Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Obama đã mất châu Âu như thế nào?

Chuyến thăm của ông Obama tới London trong tuần này có lẽ là lời chào hạ màn cuối cùng trong cương vị Tổng thống Mỹ của ông. Đó có thể sẽ là lần cuối cùng ông được ăn tối với Nữ hoàng Anh tại Lầu đài Windsor.
Nhưng chuyến thăm Anh lần này của ông sẽ không được nhớ đến bởi sự phô trương, hào nhoáng mà là ở việc ông kêu gọi cử tri Anh không rời khỏi Liên minh châu Âu trong cuộc trưng cầu sắp diễn ra vào tháng 6 tới.

Obama có thực sự là người bạn tốt nhất của châu Âu?

Một con người khí phách! Những người Anh hoài nghi về châu Âu đã bày tỏ sự thất vọng và một chút tức giận khi ông Obama can thiệp vào cái mà họ nói là vấn đề nội bộ.
Boris Johnson, Thị trưởng London - người có thể kế vị Thủ tướng David Cameron - đã gọi ông Obama là "kẻ đạo đức giả". Không có chính trị gia Mỹ nào cho phép một nhà cầm quyền nước ngoài, không qua bầu cử, ví như Ủy ban châu Âu vượt quyền luật pháp và kiểm soát biên giới của Mỹ, ông Johnson phàn nàn.
Ông Obama đang đứng trước một ải khó khăn với nhiều lý do trọng yếu hơn. Mặc dù hứa hùng hồn rằng sẽ là người bạn tốt nhất của châu Âu, đưa ra bài phát biểu nổi tiếng trước công chúng Berline vào tháng 7/2008 khi vẫn còn là một thượng nghị sĩ, ông Obama đã trở thành nỗi thất vọng lớn.
Vì vậy, ông có quyền gì để giảng dạy cho người Anh và châu Âu về cách tốt nhất để định đoạt công việc nội bộ của họ?

Hình ảnh Obama đã mất châu Âu như thế nào? số 1

Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Getty

Putin can thiệp
Giai đoạn chính đầu tiên trong kế hoạch tập trung vào nước ngoài của ông Obama không phải ở châu Âu mà là tách Mỹ khỏi cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan. Sự thay đổi chính sách địa - chiến lược lớn của ông được đưa ra năm 2012 là "xoay trục sang châu Á".
Chiến lược kiềm chế, hoặc ít nhất là kiểm soát sự trỗi dậy của Trung Quốc, tăng cường liên minh thương mại, chính trị và quân sự với các nước láng giềng của siêu cường mới này hiện là ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Châu Âu ư? Đó là thế giới cũ rồi.
Sự tái tổ chức này có hậu quả nghiêm trọng đối với người châu Âu. Một hồi chuông cảnh tỉnh bất ngờ xảy đến vào đầu năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và can thiệp vào khủng hoảng Ukraine.
Tóm lại, Tổng thống Vladimir Putin đã tận dụng cam kết bị suy giảm của Mỹ đối với châu Âu để sáp nhập Crimea. Ông Obama đã "lơ là trái bóng". Và thế là ông Putin chớp lấy cơ hội, đuổi theo nó.
Đến tháng 9/2015, ông Putin cũng làm điều tương tự tại Syria, can thiệp quân sự để giúp đỡ cho chế độ Bashar al-Assad. Obama đã run rẩy quá lâu.
Tổng thống Mỹ nổi tiếng với việc thay đổi suy nghĩ vào phút cuối trong chiến dịch ném bom trừng phạt chế độ al-Assad do sử dụng vũ khí hóa học chống dân thường vào năm 2013. Sự hỗ trợ đối với phe đối lập thân phương Tây của ông lại nửa vời. Và thế là một khoảng trống quyền lực phát triển. Putin đã tận dụng nó.
Châu Âu sáng tỏ mớ hỗn độn
Đối với châu Âu và EU, sự thiếu tự tin của ông Obama là tai hại. Đến năm 2015, dòng người tị nạn Syria đã biến thành dòng lũ. Mặc dù Đức đã tiếp nhận 1 triệu người trong vòng 12 tháng, thì những người di cư vẫn tiếp tục tới đây, số lượng tăng lên do người Iraq và Afghanistan chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh "bán thành phẩm" của Mỹ.
Một EU thống nhất đã nứt gãy tại những khớp nối giữa bao lời chỉ trích cay đắng về việc kiểm soát biên giới và hạn ngạch. Tuy nhiên, ông Obama chỉ đứng nhìn, giống như ông đã làm trong cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đồng euro và sự phá sản gần đây của Hy Lạp.
Ông Obama thậm chí còn bị châu Âu đổ lỗi cho cuộc tấn công dẫn đến hỗn loạn tại Libya sau sự can thiệp của phương tây vào năm 2011. Tổng thống Mỹ không muốn dính dáng tới một cuộc chiến khác ở Trung Đông. Ông khuyến khích Anh và Pháp đi đầu.
Ông và bà Hillary Clinton - Ngoại trưởng Mỹ khi ấy - chủ yếu rời bỏ khu vực này để họ dọn sạch đám hỗn độn sau khi Gaddfi bị lật đổ. Có thể đoán được họ đã thất bại giống như Mỹ đã thất bại thời hậu Saddam tại Iraq. Giờ đây, Obama nói ông Cameron đã "quẫn trí" và để Libya thoái hóa thành "đống phân" - theo cách nói riêng của Obama được tờ The Atlantic đăng tải.
Obama thực sự đã đạt được những gì?
Ngay cả chính sách đối ngoại được xem là "thành công" của Obama - đồng ý thỏa hiệp với Iran về chương trình hạt nhân bị nghi ngờ của họ - trong giống như điều phước lành hỗn độn đối với nhiều nước châu Âu.  Ông Obama đã bác bỏ những lo ngại từ các đối thủ Ả Rập của Iran (và Israel) đó là ông đã trao cho Tehran một thắng lợi to lớn mà chẳng mất gì thông qua việc chấm dứt các lệnh trừng phạt của phương Tây, đặc biệt là về dầu mỏ.
Chuyến thăm tới Saudi Arabia của ông Obama trong tuần này là nhằm xoa dịu những nỗi sợ trên.
Danh sách nỗi thất vọng của châu Âu chưa dừng lại tại đây. Tại Prague vào năm 2009, ông Obama hứa sẽ tiến hành một cuộc đua mới để giải thoát thế giới khỏi vũ khí hạt nhân. Nhưng điều này đã không xảy ra.
Tại Cairo, cũng trong năm nay, ông đã đưa ra đề nghị thiết lập lại quan hệ với thế giới Hồi giáo. Vấn đề chỉ trở nên tồi tệ hơn, cùng với sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo IS, hàng loạt các vụ tấn công khủng bố bùng nổ tại các thành phố của châu Âu và sự sụp đổ hy vọng hòa bình giữa Israel - Palestine.
Ông Obama cam kết dẫn dầu các nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Nhưng Hội nghị chống biến đổi khí hậu tại Copenhagen là một thảm họa và chỉ được cứu vớt tại Paris hồi năm ngoái. Và các nhà lãnh đạo EU khi ấy đã cảm thấy bị xỉ nhục khi phát hiện ra "người bạn tốt nhất" của mình nghe trộm điện thoại của họ.
Giống như nhiều điều mà ông Obama đã nói trong 8 năm qua, những lời nói của ông thường không đi đôi với việc làm. Tại  East End của London, người ta có một cụm từ để mô tả một người như vậy đó là: "All talk and no trousers" (Toàn thấy nói mà không thấy làm).
Với tất cả những điều này, khi Obama lên tiếng ủng hộ EU trong tuần này, tại sao cử tri Anh phải chú ý đến ông ấy chứ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét