Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

Báo Pháp: Thổ Nhĩ Kỳ “lãnh cú sốc” chính trị thô bạo... vì sự nhu nhược của Mỹ

Trong một hội thảo chuyên gia địa chính trị có phóng viên Le Monde tham dự, giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ rất bất bình với chính phủ Mỹ.

Báo Pháp: Thổ Nhĩ Kỳ “lãnh cú sốc” chính trị thô bạo... vì sự nhu nhược của Mỹ
Ảnh minh họa.
Trong một hội thảo chuyên gia địa chính trị có phóng viên Le Monde tham dự, giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ rất bất bình với chính phủ Mỹ. Đối với Ankara, không phải chỉ có chiến thắng của Putin làm phẫn nộ, mà vì cả một chiến lược địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ, đặt trên nền tảng không vấn đề biến thành không giải pháp, RFI thuật lại.
Vì vị trí địa lý ở vùng châu thổ Địa Trung hải, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành trung tâm điểm của khủng hoảng. Phía nam, hai nước Syria và Irak tan từng mảnh, phía bắc, Nga tiến hành chính sách sáp nhập lãnh thổ của Ukraine. Là thành viên của NATO, Ankara không thể hành động một mình, nhưng "vấn đề là ông tư lệnh tối cao". Ông này là tổng thống Mỹ.
Một viên chức Thổ Nhĩ Kỳ giải thích: "Tổng thống Obama đã lấy một quyết định sai lầm khi vào giờ chót từ bỏ ý định oanh kích tấn công Damas ngày 31/08/2013 trả đũa chính sách dùng vũ khí hóa học". Một viên chức khác phẫn uất: "Trật tự thế giới hoàn toàn dựa vào vai trò chủ động của Washington. Mà nếu Mỹ không muốn thì chúng tôi phải làm sao để chống lại Nga?".
Le Monde nhắc lại là chính Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius than phiền "thái độ mập mờ của vị cơ trưởng". Một nhà ngoại giao tây phương khác lo ngại "tình hình Syria diễn biến theo quyết định của Moscow và Teheran hơn là ở các thủ đô Tây phương".
Ảnh hưởng của Iran tại Syria đáng chú ý vì chính quyền Hồi giáo Iran đã kiểm soát được bốn thủ đô: Bagdad, Damas, Beyrouth và Sanaa.
Tại Washington, càng ngày báo chí Mỹ càng chỉ trích mạnh chủ nhân Nhà Trắng. Washington Post gọi chính quyền Obama là "mô hình của thụ động và đạo đức hỗn độn".
Ngoại trưởng John Kerry là kẻ "ngây thơ". Báo chí Ả Rập như Cairo Review cũng dùng lời rất nặng: "chưa bao giờ một tổng thống Mỹ lại thành công đưa cả người Ả Rập, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ vào chung một nỗi niềm cay đắng".
Một lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhắc lại: Vào năm 1995, một tổng thống Mỹ khác là Bill Clinton đã chờ đến khi 100.000 dân Bosnia tử vong mới ra lệnh oanh kích Serbia. Nhân vật này đặt câu hỏi: "Phải bao nhiêu người chết ở Syria thì Mỹ mới can thiệp?" Le Monde kết luận: "Cuối cùng chỉ có một thủ đô hài lòng tổng thống Mỹ, đó là Moscow".
Trong khi đó, tuần báo le Courrier International đăng lại một bài báo Ả Rập Xê Út cho biết những lý do sâu xa, từ quyền lợi đến tôn giáo, buộc Riyad hành động chống thế lực Iran cho dù Mỹ thụ động. Trong chiều hướng này, chế độ Riyad sẽ huy động nhân lực và vũ khí để "triệt Bachar al Assad, bất chấp thiệt hại nhân mạng và đổ vỡ".
Tờ Rai Al Youn, phổ biến trên khắp các quốc gia Ả Rập nhắc lại kinh nghiệm Thế chiến thứ hai là sau khi Anh và Pháp tuyên chiến với Hitler, Mỹ buộc phải lao vào vòng chiến để yểm trợ và chiến thắng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét