Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Chiến dịch ném bom của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam phản tác dụng

Chiến dịch ném bom của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam phản tác dụng.
Một cuộc khảo sát mới về chiến dịch ném bom của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam dường như đã xác nhận điều mà nhiều người nghi ngờ: Chiến dịch ném bom có hệ thống xuống miền Nam Việt Nam không làm tăng cường mà thực chất làm giảm tác dụng những mục đích chiến tranh của Mỹ.
    Nghiên cứu sử dụng hệ thống phân loại làng mạc của Mỹ ở Việt Nam để chứng minh rằng các ngôi làng có những vị trí tương tự, khi bị dội số lượng bom khác nhau, đã có những phản ứng khác nhau.
    Mặc dù phức tạp về mặt phương pháp, song kết quả cuối cùng của nghiên cứu rất rõ ràng: Những khu vực bị dội bom có xu hướng gánh chịu những vấn đề cai quản nghiêm trọng từ phía chính quyền, cả của nước sở tại và cả của nước chiếm đóng.
    Trong chiến tranh Việt Nam, những khu vực bị nhằm mục tiêu dội bom là những nơi ít tin tưởng người Mỹ và chính quyền miền Nam Việt Nam, trong khi đặt niềm tin lớn hơn vào bộ đội Bắc Việt và du kích địa phương. Những vùng như vậy cũng gặp vấn đề lớn về kinh tế, nhưng ít vấn đề về xã hội dân sự.

    Có một số lo ngại về phương pháp luận, chẳng hạn như nghiên cứu không tính đến các hình thức ném bom khác nhau (loại máy bay tấn công khác nhau với mức độ chính xác khác nhau), và không phân biệt giữa không kích và pháo kích. Sự mô tả các chiến lược quân sự "từ trên xuống" và "từ dưới lên" có một chút mơ hồ và phụ thuộc vào văn cảnh cũ của cuộc xung đột. Tuy nhiên, các tác giả đã làm tốt với các dữ liệu có sẵn.
    Nói ngắn gọn, chiến dịch không quân (ít nhất ở miền Nam Việt Nam) không giúp gì cho việc đẩy mạnh mục đích chiến tranh của Mỹ, và trên thực tế đã góp phần vào sự bất ổn của chính quyền miền Nam Việt Nam. Từ lâu giới chuyên gia đã cho rằng, chiến dịch ném bom miền Bắc Việt Nam chẳng mấy tác dụng đối với việc kết thúc chiến tranh hoặc giảm khả năng của quân đội miền Bắc. Nghiên cứu này đặt câu hỏi với toàn bộ chiến lược không quân gắn liền với chiến tranh của Mỹ.
    Tất nhiên, Việt Nam gần như không phải là quốc gia duy nhất ở Châu Á phải hứng chịu chiến dịch ném bom kéo dài. Mỹ đã tiến hành một số nghiên cứu về chiến dịch ném bom chiến lược xuống Nhật Bản trong Thế chiến 2, và thấy rằng, các vụ ném bom làm giảm tinh thần và năng suất kinh tế, mặc dù không hẳn là như vậy. Mỹ cũng dội bom ác liệt xuống Triều Tiên trong chiến tranh Triều Tiên, vì những lý do rõ ràng, chúng ta thiếu dữ liệu tốt về phản ứng của người dân Triều Tiên.
    Để công bằng, nghiên cứu có một số giới hạn quan trọng. Các chiến dịch ném bom trong chiến tranh Việt Nam có rất ít điểm chung với các chiến dịch không kích mà Mỹ hiện đang theo đuổi ở Pakistan, Yemen hay bất cứ nơi nào khác.
    Những người ủng hộ không kích lập luận rằng, khả năng chính xác của các loại vũ khí hiện đại giúp ngăn chặn tác động như các tác giả đã mô tả. Tất nhiên, những người ủng hộ ném bom trong những năm 1960 lập luận điều tương tự về sức mạnh và độ chính xác của công nghệ ném bom.
    Như một quy luật chung, các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ nên coi không kích là một công cụ phức tạp và có vấn đề đối với việc hoàn thành các mục tiêu quốc tế của Mỹ.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét