảnh: Reuters.
Lính Mỹ giao chiến với Taliban tại tỉnh Helmand, Afghanistan năm 2008. Ảnh: Reuters.
Đầu tháng 12/2001, Taliban bị đẩy lùi khỏi thành trì cuối cùng ở Kandahar. Tuy nhiên, trùm khủng bố Osama bin Laden đã trốn thoát.
Quân đội Mỹ và Afghanistan tiếp tục tổ chức Anaconda, chiến dịch tấn công mặt đất, tiêu diệt 800 tay súng Taliban và al-Qaeda.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld tháng 5/2003 tuyên bố chiến dịch quân sự ở Afghanistan hoàn thành.
Ngày 18/9/2005, người dân Afghanistan đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lập pháp đầu tiên của đất nước trong hơn 25 năm, Mỹ sau đó giảm bớt hiện diện quân sự nhưng Taliban trỗi dậy trở lại, lấn át lực lượng chính phủ sau cuộc tổng tuyển cử.
Diễn biến này khiến Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng 2/2009 điều thêm 17.000 lính đến Afghanistan để ổn định tình hình.
Đặc nhiệm hải quân Mỹ tháng 5/2011 đột kích vào một tòa nhà ở Pakistan, tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.
Tuy nhiên, bạo lực tiếp tục gia tăng ở Afghanistan. Ngày 6/8/2011, một trực thăng Chinook của Mỹ bị các phần tử khủng bố bắn rơi ở phía đông tỉnh Wardak khiến 7 binh sĩ Afghanistan và 22 đặc nhiệm SEAL thiệt mạng. NATO sau đó điều 13.000 quân đến Afghanistan trong hai năm để huấn luyện và cố vấn cho lực lượng an ninh nước này.
Obama từng có ý định giảm số lượng binh sĩ tại Afghanistan xuống còn 5.500 lính vào năm 2017, nhưng sự trỗi dậy của Taliban trên chiến trường khiến kế hoạch này bị đổ bể.
Đất nước thường xuyên hứng chịu các vụ đánh bom tự sát tại những nơi tụ tập đông người như lễ tôn giáo, chợ, điểm bầu cử. Taliban nhận trách nhiệm nhiều vụ nghiêm trọng như kích nổ một chiếc xe cứu thương giữa con đường đông đúc ở trung tâm Kabul, khiến hơn 100 người chết. Cuộc chiến khiến hơn 38.000 dân thường thiệt mạng.
Khi tranh cử tổng thống, Trump đã hứa hẹn về việc sẽ rút quân khỏi Afghanistan và cuối năm ngoái Washington thông báo họ có ý định rút một nửa số quân tại đây. Ngày 28/1, Mỹ tuyên bố rằng các nhà đàm phán Mỹ và Taliban đã thống nhất một số nguyên tắc: Quân đội Mỹ sẽ rời Afghanistan để đổi lấy việc Taliban đảm bảo rằng lãnh thổ Afghanistan sẽ không bị khủng bố lợi dụng.
Dòng người ồ ạt chạy khỏi Barsa ở miền nam Iraq sau khi liên quân Mỹ tấn công tháng 3/2003. Ảnh: AP.
Dòng người ồ ạt chạy khỏi Barsa ở miền nam Iraq sau khi liên quân Mỹ tấn công tháng 3/2003. Ảnh: AP.
Tháng 3/2003, với cáo buộc Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt và Saddam Hussein hỗ trợ khủng bố, lực lượng 170.000 lính do Mỹ dẫn đầu tiến hành chiến dịch can thiệp quân sự vào Iraq.
Trong cuộc thăm dò của CBS tháng 1/2003, 64% người Mỹ đồng ý với hành động quân sự chống lại Iraq; tuy nhiên, 63% muốn Bush tìm giải pháp ngoại giao thay vì tham chiến và 62% tin rằng mối đe dọa khủng bố nhắm vào Mỹ sẽ gia tăng do chiến tranh.
Cuộc chiến cũng bị một số đồng minh của Mỹ như Pháp, Đức và New Zealand phản đối với lập luận rằng không có bằng chứng về vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq và sự can thiệp này là không chính đáng. Tháng 2/2003, một tháng trước cuộc chiến, một loạt biểu tình diễn ra trên khắp thế giới để phản đối. Chiến dịch ở Rome có ba triệu người tham gia, được Sách Kỷ lục Guinness ghi nhận là cuộc biểu tình phản chiến lớn nhất.
Sau khi không kích dinh tổng thống, liên quân tấn công vào tỉnh Basra và không kích thành phố Kirkuk ở miền nam đất nước. Ngày 9/4/2003, họ chiếm được Baghdad. Tổng thống Saddam Hussein và các lãnh đạo khác của Iraq chạy trốn. Tổng thống Bush ngày 1/5/2003 tuyên bố chiến dịch tại Iraq đã kết thúc.
Theo tổ chức phi chính phủ Iraq Body Count, khoảng 7.500 dân thường thiệt mạng. Tình trạng hôi của diễn ra trên diện rộng, trong đó có cả bảo tàng quốc gia Iraq.
Tháng 12/2003, Saddam Hussein bị phát hiện ẩn nấp trong một căn hầm ở miền bắc Iraq và bị lính Mỹ bắt sống. Trong suốt năm 2004, Iraq lâm vào bất ổn nghiêm trọng khi xung đột giữa các nhóm Hồi giáo dòng Sunni và Shiite trở nên tồi tệ, hàng loạt vụ đánh bom tự sát xảy ra.
Người đứng đầu nhóm điều tra vũ khí của Mỹ tháng 10/2004 kết luận rằng Iraq không tàng trữ vũ khí sinh học, hóa học hay hạt nhân. Cũng vào năm này, các bức ảnh cho thấy lính Mỹ lạm dụng tù binh Iraq tại nhà tù Abu Ghraib bị công bố, làm xấu đi hình ảnh của quân đội.
Ngày 15/12/2005, người dân Iraq đi bầu cử chính phủ lần đầu tiên kể từ sau khi quân đội Mỹ chiếm đóng. Sau nhiều tháng đình trệ, phe phái Hồi giáo dòng Shiite đồng ý để ứng viên Nouri Al-Malliki thành lập chính phủ mới vào tháng 4/2006.
Saddam Hussein bị buộc tội tội ác chiến tranh trong vụ thảm sát 140 người ở thị trấn Dujail năm 1982. Ông bị xử tử vào ngày 30/12/2006.
Reuters năm 2007 đưa tin tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em Iraq tăng lên 28% sau cuộc chiến. Khoảng 60 - 70% trẻ em mắc các vấn đề tâm lý. Một nửa số bác sĩ rời khỏi đất nước năm 2003 - 2006. Văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hợp Quốc cho biết tính đến năm 2015, 4,4 triệu người Iraq bỏ lại nhà cửa để chạy trốn trong khủng hoảng.
Mỹ từ năm 2007 giảm dần sự hiện diện và rút toàn bộ quân vào tháng 12/2011. Iraq Body Count nói rằng hơn 110.000 dân thường đã chết trong cuộc chiến.
Ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc không kích tại Mosul tháng 3/2017. Ảnh: Reuters.
Ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc không kích tại Mosul tháng 3/2017. Ảnh: Reuters.
Động thái rút quân tạo ra khoảng trống quyền lực để phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trỗi dậy. Họ tiến hành các vụ thảm sát, cưỡng hiếp và bắt nô lệ, làm hàng nghìn người thiệt mạng, hàng triệu người mất nhà ở.
Mỹ tháng 6/2014 tiến hành chiến dịch không kích ở Iraq. Họ phá hủy các hang ổ và kho vũ khí của IS nhưng cũng khiến dân thường thiệt mạng. 118 người bị giết trong đòn không kích năm 2014 và 845 người năm 2015.
Cuối năm 2017, IS bị đẩy lùi khỏi thành trì ở Mosul. Iraq tuyên bố đánh bại IS nhưng đất nước vẫn đối mặt với một số cuộc tấn công lẻ tẻ. Tính đến 1/1/2019, số người thiệt mạng do bạo lực ở Iraq là 180.000 - 201.000 người. Quân đội Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện ở đây.
Sau khi chứng kiến việc Mỹ lật đổ Saddam Hussein, lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi có thể nghĩ rằng ông sẽ là người tiếp theo. Vì vậy, năm 2003, ông đàm phán với Anh và Mỹ, thừa nhận đang cố gắng phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và tuyên bố từ bỏ các chương trình này. Trước đó, Mỹ đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt để cô lập Libya về kinh tế và chính trị như buộc các công ty dầu Mỹ rời khỏi quốc gia Bắc Phi này.
Muammar Gaddafi, lãnh đạo Libya năm 1969-2011. Ảnh: Reuters.
Muammar Gaddafi, lãnh đạo Libya năm 1969-2011. Ảnh: Reuters.
Các vật liệu liên quan đến chương trình hạt nhân của Libya được đưa ra khỏi nước này, phần lớn được lưu trữ tại phòng thí nghiệm vũ khí của Mỹ ở Oak Ridge, Tennessee.
Tuy nhiên, chưa đầy một thập niên sau, Mỹ và các đồng minh châu Âu bắt đầu hành động quân sự chống lại Libya với lý do "bảo vệ dân thường" trước các cuộc "tàn sát" của ông này.
Nhờ sự hậu thuẫn của NATO, phe nổi dậy Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) chống Gaddafi tháng 8/2011 kiểm soát được nhiều khu vực trọng yếu. Phiến quân truy đuổi Gaddafi và vài tháng sau giết ông ta.
Sau khi Gaddafi bị lật đổ, Libya lâm vào cảnh hỗn loạn vì nội chiến, lãnh thổ bị chia năm xẻ bảy, lực lượng quân đội quốc gia kiểm soát phần lớn lãnh thổ Libya nhưng một số khu vực bị phiến quân Hồi giáo cực đoan chiếm đóng. Tính đến tháng 1/2018, cuộc nội chiến đã khiến hơn 10.000 người chết.
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Mỹ ở Kobani, Syria tháng 11/2014. Ảnh: Reuters.
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Mỹ ở Kobani, Syria tháng 11/2014. Ảnh: Reuters.
Nội chiến Syria nổ ra giữa năm 2011 khi các cuộc biểu tình chống chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad leo thang thành bạo lực. Sau các cuộc giao tranh khiến hàng trăm người chết, tháng 8/2011, Tổng thống Mỹ Barrack Obama áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Syria, đồng thời kêu gọi Assad rời ghế.
Trước sự trỗi dậy của IS, Washington quyết định can dự sâu hơn vào chảo lửa Syria. Ngày 22/9/2014, liên quân do Mỹ dẫn đầu không kích vào lãnh thổ Syria với mục tiêu là IS. Mỹ hậu thuẫn cho các phiến quân chống chính phủ như Lực lượng Dân chủ Syria, gồm chủ yếu người Kurd và người Arab. Trong khi đó, Nga và Iran ủng hộ chính quyền của Tổng thống Assad.
Ngày 20/10/2017, liên quân giải phóng Raqqa, thành trì lớn của IS. Ngày 19/12/2018, Trump tuyên bố đã đánh bại IS ở Syria và cho biết sẽ rút toàn bộ 2.000 lính Mỹ khỏi nước này.
Quyết định này khiến người Kurd lo sợ sẽ bị Thổ Nhĩ Kỳ tấn công bởi lực lượng này bị Ankara coi là khủng bố và mối đe dọa an ninh. Nhiều đồng minh của Mỹ lo ngại quyết định này sẽ tạo ra khoảng trống để các nhóm khủng bố hoạt động trở lại ở Syria.
Giới chuyên gia đánh giá rằng nếu Mỹ quyết định can thiệp quân sự vào Venezuela và lật đổ thành công Maduro, Venezuela gần như chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng tồi tệ hơn nhiều so với hiện nay. Quốc gia Nam Mỹ đang chứng kiến một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng bắt nguồn từ tình trạng kinh tế lao dốc, lạm phát phi mã.
Can thiệp từ bên ngoài cũng sẽ khoét sâu mâu thuẫn trong lòng xã hội Venezuela, hủy hoại tinh thần hòa giải dân tộc - thứ đóng vai trò trọng yếu cho một giải pháp hòa bình ở quốc gia này.
Sau can thiệp quân sự, để ổn định tình hình, quân đội Mỹ vẫn sẽ phải duy trì hiện diện tại Venezuela, điều này ẩn chứa nguy cơ Mỹ lún sâu vào cuộc chiến dai dẳng ở nước ngoài như trường hợp Iraq hay Afghanistan.
"Mỹ có thể dễ dàng tấn công Venezuela, nhưng việc chiếm đóng sau đó sẽ là vấn đề hoàn toàn khác. Lầu Năm Góc đã nếm trải điều này ở Iraq và nhiều khả năng sẽ phản đối việc điều quân đến Venezuela", cây bút Ian Talley của WSJ viết.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

Đại Sứ Nhật: Thực Tập Sinh VN Nổi Tiếng Trộm Cắp Ở Nhật 27/01/201900:00:00(Xem: 370)

SAIGON -- Thực tập sinh Việt Nam bỗng nhiên rơi vào đường dây chuyên đi trộm cắp ở Nhật...

Rất xấu hổ: Thực tập sinh Việt Nam đứng đầu về tội phạm tại Nhật Bản...

Báo Phụ Nữ VN ghi lời báo động từ Đại sứ Nhật: Nhiều thực tập sinh Việt Nam bị dụ vào các đường dây trộm cắp.

Bản tin ghi lời Đại sứ Nhật Bản Umeda Kunio cho biết, hiện nay rất nhiều du học sinh, thực tập sinh Việt Nam bị các công ty môi giới lừa đảo và dẫn dụ vào các đường dây ăn cắp tại Nhật.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành nước quan trọng hỗ trợ Nhật Bản giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Nhưng nhiều người Việt Nam bị các công ty môi giới lừa sang Nhật Bản bằng thông tin sai lệch, khiến họ vỡ mộng khi thực tế không như mong muốn. Nhiều người bị dụ dỗ vào con đường phạm pháp. Đó là những thông tin được đưa ra tại buổi hội thảo cung cấp thông tin về du học sinh và thực tập sinh sang Nhật Bản được Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức chiều 22/1 tại Hà Nội.

Theo ông Umeda Kunio, điều vô cùng đáng tiếc là trong vòng 3-4 năm gần đây, Việt Nam đứng đầu trong số vụ tội phạm người nước ngoài, với hơn 90% là tội trộm cắp, và số thực tập sinh kỹ năng người nước ngoài bỏ trốn tại Nhật Bản.

 “Các bạn trẻ Việt Nam đến Nhật Bản với nhiều ước mơ và hoài bão, không có bất kỳ ai đến với mục đích ban đầu là phạm tội. Tuy nhiên có những người coi giấc mơ của các bạn trẻ là nguồn kiếm lời và đẩy các bạn vào con đường đó”, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Kunio Umeda cho hay.

Theo đại sứ Umeda Kunio, có ba điểm mà người Việt cần lưu ý trước khi sang Nhật Bản, đó là không sử dụng dịch vụ của các công ty môi giới và phái cử thiếu đạo đức, không trả phí môi giới cao và không đi du học với mục đích kiếm tiền. “Các dấu hiệu để nhận dạng các công ty lừa đảo là họ tuyên bố đi Nhật Bản vừa học vừa làm có thể kiếm được nhiều tiền hay chúng tôi cố gắng thu xếp để các bạn có thể đi Nhật Bản sớm và đại sứ quán Nhật Bản là chỗ quen biết, có thể xin được visa. Tôi khẳng định những lời nói trên là những dẫn dụ và không đúng sự thực”, đại sứ Umeda Kunio nói.

Theo đại sứ Umeda Kunio, từ những dẫn dụ trên, các công ty môi giới yêu cầu các du học sinh, thực tập sinh trả phí môi giới với nhiều lý do khác nhau, dẫn tới việc họ mang một gánh nợ trước khi đến Nhật Bản. Có nhiều người phải vay tiền của người thân hoặc các công ty tài chính. “Khi đó, công ty môi giới sẽ lôi kéo các bạn trẻ vào các tổ chức chuyên đi ăn cắp", ông Umeda Kunio khuyến cáo.

Cũng theo ông Umeda Kunio, điều vô cùng đáng tiếc là trong vòng 3-4 năm gần đây, Việt Nam đứng đầu trong số vụ tội phạm người nước ngoài, với hơn 90% là tội trộm cắp, và số thực tập sinh kỹ năng người nước ngoài bỏ trốn tại Nhật Bản.

Về điều kiện để người Việt làm việc tại Nhật Bản, ông Momoi, Bí thư phụ trách của Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội cho biết có 3 loại. Đó là người đến Nhật Bản để thực tập kỹ năng (vừa làm việc cho doanh nghiệp vừa tiếp thu kỹ năng, ở tối đa 5 năm), những người được doanh nghiệp Nhật tuyển dụng, tốt nghiệp đại học và 3 năm kinh nghiệm và người có kỹ năng đặc biệt (đã hoàn thành ba năm thực tập kỹ năng).

Báo Phụ Nữ VN cũng ghi nhận:

“Ông Momoi lưu ý người Việt cần có Giấy chứng nhận tư cách lưu trú do công ty hoặc trường của Nhật Bản làm thủ tục trước. Đó là cơ sở để xin visa trên 90 ngày. Vì thế việc các công ty tuyên bố visa dưới 90 ngày (visa du lịch) có thể dùng để làm việc tại Nhật Bản là lừa đảo. Những người thực tập kỹ năng tại Nhật Bản chỉ phải trả phí phái cử dưới 3.600 USD với hợp đồng ba năm, phí đào tạo trước khi xuất cảnh là 5.900.000 đồng. Ông Momoi khuyến cáo tất cả cần lấy phiếu thu khi nộp các khoản phí và liên hệ trực tiếp với cơ quan phái cử, không qua môi giới.”

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019

Mỹ phòng thủ tên lửa - 'vụ lừa đảo' xuyên thế kỷ trị giá 330 tỷ USD?

Mỹ đã chi hơn 330 tỷ USD cho phòng thủ tên lửa từ năm 1983 đến nay và đạt được hiệu quả rất hạn chế. Dù vậy, Washington vẫn muốn đổ thêm tiền để mở rộng quy mô ra toàn cầu.
Lầu Năm Góc dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố Đánh giá Phòng thủ tên lửa mới. Trong đó, Tổng thống Trump muốn mở rộng mạng lưới phòng thủ tên lửa ra toàn cầu, bằng cách triển khai hệ thống cảm biến trong không gian, nhằm tăng cường khả năng phát hiện, theo dõi và đánh chặn tên lửa đạn đạo của đối phương.
Các quan chức Nhà Trắng và Lầu Năm Góc tiếp tục ca ngợi không gian là chìa khóa tiếp theo cho phòng thủ tên lửa. Đánh giá Phòng thủ tên lửa mới được xem là sự trở lại của Sáng kiến Chiến tranh giữa các vì sao do cựu Tổng thống Ronald Reagan đề xuất vào những năm 1980.

Những mối đe dọa bị thổi phồng

Joe Cirincione, Chủ tịch Quỹ Plowshares, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào các sáng kiến ngăn chặn sự phổ biến của vũ khí hạt nhân, cho rằng phòng thủ tên lửa là "vụ lừa đảo kéo dài nhất trong lịch sử Lầu Năm Góc" và Đánh giá Phòng thủ tên lửa mới tiếp tục truyền thống thêu dệt những mối đe dọa phi thực tế, tạp chí National Interest cho biết.
Nó làm cho công chúng, các nhà lập pháp sợ hãi với những cảnh báo về hơn 20 quốc gia có công nghệ tên lửa. Song thực tế chỉ có 3 quốc gia khiến Mỹ phải lo lắng là NgaTrung Quốc và Triều Tiên. Phòng thủ tên lửa hứa hẹn cung cấp chiếc khiên bảo vệ gần như hoàn hảo, nhưng thực tế rất ít các chương trình cụ thể có tính khả thi cao.
My phong thu ten lua - 'vu lua dao' xuyen the ky tri gia 330 ty USD? hinh anh 1
THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả nhất trong các lá chắn tên lửa của Mỹ, nhưng chỉ tập trung cho tên lửa tầm ngắn. Ảnh: MDA.
Tồi tệ hơn, những lời hoa mỹ thổi phồng về các mối đe dọa lại làm phức tạp thêm vấn đề mà phòng thủ tên lửa sẽ giải quyết, đó là cuộc chạy đua vũ trang mới không được kiểm soát.
“Tôi có một số văn bản từ các quan chức Lầu Năm Góc gửi cho Quốc hội, những người đã tuyên bố một cách long trọng vào những năm 1980, hứa hẹn về những công nghệ mới có hiệu quả và chi phí thấp sẽ sớm giúp Mỹ chấm dứt mọi vụ phóng tên lửa từ kẻ thù, bất kể chủng loại tên lửa và vị trí địa lý của cuộc tấn công”, ông Cirincione nói.
Một số nhà phân tích, quan chức từ lâu đã nhìn thấy sự hạn chế của phòng thủ tên lửa. Nó đã được chứng minh là không hiệu quả. Thay vào đó, phòng thủ tên lửa để lại di sản về các mối đe dọa bị thổi phồng, những lời hứa cao cả và kế hoạch hoành tráng, theo sau là việc triển khai các hệ thống phòng thủ hạn chế và thiếu sót.

Lý thuyết khác xa thực tế

Tổng thống Ronald Reagan là người khởi xướng phòng thủ tên lửa với bản kế hoạch Sáng kiến chiến tranh giữa các vì sao, được công bố vào ngày 23/3/1983. 10 năm sau khi bản kế hoạch được công bố với hàng chục tỷ USD được chi cho vũ khí năng lượng định hướng, vũ khí chùm hạt triển khai trong không gian, cuối cùng Lầu Năm Góc buộc phải kết luận, những khái niệm trên vẫn quá xa so với thực tế.
Kế hoạch phòng thủ tên lửa hoành tráng cuối cùng tập trung vào các tên lửa đánh chặn phóng từ mặt đất, có thể đánh chặn một hoặc hai tên lửa tầm xa. Kể từ đó, Mỹ tập trung vào phòng thủ chống lại các mối đe dọa từ tên lửa tầm ngắn và tầm trung có tầm bắn dưới 3.000 km.
Các hệ thống như THAAD, Aegis BMD cho kết quả khá tốt trong các thử nghiệm. Tuy nhiên kế hoạch mở rộng Aegis BMD thành hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) không được các chuyên gia đánh giá cao.
My phong thu ten lua - 'vu lua dao' xuyen the ky tri gia 330 ty USD? hinh anh 2
GMD là hệ thống bị chỉ trích nhiều nhất vì tỷ lệ thành công trong các thử nghiệm rất thấp. Ảnh: MDA.
Hệ thống được kỳ vọng và tốn kém nhất lại cho kết quả thất vọng nhất. Hệ thống phòng thủ tên lửa dựa trên mặt đất (GMD) được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa lại cho kết quả rất tệ trong các thử nghiệm. Trong 19 lần thử nghiệm từ năm 1999-2017, có đến 9 lần thất bại. Đặc biệt các thử nghiệm từ năm 2010-2013 đều không thành công.
Theo một điều tra của Los Angeles Times, 30 trong số 40 tên lửa đánh chặn được triển khai đến các căn cứ bị lỗi bảng mạch có thể khiến tên lửa trượt mục tiêu. Một chi tiết được các chuyên gia nhấn mạnh nhiều lần là thử nghiệm diễn ra trong điều kiện quá lý tưởng. Không có thử nghiệm nào được thực hiện với mồi nhử để kiểm tra khả năng của tên lửa trong việc phân biệt đầu đạn và mồi bẫy khi nó tách khỏi thân tên lửa.
“Những thành công khiêm tốn này cho thấy sự thất bại từ phía những người phác thảo bản Đánh giá phòng thủ tên lửa. Những người luôn nói về một cái gì đó tham vọng hơn, nhưng họ thiếu các chương trình thực tế và họ cố bù đắp bằng các mục tiêu mới”, ông Cirincione nói.
My phong thu ten lua - 'vu lua dao' xuyen the ky tri gia 330 ty USD? hinh anh 3
Hệ thống Aegis BMD của Hải quân Mỹ phóng tên lửa đánh chặn trong một thử nghiệm. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Vị chuyên gia từng là thành viên Ủy ban Cố vấn An ninh Quốc tế, Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng khi mục tiêu cũ chưa hoàn thành được, bản Đánh giá phòng thủ tên lửa mới lại mở ra cánh cửa cho những mục tiêu mới còn viễn vong hơn.
Nói về bản Đánh giá phòng thủ tên lửa mới, Tổng thống Trump tuyên bố: “Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản, phát hiện và tiêu diệt bất kỳ tên lửa nào được phóng lên chống lại nước Mỹ ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lúc nào”.
Ông Cirincione cho rằng những gì Tổng thống Trump nói rất đơn giản nhưng giữa nói và làm rất khác xa nhau, thậm chí là phi thực tế. Đến nay, Mỹ đã chi 330 tỷ USD cho phòng thủ tên lửa kể từ năm 1983, những gì mà lá chắn trị giá hàng trăm tỷ USD này có thể làm được là cố gắng chống lại mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Nó cũng có thể bắn trúng một vài ICBM nếu đối phương hợp tác không triển khai các biện pháp đối phó đi cùng.
Kế hoạch mở rộng lá chắn tên lửa ra quy mô toàn cầu gần như là điều không thể thực hiện được, ít nhất là về mặt chi phí. Theo một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Quốc gia công bố vào năm 2012, nếu muốn xây dựng hệ thống phòng thủ trên không gian để chống lại tên lửa đạn đạo phóng từ Triều Tiên, cần tới 650 vệ tinh với chi phí khoảng 300 tỷ USD.
Một nghiên cứu khác của Hiệp hội Vật lý Mỹ vào năm 2003, một lá chắn không gian toàn cầu cần ít nhất 1.600 vệ tinh được vũ khí hóa để có thể phóng tên lửa đánh chặn từ bất kỳ vị trí nào. Chi phí cho hệ thống này có thể lên đến hàng nghìn tỷ USD.
Quỹ Plowshares cũng có một nghiên cứu cho thấy ngay cả khi hệ thống toàn cầu như vậy được xây dựng, đối phương có thể dễ dàng áp đảo nó bằng cách phóng hàng loạt tên lửa rẻ tiền cùng lúc.
Ngoài ra, kế hoạch xây dựng lá chắn tên lửa toàn cầu sẽ kích động cuộc chạy đua vũ trang không thể kiểm soát được. Ông Cirincione kết luận hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ không giúp cho nước Mỹ và người dân an toàn hơn, mà chính nó lại tạo ra nhiều mối đe dọa hơn cho nước Mỹ.

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

Bệnh nhân hôn mê sâu bất ngờ sinh con vì bị cưỡng bức nhiều lần

Tổng giám đốc điều hành (CEO) của hệ thống y tế Hacienda HealthCare đã từ chức vài ngày sau khi một nữ bệnh nhân đang được chăm sóc tại một cơ sở ở Arizona, Mỹ, chuyển dạ trong tình trạng hôn mê sâu.
Bên ngoài cơ sở Hacienda HealthCare ở Phoenix /// Chụp màn hình Fox
Bên ngoài cơ sở Hacienda HealthCare ở Phoenix
CHỤP MÀN HÌNH FOX
Tin tức về quyết định từ chức của CEO Bill Timmons đã được công bố sau khi báo chí địa phương đưa tin bệnh nhân nói trên bị cưỡng hiếp nhiều lần trong quá khứ, theo AzFamily.com hôm 8.1.
Với sự hỗ trợ của y bác sĩ, người mẹ dù không tỉnh lại nhưng vẫn sinh hạ một bé trai khỏe mạnh hôm 29.12.2018.
Bệnh nhân đã trải qua 14 năm sống đời thực vật tại cơ sở y tế Hacienda HealthCare ở thành phố Phoenix, bang Arizona, sau sự cố đuối nước khiến não chết một phần.
Một cựu quản lý của Hacienda HealthCare sau hơn 10 năm làm việc cho hay tình trạng lạm dụng bệnh nhân từng diễn ra trong hệ thống cơ sở chăm sóc sức khỏe của công ty này, nhưng CEO Timmons đã che đậy toàn bộ.