Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Tình thế chính trị cũa các quốc gia nhược tiểu điều nằm trong tay CIA (US)

TT Thích Trí Quang và Mỹ (I)
Ngày: 28-01-2010
Đề tài: Lịch Sử

Nguyễn Văn Lục
TT Trí Quang và vai trò của Mỹ trong biến cố Phật giáo năm 1963
Lời mở ‒ Tôn giáo và chính tri. Đó loại đề tài cấm kỵ mà người ta tránh không muốn nói đến. Đã đến lúc đủ thời cơ chín mùi và đủ mức độ trưởng thành về nhận thức để có thể tách rời tôn giáo ra khỏi chính trị? Có nên cứ tiếp tục mặc nhầm áo của nhau mãi chăng?
Đó là về phía người mặc áo. Nhưng cái quan trọng là phá vỡ cái “não trạngTrung cổ” trong đầu mỗi người cứ vẫn trộn lẫn hai phạm vi đó vào làm một. Trộn lẫn thế quyền và thần quyền đã gây ra biết bao hệ lụy cho một đất nước.
Một nhà sư hay một linh mục làm chính trị có một sự “đánh lận” với trò chơi hai mặt. Việc đó không fairplay tý nào cả. Đụng đến họ về phạm vi chính trị thì đụng ngay đến tôn giáo của họ như một lá bùa hộ mạng.
Nó chỉ biểu tỏ một tình trạng ấu trĩ cả về mặt tôn giáo và chính trị cần phải vượt qua.
Chúng ta phải cố gắng phá cái “não trạng thời Trung cổ”, theo kịp các xã hội tân tiến trong đó có sư phân giới, cắm mốc rạch ròi giữa tôn giáo và chính trị.
Làm chính trị thì thắt cravate, mặc áo complet. Làm tôn giáo thì mặc áo tu hành mầu gì cũng được.
Bài viết này như một cái test về ý thực tự do và dân chủ đối vời người cầm bút và bạn đọc. Nhưng tôi cũng nhận thức một cách sâu xa rằng phá bỏ một “não trạng Trung Cổ” không dễ dàng gì!
Nhưng chẳng lẽ không làm, không bắt đầu.

Vai trò của CIA trên thế giới

Kể từ sau thế chiến thứ hai, vai trò người Mỹ nổi bật lên như một cường quốc cả về mặt kinh tế và chính trị, trong đó không thể không nói tới vai trò của CIA Mỹ. Kế hoạch tái thiết Âu Châu, kế hoạc Marshal của tổng thống Truman, 1947, ngoài viện trợ kinh tế còn là một kế hoạch chính trị be bờ, bao vây Liên Xô và các nước Đông Âu.


Trụ sở CIA
Nguồn: CIA

Từ đó CIA có mặt khắp nơi trên thế giới. Trung Quốc từ 1945-1960; Ý 1947-1948 rồi 1950-1970; Phi Luật Tân 1940-1950; Đại Hàn 1945-1953; Albania 1949-1953; Đức Quốc 1950; Iran 1953; Guatemala 1953-1954; Costa Rica 1950; Syria 1956-1957; Trung Đông 1957-1958; Indonesia 1957-1958; Liên Xô 1940-1960; Cam Bot và Lào 1955-1973; Haiti 1959; Guatemala 1960; Ecuador 1960-1963; Congo 1960-1964; Brazil 1961-1964; Ghana 1966; Iraq 1972-1975; Nicaragua 1981; Và không thể không kể tất cả các nước Đông Âu.
(Trích tóm lược trong The CIA, a forgotten history, US Global Interventions Since World War 2, William Blum. 1987.)
Và Việt Nam, OSS đến trước, rồi CIA 1950-1975. Trong những người có quan hệ mật thiết nhất với Ngô Đình Diệm là Wesley Fishel mà ông Diệm quen biết khi sang Nhật. Kể từ đó, Fishel sau này về dạy tại Michigan State College, một trường quản lý những dựa án giúp đỡ kỹ thuật mà CIA tài trợ. Nhờ cái thế ấy, ông Diệm được cảm tình của một số lớn các chính trị gia Mỹ như Mansfield, Kennedy, William O. Douglas, v.v...
(Trích Talawas, 2007 tóm tắt bài viết của Edward Miller, Hoai Phi, Vi Huyền chuyển ngữ: Viễn kiến, quyền lực và tính chủ động: Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm 1945-1954).
Số tiền mà CIA tài trợ và chi phí nhân viên trong một năm không phải là nhỏ, 150.000 nhân viên và 6 tỉ đô la vào năm 1974 một cách bí mật và hợp pháp:
“Operating silently in the shadows of the federal government carefully obscured from public view and virtually immune to congressissional oversight, the intelligence community every yesrs spends over $6 billion and has a full-time workforce of more than 150.000 people.”
(Trích CIA and the Cult of Intelligence, Victor Marchetti and John D.Marks, trang 95).
Ở Việt Nam, riêng về mặt Văn hóa, ông Robert Speer, Giám đốc cơ quan Thông tin Hoa Kỳ tại Việt Nam đã làm đơn lên bộ trưởng bộ Thông Tin và Thanh niên, ngày 26/7/1956 để cho xuất bản các tờ báo Gia Đình (Life), in 80000 số phát không, rất trang nhã và đẹp và tờ Chân Trời Mới sau đổi là Sáng Tạo, do Mai Thảo chủ trương, sau này thêm các tờ Hiện Đại, Thế Kỷ 20.
Theo người viết, các chương trình tài trợ của CIA dưới các danh nghĩa các cơ quan JUSPAO, USAID, USIS, USOM, MACV, Asia Foundation đều đa dạng, phức tạp, nhiều mặt đã đem lại rất nhiều lợi ích cho việc phát triển giáo dục như các trường Quốc Gia Hành Chánh, các trường kỹ thuật, các chương trình xã hội, phát triển cộng đồng. Ngay như tờ Sáng Tạo, dù được Mỹ tài trợ, nhưng Mai Thảo và nhóm Sáng Tạo không bị bất cứ một kiềm chế hay giới hạn hoặc kiểm soát dù gián tiếp nào của ông Robert Speer. Vì vậy Sáng Tạo xứng đáng trở thành ngọn cờ đầu của Văn Học miền Nam sau 1955.
Đấy là chúng ta chưa kể các chương trình “tư nhân” như Ford, Fulbright, Kế hoạch Colombo (Kế hoạch Hợp tác Kinh tế Phát triển Xã hội vùng Á châu Thái Bình Dương, của tổ chức Liên chính phủ, lâu đời nhất – từ năm 1951 – DCVOnline), hãng Shell đã đào tạo một cách chính quy bao nhiêu nhân tài cho miền Nam VN hay cá chương trình ngắn hạn như Wolrd Youth Program, The Department of States International Visitor program, The Asian and Pacific Students Leaders Projects, East Asia and Pacific Journalist Program.
(Trích tóm tắt bản phụ lục trong cuốn: Cuộc Xâm Lăng Về Văn Hóa Và Tư Tưởng của Đế Quốc Mỹ tại Việt Nam, Lữ Phương, trang 213-216).
CIA và Phật Giáo
Trong một phúc trình của quỹ tài trợ Châu Á Việt Nam của đại diện ở Việt Nam (ông Frank E. Dines mới qua đời) đề tối mật: Chương trình Phật giáo ở Việt Nam, ông Frank có một số nhận xét như sau:
“Phật giáo ở Việt Nam có ý nghĩa không phải chỉ vì số lượng người theo từ 80% đến 90% dân số là Phật giáo hoặc chịu ảnh hưởng Phật giáo mà còn vì tính chất đặc biệt của nó. Nhiều Phật tử tin rằng tôn giáo của họ nếu được rọi vào các lĩnh vực xã hội, kinh tế và chính trị thì có thể đem lại một giải pháp cho sự hỗn loạn và khốn cùng đang bủa vây Việt Nam nhiều thập niên (...) Một điểm đặc biệt khác thường của Phật giáo Việt Nam ngày nay là sự tập trung không phải chỉ uy thế tôn giáo mà cả uy thế thế tục vào tay các nhà sư. Viện Hóa Đạo (The Execution of Dharma) hiện do Tăng lữ kiểm soát.
Trong hoàn cảnh, làm việc với các Phật tử, quỹ tài trợ đang làm một công việc nguy hiểm, chúng ta có thể bị chỉ trích ở Việt Nam và Hoa Kỳ, điều này có thể quan niệm dễ dàng nếu các Phật tử đi tới chỗ chống chính phủ và chống lại nỗ lực chiến tranh (...)
Theo quan điểm của Quỹ Tài Trợ thì sự quan tâm mới đây của giới tăng lữ với giáo dục và việc họ sẵn sàng giao cho Quỹ tài trợ những tăng ni trẻ tuổi khá nhất của họ để huấn luyện ở nước ngoài là một cơ hội tuyệt vời để giúp khuôn nắn giới lãnh đạo tương lai.”
Trong các chương trình xã hội, Quỹ cũng tài trợ đắc lực cho Trường Thanh Niên Phụng sự Xã Hội của Thích Nhất Hạnh. Ngay cả sách vở do Thích Nhất Hạnh hoàn thành cũng được sự hỗ trợ của quỹ tài trợ như nhận xét sau đây: “Những tác phẩm này soi rọi ánh sáng vào sự suy tưởng xã hội của Phật giáo ở Việt Nam” Phần Đại Học Vạn Hạnh. Thì được ung cấp máy in cũng như tài trợ và phát triển Thư viện của Đại Học..
Tuy nhiên, miễn là có một kế hoạch lâu dài được triển khai để xử dụng tăng ni được huấn luyện như thế.”
(Trích tóm lược bản phúc trình của Quỹ Tài trợ, trong phần phụ lục cuốn: Cuộc xâm lăng về Văn Hóa và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam VN, Lữ Phương, trang 227-239.)
Sự tài trợ của CIA qua các cơ quan Asia Foundation là điều tốt cho người Mỹ mà cũng tốt cho Phật giáo VN. Sau này, đa số trí thức Phật giáo trở về VN trong các vai trò lãnh đạo Phật giáo là một bằng cớ tốt đẹp của những chương trình này. Nó cũng giống như các Kế hoạch Colombo, v.v... Tất cả tuỳ thuộc vào thành phần sinh viên được đào tạo. Chương trình chỉ giúp phương tiện đào tạo mà không có một ràng buộc cụ thể về pháp lý (ngoài thời hạn học trình: học xong phải về) hay bó buộc tinh thần nào đối với các thành phần được cấp học bổng.
CIA trong mối tương tác với Phật giáo qua TT Thích Trí Quang
Sau khi hai anh em TT Ngô Đình Diệm bị giết, ngay vào lúc 4 giờ chiều cùng ngày, “Big” Minh sai Đôn Và Kim qua gặp Cabot Lodge, sau đó Lodge dẫn hai người qua gặp TT. Trí Quang đang tỵ nạn trong tòa đại sứ Mỹ.
Buổi gặp gỡ này thật ý nghĩa giữa 3 thành phần mà cùng có một mục đích chung: Đại sứ Mỹ, tướng lãnh đại diện cho quân lực VNCH và Thích Trí Quang đại diện cho Phật giáo.
Nhưng mãi đến ngày 4-11-1963, TT. Thích Trí Quang mới chính thức bước ra khỏi tòa Đại sứ Mỹ, tại Sài Gòn.
Ý nghĩa của việc rời khỏi tòa đại sứ Mỹ một cách kín đáo ngày 4-11-1963 cho thấy sự can thiệp của Mỹ vào biến cố Phật giáo 1963 tại miền Trung như thế nào.Theo Topmiller trong Lotus Unleashed, kể từ khi đi ra khỏi tòa đại sứ một cách thầm lặng, phía người Mỹ cũng như phía tướng lãnh quân đội VNCH đều nhìn nhận trong những năm sắp tới đây, TT. Thích Trí Quang sẽ đóng một vai trò quan trọng và khối Phật giáo nổi lên như một lực lượng chính trị trong thế đối đầu với cộng sản.
Phần TT. Thích Trí Quang trở thành một khuôn mặt được người Mỹ biết đến nhiều nhất như một nhà sư chính trị ngoại hạng.
(Trích tóm lược The Lotus Unleashed: The Buddhist Peace Movement in South Vietnam, 1964-1966, Robert J. Topmiller, The University Press of Kentucky, 2002, trang 4-8)
Người Mỹ hiểu rõ điều đó và CIA đã nhúng tay vào từ trước 1963. Thật ra, người Mỹ đã tham dự vào bất cứ phương diện nào từ quân sự, chính trị của cuộc chiến tranh 1954-1975. Và làm bất cứ truyện gì. Bất cứ thời điểm nào, ngay cả ném Việt cộng từ máy bay xuống biển.
Chẳng hạn năm 1960, CIA, theo Philip Liecht viết lại là họ đã thu gom các súng ống tịch thu được của Cộng Sản BắcViệt chất lên một thuyền ở một vùng nước cạn, ngụy tạo một trận đánh chìm chiếc thuyền đó.
(Trích The CIA, A Forgotten History: U.S. Global Interventions Since World War 2, William Blum, London: Zed Books, 1986, trang 142.)
Đối với Phật giáo, CIA đã nhìn thấy ở đó là một tiềm năng không thể coi nhẹ. Vì thế, họ đã gián tiếp tài trợ qua quỹ Asia Foundation để tạo một lớp tu sĩ ưu tú, sau này sẽ trở về lãnh đạo Phật giáo. Nhất là kể từ 1965, CIA đã tài trợ kín đáo cho các chương trình đào tạo các ứng viên Phật tử để sau này lãnh đạo giới Phật giáo.
Người Mỹ nhìn thấy cái lợi trong tương lai của việc đào tạo này và để “uốn nắn” một cách khéo léo những vị ấy có cảm tình với đường lối của Mỹ.
Xem thêm: Buddhism and the Buddhist. Progamming of the Asia Foundation in Asia (San Francisco, 1968), 17-20, 110-20. Trích theo The Lotus Unleashed: The Buddhist Peace Movement in South Vietnam, 1964-1966, Robert J. Topmiller, trang 154. Hoặc The CIA and the cult of intelligence, Victor Marchetti, John D. Marks , từ trang 178 về quỹ Asia Foundation.)
Trong lúc có phong trào tranh đấu Phật giáo thì một số nhà sư đã về nước như Thích Quảng Liên, thuộc cánh tả. (Dưới mắt người Mỹ trong bản “phúc trình tối mật” nói ở trên, Thích Quảng Liên bị đánh giá là loại “vô tích sự”, chỉ thích xe hơi Hoa Kỳ thôi). Ở ngoại quốc thì có Thích Nhất Hạnh, Thích Minh Châu, Thiện Châu, Thích Mãn Giác và Mạn Đà La, v.v...
Cho nên nếu có người Mỹ nhúng tay vào trong Phong trào tranh đấu của Phật giáo năm 1963 thì cũng không lấy gì làm lạ.
Việc thứ nhất là tòa đại sứ Mỹ đã cho TT. Trí Quang tỵ nạn sau cuộc bố ráp khoảng 30 chùa trên toàn quốc vào đêm 20-8-1963.
Nhưng chỉ riêng việc này thôi thì đã có khá nhiều luồng dư luận khác nhau mà người viết xin trình bày ở đây.
Để chính thức được vào lánh nạn trong tòa đại sứ Mỹ thì không ai ngờ rằng TT. Trí Quang đã phải viết một lá thư gửi cho đại sứ Cabot Lodge để xin tị nạn.
Sau đây là những lá thư với bằng chứng hiển nhiên chứng tỏ rằng TT. Trí Quang là một nhà sư chính trị trong mưu toan lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm bằng cách mượn tay người Mỹ.
Cuộc tranh đấu Phật giáo chỉ là cái cớ che đậy cho những mưu toan ấy. TT Trí Quang đã viết một lá thư cầu cứu với hy vọng, “Đất nước của tự do sẽ không giao nộp ông cho chính phủ Diệm, nhất là Hoa Kỳ đang giúp nhân dân chúng tôi gìn giữ tự do.”
Mấy dòng này cho thấy TT. Trí Quang cũng không hẳn tin vào Hoa Kỳ và bộc lộ tâm trạng lo sợ nếu bị Hoa Kỳ trao lại cho chính phủ Ngô Đình Diệm.
(Thư này hiện nay đang nằm ở thư viện John F Kennedy, Saigon to Secretary, September 2, 1963, National Security File (NSF), box 199, State cables 9/1/1963-9/10/1963. Trích lại trong Chỉ có tôn giáo là đáng kể ở Việt Nam: Thích Trí Quang và chiến tranh VN, James McAllister, Trần Ngọc Cư dịch.)
Sau này, vào 06/10/1963, TT.Trí Quang gửi một thư nữa cho Tổng Thống Kennedy và đại sứ Cabot Lodge mà nội dung là muốn người Mỹ “giải quyết lá bài Ngô Đình Diệm”. Nội dung lá thư cho thấy TT. Trí Quang nhờ người Mỹ can thiệp không phải cho mục tiêu tranh đấu của Phật giáo mà là hy vọng người Mỹ khai trừ chế độ Ngô Đình Diệm.
Nhưng lá thư quan trọng nhất mà TT. Trí Quang viết cho Lodge vào ngày 09/09 mà mục đích là xin đi ra ngoại quốc. Bộ Ngoại Giao Mỹ đồng ý, nhưng muốn biết sẽ đi đâu. Tám ngày sau, 17/09 Lodge đề nghị cứ giữ TT. Trí Quang ở Sài Gòn. Nếu Diệm đổ, Trí Quang có thể dùng được. Nếu Diệm còn cầm quyền, sẽ di tản khỏi Việt Nam.”
(FRUS, 1961-1963, IV: tài liệu 75)
Lá thư này quan trọng ngoài dự đoán của nhiều người và đủ để giải thích toàn thể bài viết này.
Sự can thiệp của Mỹ trực tiếp vào biến cố Phật giáo 1963 nay đã đã là một hiện thực khó nói khác đi được. Sự can thiệp ấy rất khôn khéo và gián tiếp chẳng khác gì vụ đảo chánh 1963, họ đứng đằng sau các tướng lãnh để giật giây và cấp giấy chứng nhận “bảo đảm sinh mạng cho các tướng lãnh một con đường rút lui” và một phần thưởng trị giá khoảng 30 ngàn Mỹ kim khi công việc hoàn tất. Đúng ra, theo Trần Văn Đôn trong Our endless war, số tiền là 3 triệu đồng VN, tương đương 42.000 mỹ kim lúc ấy.
Không có sự bảo đảm đó, không một tướng lãnh nào dám làm đảo chánh cả.
Như lời tường thuật của ký giả Marguerite Higgins tóm tắt sự can thiệp thô bạo của người Mỹ vào nội bộ của VN qua lời trần tình của ông Ngô Đình Diệm, “Xem ra tôi không thể nào làm cho tòa đại sứ Hoa Kỳ tin được rằng đây là nước Việt Nam chứ không phải Hoa Kỳ.”
(Trích lại điểm sách Chiến thắng bỏ lỡ, Minh Võ, DCVOnline.net, tháng 8, 2007)
Sự can thiệp của Mỹ đến từ nhiều nguồn, nhiều phía. Có thể từ các viên chức trong tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, lãnh sự Mỹ ở Huế, nhân viên y tế của Mỹ ở Huế, CIA như Conein, chính khách đủ loại và bộ phận quan trọng không nhỏ là các phóng viên báo chí như Neil Sheehan, thuộc United Press International, Malcom Browne, thuộc Associated Press, nhà báo nổi tiếng với bức hình Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Bức hình sau đó đã được truyền đi khắp thế giới. Hình Hòa Thượng Thích Quảng Đức xuất hiện trong bữa ăn tối trong các gia đình Mỹ ngày hôm ấy và cũng không khác gì bức hình đại tá Nguyễn Ngọc Loan xử bắn Việt Cộng đã xâm nhập vào tận phòng ngủ của các vợ chồng người Mỹ sau này.
Nhưng chừng hơn một năm sau, khi người Mỹ không cần đến phong trào tranh đấu Phật giáo nữa thì giọng điệu của họ đã đổi khác. Khi tiếp nhận những hình ảnh tự thiêu của một nhà sư nữ, khoảng chừng 50 tuổi do TT. Trí Quang sắp xếp và do Stanley Karnov gửi đi từ Huế, tổng thống Johnson nhìn những hình ảnh tự thiêu đó và đã gọi những cuộc tự thiêu đó là “những thảm kịch vô ích”:
“Những cuộc tự thiêu của Phật tử gia tăng. Johnson đã đưa ra lời tuyên bố trong đó, ông coi việc tư thiêu là một “thảm kịch và vô ích” và đã kêu gọi dân miền Nam Viet Nam ủng hộ chính quyền – Rõ ràng là dấu chỉ cho thấy Hoa Kỳ sẽ không bỏ rơi Kỳ và đám bộ hạ chung quanh ông ta.”
(Trích Vietnam: une histoire, Stanley Karnow, trang 270.)
Nhà báo có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất là David Halberstam, tờ New York Times mà những bài viết của ông ảnh hưởng tới cả những quyết định của Tòa Bạch Ốc. Chẳng hạn những bài như, Buddhists Mourn Viet Nam victims, 29-5-1963; Diem regime under fire, 7-7-1963; Mrs. Nhu denounces U.S for “Blackmail” in Viet Nam, 08/08/1963 tất cả đăng ở The New York Times.
Theo Mark Moyar thì Halberstam là một trong những nhà báo hiểm độc nhất trong lịch sử Mỹ. (Trích Halberstam’s History, Mark Moyar, National Review Online, July 5, 2007)
Qua một số trích dẫn trên cho thấy vai trò quan trọng của báo chí Mỹ như thế nào? Ảnh hưởng như thế nào đối với tình hình chính trị ở VN lúc bấy giờ.
Có thể nói báo chí Mỹ trở thành một cơn ác mộng đối với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Bên cạnh cuộc tranh đấu của Phật giáo còn có một cuộc chiến tranh của giới truyền thông Mỹ với chính quyền Việt Nam và nói mỉa mai như Stanley Karnowo, “Thảm kịch của Việt Nam lúc bấy giờ đã trở thành một giấc mơ cho các nhà báo Mỹ.” (Trích Karnow như trên, trang 173.)
Nhưng khi Karnow viết như thế thì oái ăm thay chính ông là một trong ba nhà báo viết tai hại nhất cho VN là: Halberstam, Sheehan và Karnow. Họ, những nhà báo Mỹ đó lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người Việt Nam để được nổi tiếng.
Và hẳn nhiên, các nhà sư tranh đấu đã không bỏ qua cơ hội lợi dụng các nhà báo này. Vì thế, họ đã có chủ đích là chỉ thông báo tin tức, biến cố của giáo hội cho các nhà báo Mỹ mà thôi. Các nhà sư có mối giao hảo tốt, săn đón và tiếp đãi với các nhà báo Mỹ mà không thông báo cho bất cứ báo chí Việt Nam nào.
Những thông tin của những nhà báo Mỹ vì thế thường thiên lệch và gây những bất lợi không nhỏ cho chính quyền Sài Gòn đồng thời tạo ra một dư luận tiêu cực. Đó là cái vòng luẩn tai hại chống lại Diệm, “The bonzes took care to keep American reporters like David Halberstam and Malcolm Browne appraised of their actions, contributing to Saigon government crackdowns on the journalists, which then led to negative reporting with consequent adverse shifts in opinion in the United States.” (Trích Lost Crusader, The secret wars of CIA Director William Colby, John Prados, New York: Oxford University Press, 2003, trang 110).
Rồi bà Nhu nổi nóng, mất khôn nói một câu khó tha thứ “barbeques”. Báo chí làm vẩn đục thêm bầu khí, làm cho hai bên chính quyền và Phật giáo không tin tưởng vào thiện chí của nhau nữa.
Ông Nhu tỏ ra cứng rắn hơn. Phần Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết gửi thư không tin tưởng vào thiện chí của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Câu chuyện nhỏ ngày càng trở thành lớn. Trùm mật vụ Colby sau này nghĩ lại nếu chính quyền Mỹ ủng hộ chính quyền ông Diệm trong lúc họ đang cần sự ủng hộ ấy thì có thể thuyết phục ông Diệm đi đến một sự hòa giải thuận lợi.
Nhưng rất tiếc điều đó đã không xảy ra.
Người đảm trách công việc giao thiệp với báo chí Mỹ của Phật giáo là Đại đức Thích Đức Nghiệp.(1)


HT Thích Quản Đức tự thiêu (ngã tư Phan Đình Phùng/Lê Văn Duyệt, Saigon, 11/06/1963)
Nguồn: Malcolm Browne, AP

Theo lời khai của một thương tọa (xem chú thích cuối bài), TT Thích Đức Nghiệp đã có ý định cầm dao đâm một nhà sư khác vì những bất đồng quan điểm trong công cuộc tranh đấu của Phật giáo. Đại đức Thích Đức Nghiệp vốn làm thông dịch viên cho Mỹ và cũng là người được TT Thích Tâm Châu giao phó tổ chức vụ tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức.
Ông đã tổ chức thật chi tiết và chu đáo vụ tự thiêu này.
Sự can thiệp của Mỹ sau này làm cho nhiều người không ngần ngại cho rằng giữa phong trào tranh đấu của Phật giáo và chính sách của Mỹ đối với đệ I cộng hòa có những điểm chung về mục tiêu mà hai bên đều có lợi.

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

QLVNCH: Phù Hiệu - Cấp Bực - Huy Chương

QLVNCH:

Phù Hiu - Cp Bc - Huy Chương

Nhu yếu phẫm cung cấp qua TC/CTCT dễ giúp gia dình Quân Nhân...

(Quý chiến hữu, thân hữu hãy duy trì tài liệu nầy dễ làm kỹ niệm)

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Sự thật Ton Giáo

?.


.Thâm Cung Bí Sử ve SU THAT TON GIAO

.Doc de hieu them  ve SU THAT  TON GIAO.

Nếu là một con chiên thì sẽ có suy nghĩ thế nào sau khi đọc bài nầy.

Vài nét sơ lược về thân thế của Charlie Nguyễn:

Tên thật là Bùi-Văn-Chấn, sinh năm 1937 tại Ninh-Cường, thuộc Bùi-Chu, tỉnh Nam-Định.

Đậu Cử Nhân Luật Khoa tại Saigon năm 1962.

Làm việc tại Công-Quản Hỏa-Xa Việt-Nam trong 3 năm sau khi ra trường. Giữ các chức vụ:

Đại diện Giám-Đốc Hỏa-Xa tại Đà-Nẵng (1963-64)

Trưởng Ty Khai Thác Hỏa-Xa (Saigon-Phan Thiết)

Tháng 4 năm 1965 được gọi nhập ngũ, theo học khóa 20 Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức.Từ 1966 đến tháng 4/1975: phục vụ ngành Quân-Pháp, Bộ Quốc-Phòng, với tư cách thẩm phán quân sự:

- Thẩm phán Công Tố, Tòa Mặt Trận Vùng 4 (Cần-Thơ)

- Dự Thẩm Tòa Án Quân Sự Saigon

- Thiếu Tá Thẩm Phán Công Tố, Tòa Mặt Trận vùng 3 và Biệt Khu Thủ Đô (Saigon)

Sau 1975, đi tù cải tạo ở Yên-Báy, Vĩnh-Phú và Xuân-Lộc.

Được trả tự do tháng 8-1984.

Qua Mỹ cùng gia đình đầu năm 1991 theo diện H.O. và định cư tại Houston, Texas từ đó đến nay.

Charlie Nguyễn xuất thân đạo dòng, gia đình Công Giáo chính cống từ đời các nhà truyền giáo mới đến truyền đạo ở xứ Ninh Cường, Bùi Chu (thế kỷ 16).

Vài lời tâm huyết của tác giả:

Đây là bản thảo trên computer do tôi in ra để gửi đến một số giới chức cao cấp hữu trách của Giáo hội Công Giáo có liên quan trực tiếp đến những vấn đề đã được nêu ra trong bản thảo này. Mặc dầu Giới Tu Sĩ Công Giáo Việt Nam nói chung là đối tượng phê bình chính yếu tôi nhắm tới, nhưng tôi không coi họ là thù địch. Nhiều người trong họ vẫn luôn luôn là những người bạn thân thiết và là anh em ruột thịt của tôi. Tôi chỉ ước mong các anh em bạn hữu Công Giáo và xin quý vị hãy coi đây như một bản tường trình giải bày tâm sự của tôi đến quý vị. Đứng trên cương vị quốc gia dân tộc thì đây là một việc "đóng cửa bảo nhau". Nếu chỉ đứng trên lập trường thuần túy tôn giáo thì đây là một hành vi "mở cửa bảo nhau", nhưng dầu sao chăng nữa tôi với quý vị Tu Sĩ Công Giáo vẫn là "người nhà" với nhau mà thôi. Chẳng qua nói thật mất lòng chứ tôi không hề có một thù oán riêng tư nào với quí vị. Tôi chỉ chống lại những điều sai trái của Giáo Hội Công Giáo chứ tôi không chống đồng bào Công Giáo, trong đó có tổ tiên, ông bà cha mẹ, vợ con, anh chị em ruột thịt, bà con dòng họ thân thích nội ngoại và 95% bạn bè thân thiết của tôi đều là Ki Tô Hữu!

Mọi người thân yêu nhất của tôi đều đang có niềm tin Công Giáo. Tôi không có một lý do nào để căm thù cái đạo gốc của mình. Tuy nhiên, tôi không thể nào chấp nhận được cái thói cao ngạo láo xược của đại đa số tu sĩ Công Giáo luôn luôn cho rằng chỉ có Công Giáo là duy nhất thánh thiện, duy nhất đúng đắn. Họ gọi mọi tôn giáo khác là các đạo thờ quỉ. Sự thật chẳng có tôn giáo nào thờ quỉ cả vì theo giáo lý Công Giáo Quỉ là kẻ bị Chúa phạt đày xuống hỏa ngục. Như vậy, quỉ là kẻ thất bại và bị tước đoạt mọi quyền năng. Liệu có ai ngu xuẩn để tôn thờ một kẻ không còn quyền năng gì mà còn đang bị giam trong lửa hỏa ngục? Các tu sĩ Công Giáo thường có thói quen gọi các đạo khác là "bụt thần ma quỉ" chẳng qua chỉ muốn dùng danh từ này để nhục mạ các tôn giáo khác, nhất là để nhục mạ đạo Phật.

Nếu các tôn giáo khác có ai gọi Công Giáo là đạo thờ quỉ, chắc chắn Công Giáo sẽ gây thánh chiến thật thảm khốc chống lại tôn giáo đó. Vậy mà trong các sách kinh Công Giáo vẫn còn chình ình rất nhiều những câu kinh nhục mạ các tôn giáo khác. Thật là một sự tự cao tự đại một cách trơ trẻn và không sáng suốt.

Sự tự cao tự đại đó ai cũng có thể nhận thấy rõ ràng khiến cho các tu sĩ Công Giáo không thể chối cãi. Nhưng cái tội ác của giáo hội Công Giáo ở chỗ đã nhân danh cái quyền tự phong là "độc quyền chân lý" để tàn sát các đạo khác bằng các cuộc "thánh chiến" [Chiến tranh là chết người, là đau khổ thì không thể gọi là thánh được.] đẫm máu và bằng các tòa án tôn giáo đưa hàng triệu người lên dàn hỏa để thiêu sống trong nhiều thế kỷ qua là một tội ác không thể không nguyền rủa.

Sau 40 năm chuyên nghiên cứu về Kitô Giáo, giáo sư cựu linh mục Công Giáo gốc Ái Nhĩ Lan John Dominic Crossan, đã từng được giải thưởng của Hàn Lâm Viện Hoa Kỳ, tác giả tác phẩm best sellers "The Historical Jesus" và "Who is Jesus" đã viết về giáo hội Công Giáo như sau: "Con đường độc đạo chỉ có ta là duy nhất tuyệt đối đúng có nghĩa là tất cả nọi người khác đều phải chết". (One way I alone can be absolutely right is for all others to be dead – "Who is Jesus" Harper – Collines 1996, page 30). Công Giáo La Mã có quyền gì mà dám nhân danh thần linh để hủy diệt mọi người không chấp nhận các tín điều bậy bạ vô luân của Công Giáo. Bề ngoài, các tín đồ Công giáo – Tin lành đều suy tôn Jesus lên làm Thiên Chúa toàn năng, nhưng bọn lãnh đạo tối cao của các tín đồ đáng thương đó thật sự chỉ coi Jesus như một hình nộm. Nói đúng hơn, Jesus chỉ là một tấm bình phong do bọn đế quốc dựng lên để chúng núp phía sau lợi dụng trong mưu đồ thâu đoạt quyền lực và của cải vật chất. Trong các thế kỷ từ 4 đến 7, đế quốc La mã Byzantine đã xử dụng Jesus và cây thập giá của ông ta làm lá cờ xâm lược Âu châu và Bắc Phi. Trong những thế kỷ kế tiếp, các bạo chúa Công giáo như Clovis, Charlemagne đã dùng bạo lực để ép buộc các nước Âu châu phải theo đạo. Bất cứ ai bất tuân lệnh đều bị tàn sát dã man. Chính vì thế mà nhiều nước Âu châu đã trở thành những nước toàn tòng Công giáo. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 với sự xuất hiện của Phong trào Soi sáng (Enlightenment Movement) các nước Tây phương bắt đầu tỉnh ngộ và đạo Công giáo cũng bắt đầu đi vào con đường suy thoái.

CÁCH LÀM TIỀN CỦA VATICAN

Tiếp sau quyền lực là Tiền. Tiền là mối quan tâm hàng đầu của Vatican vì dành quyền là để chiếm độc quyền làm tiền. Các bộ óc siêu đẳng về tài chánh được xử dụng tìm mọi cách để làm giàu: ban các chức thánh, bán ơn đại xá Tòa Thánh, ơn tha tội (indulgence) cho người chết trong lễ cầu hồn, tổ chức hành hương, tổ chức năm thánh (jubilee) bán thánh tích v.v...

Trong năm thánh 1300 (the jubilee year of 1300) tiền bán ơn tha tội cho người chết gồm cả tiền mặt và vàng bạc nữ trang nhiều đến nỗi Tòa Thánh phải cho các tu sĩ dùng cào để cào thành đống tại Đền Thánh Phêrô. Thế kỷ 13 được coi là thế kỷ sáng chói của Tòa Thánh về phương diện tài chánh. Tòa Thánh sản xuất nhiều thánh tích giả để đem bán đấu giá. Thậm chí có cả chiếc răng sữa và miếng da qui đầu của Chúa Jesus! Có cả tã lót và bình sữa Đức Mẹ dùng nuôi Chúa lúc nhỏ. Tổng số đinh và gỗ thu lượm tại Jerusalem được gán cho là gỗ của thập giá và đinh đóng vào tay chân Chúa nhiều đến nỗi có thể dùng đóng chiến hạm! Chúa chỉ bị đâm cạnh sườn bằng một cây giáo, vậy mà Tòa Thánh chính thức bán đấu giá tới 3 cái! Các sử gia đã phải gọi Giáo Hội Công Giáo là giáo hội đói tiền (A money-hungry church). Giáo hội đã biến Núi Sọ của Chúa thành NÚI VÀNG: Church turn Golgotha (mountain of Skulls) into Golconda (mountain of gold). Nguyên nhân thúc đẩy các thập tự quân đi đánh các nước Hồi Giáo là lòng ham muốn chiếm đoạt tài sản của họ. Sử gia Lloyld Graham viết trong The Deceptions and Myths of the Bible, trang 472: "Núi vàng biến thành chiến trường của thập tự quân. Động cơ chính yếu là lòng thèm muốn của dân Âu Châu đối với sự giàu có huy hoàng của người Ả Rập" (Golcond was turned into battleground of the Crusades. The real motivation was hungry Europe’s envy of the wealth and splendor of Araby). Sử gia Lloyld kết luận: "Sử gia sau tôi sẽ viết một cuốn sử khác tựa đề là: Sự suy đồi và sụp đổ của giáo hội Công Giáo". (Another historian will write another book and he will call it: The Decline and Fall of the Roman Church).

Từ ngày Constantine lập ra đạo Công Giáo, giáo hội đã mau chóng trở thành giàu có ngoài sức tưởng tượng. Thời Trung cổ, giáo hội là sở hữu chủ các thành phố tại Âu châu. Tất cả các quốc gia Công Giáo đều buộc dân chúng phải nộp thuế cho Tòa Thánh. Năm 1170, Giáo Hoàng Alexander II ra đạo luật buộc mọi khế ước, di chúc phải được tu sĩ thị thực và thu lệ phí mới có giá trị.

Việc bán ơn đại xá (tha tội cho linh hồn người chết) là một nguồn thu nhập khổng lồ của Vatican. Dân Ái Nhĩ Lan có câu tục ngữ: "Tiền nhiều lễ lớn, tiền ít lễ nhỏ, không tiền không lễ" (High money high mass, low money low mass, no money no mass). Đến thế kỷ 19, dư luận Âu Châu cho rằng có rất nhiều linh hồn đã bị lãng quên (forgotten souls in Purgatory) cần phải được Tòa Thánh cầu nguyện tập thể cho họ. Do đó, Tòa Thánh lập ra Lễ Các Thánh vào ngày 2 tháng 11 hằng năm để cầu cho các vong hồn không có thân nhân nộp tiền xin lễ ở các nhà thờ! Lễ Các Thánh bắt đầu có từ 1856.

Để các đồng đạo Việt Nam của tôi có một cái nhìn khái quát về guồng máy đầu não điều khiển giáo hội, về các biến cố lịch sử cận đại của thế giới có liên hệ đến Tòa Thánh và nhất là các giáo hoàng có liên hệ đến chiến tranh Việt Nam như Pio XII, Gioan XXIII, Paul VI, Jean Paul II, tôi xin tóm lược tác phẩm Vicars of Christ – The Dark Side of The Papacy [Tác phẩm này có dành một chương viết về các giáo hoàng dâm loạn đăng trong cuốn "Tại sao không theo đạo Chúa" tập 1.]

Của cựu Linh Mục dòng Tên Peter de Rosa do Crown Book Editions xuất bản năm 1988. Đây là một tác phẩm best-seller (bán chạy nhất) trong nhiều năm của một tác giả được báo chí gọi là siêu điệp viên quốc tế về thâm cung bí sử của Vatican.

Ký giả Paul Hofman của New York Times, tờ nhật báo lớn nhất thế giới, đã định cư tại Rome từ năm 1938 và làm việc tại đây liên tục trong 35 năm liền với tư cách ký giả chuyên nghiệp kiêm siêu điệp viên quốc tế. Ông trở thành "bạn thân" của hầu hết các giới chức cao cấp tại Vatican qua các triều đại giáo hoàng từ Pio XII (38-39) cho đến đương kim giáo hoàng John Paul II. Giới ký giả quốc tế gọi ông là "The Vatican Watcher" hoặc "The Vatican Insider" có nghĩa là điệp viên nằm vùng tại Vatican . Ông viết nhiều tác phẩm giá trị về Vatican như "Rome: The Sweet Temptuous Life", "O Vatican, A Slight Wicked View of The Holy See" và tác phẩm độc đáo mang tựa đề La Tinh "Octopus Dei" có nghĩa là "Con Bạch Tuộc của Đức Chúa Trời".

Qua các tác phẩm của ông, người đọc được biết rất nhiều chuyện thuộc loại thâm cung bí sử của Vatican . Ở đây chúng tôi xin tổng hợp các tác phẩm trên của ông và chỉ thuật lại mấy nét điển hình về quốc gia đô thị (State City ) có một không hai này của thế giới.

- Về phương diện thần quyền, Vatican là thủ đô của một đế quốc tinh thần bao gồm gần một tỷ thần dân là các tín đồ Công Giáo La Mã rải rác khắp năm châu. Giáo hoàng là hoàng đế, các hồng y là hoàng tử, 4000 giám mục là các cán bộ cao cấp, 400.000 cán bộ hạ tầng cơ sở được mệnh danh là "linh mục", tương đương với cấp "manager" trong các đại công ty. Ngoài ra, Vatican còn có một đội ngũ gồm 1 triệu nữ tu, phần đông hành nghề dạy học, y tá và sản xuất các mặt hàng tiểu công nghệ.

- Về phương diện thế quyền, Vatican là một tiểu quốc, giáo hoàng là quốc trưởng với 450 cư dân, tuy nhiên chỉ có 280 cư dân mang quốc tịch Vatican mà thôi. Vatican là lãnh thổ quốc gia nhỏ nhất thế giới, diện tích vỏn vẹn 44 hectares (bằng 1/6 Monaco) nhưng có quốc kỳ, quốc ca riêng biệt và có liên hệ ngoại giao trên cấp bậc đại sứ với hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Tổng số các nhân viên phục vụ thường xuyên cho Vatican gồm có 4500 người sống rải rác chung quanh Rome (quét đường, cắt cỏ, xây cất sửa chữa lầu đài dinh thự...). Vatican cung cấp lợi tức cho 3 triệu dân Rome qua ngành du lịch của khách hành hương, ngành sản xuất các ảnh tượng và các dụng cụ làm lễ của tu sĩ. Nếu vì lý do nào đó Vatican bị sụp đổ, hậu quả trước mắt là 3 triệu dân Rome sẽ bị thất nghiệp!

Vatican là sở hữu chủ của một tài sản khổng lồ lên tới nhiều ngàn tỷ đô la. Tại Ý, Vatican là địa chủ lớn nhất. Cho nên Vatican khó có thể chui lọt qua cổng Thiên Đàng vì Chúa đã phán "Kẻ giàu vào nước Thiên Đàng còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim". Vatican City có 50 cung điện gồm 1000 phòng có máy lạnh, 977 cầu thang, 12.000 cửa sổ, 5 nhà thờ lớn và 11 viện bảo tàng, một tiệm thuốc tây, một ty bưu điện, 2 phi trường, 350 mét đường xe lửa và một đài phát thanh cổ nhất thế giới.

Mỗi hồng y được cấp một xe limousine màu xanh đậm, mỗi tháng được lãnh pay-check 1500 đô la và được chính phủ Ý miễn các thứ thuế.

Giáo hoàng có phi cơ phản lực riêng để đi xa. Muốn đi gần, ngài chỉ cần nhấc phone là không lực Ý phái trực thăng tới liền.

Văn phòng làm việc của giáo hoàng ngày nay là lâu đài Apostolic (Lâu Đài Tông Đồ) được xây cách đây một ngàn năm. Trong những thế kỷ đầu sau Công nguyên, Kitô Giáo không có giáo hoàng và chính thánh Phêrô cũng chẳng được làm giáo hòang ngày nào. Ngài có vợ có con và rất nghèo, không có nỗi một chỉ vàng làm nhẫn cho tín đồ hôn tay. Tính ngài vốn bình dân vì ngài cả đời chỉ chuyên đánh cá trên hồ Galilee nên không muốn mọi người cúi chào mình. Sách Tông Đồ Công Vụ thuật chuyện: Một hôm Phêrô đến nhà Cornelius, chủ nhà quì mọp xuống tỏ vẻ kính trọng. Phêrô nâng chủ nhà dậy và nói: "Hãy đứng dậy, tôi chỉ là người thường thôi" (Stand up, I myself am a man - Act 10: 25-26).

Công trường Thánh Phêrô là một công trường quốc tế. Đây là nơi hành hương mà hàng tỷ người mong ước được đến đó một lần trong đời chỉ để quì gối xuống sân đá đón nhận phép lành tòa thánh của giáo hoàng giơ tay lên ban xuống từ khung cửa sổ tòa lâu đài Apostolic! Đây là những show được trình diễn quanh năm. Không có một tôn giáo nào trên thế giới có thể có được những show độc đáo và thường xuyên như vậy. Ký giả Paul Hofman cho biết những show này đều được dàn dựng để trình diễn (tailor-made show for video) nhằm mục đích làm nổi bật vai trò của "Người Khổng Lồ Ngồi Sau Cửa Sổ!". Cũng từ cái cửa sổ này, giáo hoàng giống như con rùa lâu lâu lại thò đầu ra để công bố tín điều hoặc ban huấn thị cho toàn thể Hội Thánh. Từ hơn ngàn năm qua, các giáo hoàng đều tự cho mình là kẻ duy nhất trên hoàn cầu có thẩm quyền xác định hay phủ nhận mọi giá trị tinh thần tối hậu (Pope is the only one on earth to proclaim ultimate moral values).

Nhưng tất cả đều chỉ là những màn kịch. Người thực sự cai trị giáo hội không phải là giáo hoàng mà là CURIA tức "Văn phòng Điều khiển Giáo hội" gồm toàn những chuyên viên thuộc mọi lãnh vực. Những người điều khiển CURIA lại là những người dấu mặt (faceless) thuộc siêu quyền lực.

Các thành viên của CURIA đều là đàn ông. Vatican không chấp nhận cho đàn bà làm linh mục hoăc cho giữ một chức vụ nào trong Tòa Thánh. Lý do rất chính đáng là Chúa ngày xưa cũng chỉ chọn các thánh Tông đồ đều là đàn ông cả. Thật vậy, chẳng có một việc nào quan trọng của Chúa và của Hội Thánh có thể tin cậy mà giao cho cái đám đàn bà vô tích sự được !

Theo thống kê thì Vatican có khoảng 900 triệu tín đồ, nhưng trên thực tế số tín đồ Công Giáo La Mã hiện nay thực ra chỉ còn vài trăm triệu thôi. Giáo dân tại các nước giàu có như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và các nước có trình độ văn hóa cao đều rất ghét Vatican và khinh bỉ giáo hoàng ra mặt. Chỉ những nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha (Philippines và Việt Nam - Ch. Ng.) trình độ giáo dân hãy còn thấp kém nên vẫn kính sợ giáo hoàng như xưa! Ngày nay, giáo hoàng đi đâu cũng sợ bị phản đối và ám sát nên phải chui vào xe bọc sắt với những tấm kiếng chắn đạn. Thực ra, chính giáo hoàng cũng không còn tin tưởng vào sự che chở quan phòng của Thiên Chúa nữa! Xe chắn đạn của giáo hoàng được gọi là "The Pope Mobile" hiệu Mercedes, kiểu station-wagon, mang bảng số viết tắt là SCV (Stato Citta del Vaticano). Người Pháp chế diễu đọc là "Si Christ Voyait-çà" (Ước gì Chúa Kitô nhìn thấy nó).

Những tước hiệu bịp bợm của giáo hoàng

Vào một buối sáng tinh sương trong tháng Giêng năm 1995, một đám đông khổng lồ chưa từng thấy, khoảng trên 5 triệu người, từ khắp năm Châu đã tụ hội tại thành phố Manila (thủ đô của Philipines) để xem một buổi lễ Mi-sa ngòai trời của Giáo hoàng John Paull II. Ngoài sự háo hức cuồng tín, đám đông còn bị thôi thúc bởi óc tò mò nên họ đã chen lấn xô đẩy nhau để được nhìn thấy “vị cha chung” của họ bằng xương băng thịt. Nhiều người bị thương phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Chỉ có một số ít tu sĩ và giáo dân chọn lọc được phép gần Giáo hoàng mà thôi. Chung quanh giáo hoàng là một đội ngũ công an, mật vụ, cảnh sát và đủ loại nhân viên an ninh lên tới cả chục ngàn người!

Hàng triệu tín đồ đáng thương đành phải mon men đến gần các loa phóng thanh gắn rải rác khắp nơi trong thành phố để nghe giọng nói tiếng Anh pha giọng Ba Lan của giáo hoàng. Ngoài 5 triệu tín đồ có mặt tại thành phố này còn có hàng trăm triệu tín đồ trên khắp thế giới đang theo dõi buổi lệ này qua radio và truyền hình trực tiếp.

Cuộc công du của giáo hoàng tại Philippines lần này chỉ là một trong hàng trăm chuyến công du của ngài tới các nơi khác trên thế giới. Giáo hoàng tới đâu thì khung cảnh cũng tương tự như vậy. Điều đó đủ cho thấy giáo hoàng là người có ảnh hưởng chính trị lớn nhất trên hành tinh của chúng ta. Điều đáng chú ý là dù cho giáo hoàng trẻ hay già, dù mang quốc tịch Ý hay Ba Lan, dù đặc tính các nhân của giáo hoàng ra sao chăng nữa... tất cả đều không thành vấn đề.

Điều quan trọng hơn hết đã khiến cho giáo hoàng được những đám đông tín đồ cuồng nhiệt tôn sùng chỉ vì tin rằng giáo hoàng là người duy nhất trên thế gian có quyền “Đại diện Chúa Ki-tô” (Vicar of Christ) và “kế nhiệm thánh Phê-rô” (Sucessor of St. Peter). Đó là hai tước hiệu (titles) quan trọng nhất trong hơn một tá những tước hiệu của giáo hoàng.

Nhưng tất cả chỉ là những màn kịch được đạo diễn bời bọn Mafia chuyên nghiệp về tôn giáo. Tất cả những gì chúng ta thấy được chì là cái vỏ bên ngoài hào nhoáng của một giáo hội tội lỗi tự nhận là thánh thiện. Cái bề ngoài hào nhoáng đó không phải đã được tạo thành trong một sớm một chiều mà là kết quả do nhiều công trình sáng tạo của những bộ óc lưu manh siêu việt trong 17 thế kỷ qua!

Những tước hiệu “kế vị thánh Phê-rô” và “đại diện Chúa Ki-tô” của giáo hoàng do đâu mà ra và bắt đầu từ bao giờ? Những tước hiệu đó có nguồn gốc lương thiện chân chính hay chỉ là những trò gian manh bịp bợm? Vatican đã thổi phồng những tước hiệu đó nhằm mục đích gì và bọn chúng đã khai thác những tước hiệu này để gây tội ác như thế nào cho nhân loại? Bài viềt này dực trên những sự kiện lịch sử nhằm đưa ra những lời giải đáp cho những vấn đề nêu trên.

GIÁO HỘI GIAN ÁC

Trên đời này chẳng có tôn giáo nào cao hơn Lẽ Thật vì Lẽ Thật là chân lý hằng cửu. Cũng chẳng có tình nào cao đẹp hơn tình người với người, chứ không phải chỉ yêu Thiên Chúa, chà đạp con người như các tu sĩ của Vatican. Cả cái hệ thống tu sĩ của Vatcian là một tổ chức vĩ đại của những kẻ đạo đức giả. Chúng dựng lên thần linh quái đản là Thiên Chúa Ba Ngôi rồi nhân danh Thần Linh để khủng bố loài người và giết hại trên 200.000.000 sinh mạng vô tội trong 16 thế kỷ qua. Họ là cha đẻ ra các tai họa khủng khiếp cho loài người qua các chế độ nô lệ, chủ nghĩa diệt chủng Do Thái, chủ nghĩa phát Xít, chủ nghĩa Quốc Xã, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa kỳ thị phụ nữ, kỳ thị tôn giáo, kỳ thị chủng tộc và thậm chí cả chủ nghĩa Cộng Sản.

Năm 1917, Vatican đã viện trợ cho đảng Bolshervik của Lenin 660 triệu đô la (trị giá bằng nhiều tỷ đô la ngày nay) để Cộng Sản lật Nga Hoàng và diệt Chính Thống Giáo cho Vatican. Người Tây Phương có quá nhiều kinh nghiệm về Vatican nên đã gọi nó bằng một danh từ rất tượng hình và nhiều ý nghĩa, đó là Con Bạch Tuộc của Đức Chúa Trời (Octopus Dei). Sở dĩ mọi tổ chức tội ác còn tồn tại trên thế giới ngày nay là vì cái đầu của con bạch tuộc là Vatican vẫn còn tồn tại. Chỉ khi nào cái đầu của con bạch tuộc chết đi thì các cái vòi của nó là các thứ chủ nghĩa tội ác mới thật sự bị tiêu diệt.

Tất cả các cuộc chiến đấu của nhân loại ngày nay chỉ qui vào một cuộc chiến đấu duy nhất, đó là cuộc chiến đấu của những người thiện lành chống lại những thế lực tội ác do Vatican ngấm ngầm lãnh đạo. Con bạch tuộc khổng lồ Công Giáo La Mã cũng là đầu não của mọi hình thức khủng bố: Tòa án dị giáo với các dàn hỏa thiêu sống con người, bắt cóc ban đêm và đủ kiểu tra tấn hết sức dã man không kể xiết. Muốn hiểu tòa án dị giáo của Vatican kinh khủng như thế nào xin hãy đọc The Inquisition, Hammer of Heresy của Edward Burman, 254 trang. Dorset Press NY. 1992. Ngay trang đầu của cuốn sách, tác giả viết: "Tòa án dị giáo đồng nghĩa với khủng bố, bắt người ban đêm và đủ thứ tra tấn". Nó cũng được mô tả trong The Pit and The Pendulum của Edgar Poe, trong kịch Opera của Don Alhambra, trong những chuyện kinh dị của Gilber, Sullivan, Verdi và cả trong thơ của Tennyson..." The (Inquisition is synonymous with terror, noctural arrest and torture...)

Các tổ chức giáo hội là nguyên nhân gây ra thảm họa cho loài người chúng ta. Giáo hội tạo ra những ốc đảo tôn giáo chia rẽ con người. Các ốc đảo tôn giáo đó tranh chấp nhau để dành tín đồ nhằm tụ bè kết đảng không ngoài mục đích củng cố quyền lực cho các tu sĩ lưu manh của nhiều tôn giáo chứ cũng chẳng riêng gì của Công Giáo La Mã.Tự do tín ngưỡng (Freedom of beliefs) là một hình thức của tự do tư tưởng không có nghĩa là tự do thành lập giáo hội. Mọi người đều có thể có tín ngưỡng (niềm tin) của riêng mình nhưng không nhất thiết phải có giáo hội. Tín ngưỡng là niềm tin trong lòng, còn giáo hội là một tổ chức có hệ thống tu sĩ chỉ huy và với những đoàn thể được đoàn ngũ hóa để theo đuổi những mục tiêu nặng về thế tục hơn là tâm linh tôn giáo. Giáo hội là định chế chính trị lũng đoạn quốc gia và chia rẽ dân tộc. Muốn bảo toàn sự thống nhất quốc gia và hạnh phúc dân tộc, việc cần thiết là phải xóa bỏ mọi tổ chức giáo hội, không phân biệt là của tôn giáo nào.

Sở dĩ Công Giáo La Mã đã biến thành một tổ chức tội ác lớn nhất lịch sử loài người chính vì nó đã tiêu diệt các chi phái Kitô để thành lập một giáo hội duy nhất do đế quốc lãnh đạo. Trước thế kỷ thứ 4, Kitô Giáo đã có nhiều chi phái chủ trương không thành lập giáo hội, không xây nhà thờ mà chỉ có phòng hội, không thờ ảnh tượng và không có giáo lý cứng nhắc.

Giáo phái Macionism gọi Jehovah của đạo Do Thái là quỉ. Họ tin rằng Thiên Chúa thật phải là Thiên Chúa của Tình Thương (Real God: God of Love).

Qua 16 thế kỷ gieo rắc khủng bố cho loài người, tội ác chồng chất của Công Giáo La Mã đã cao ngất như núi. Đã đến lúc cái giáo hội của tội ác này phải đền tội và phải chết. Mới đây, nữ tu sĩ Angelica là người đứng đầu hệ thống truyền hình Công Gíao Mỹ "Eternal World Television Network" có 55 triệu khán giả tại 38 quốc gia có hệ thống tiếp vận của nó, đã tuyên bố trong một talk-show rằng: Thế giới Công Giáo không thể tránh khỏi đại thảm họa. Ngày tận thế của nó chỉ trong tầm tay. (Its end times are at hand).

Charlie Nguyễn

--

Việt Quốc Trịnh 
Vô Thường

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Tổng Thố

ng bố, bầu trời thủ đô Caracas rực sáng với những màn bắn pháo hoa, những người ủng hộ đã tràn ra các đường phố ăn mừng chiến thắng của Tổng thống Chavez.

Ông Hugo Chavez tái đắc cử Tổng thống Venezuela. (Ảnh: Reuters)

Mary Reina, một người ủng hộ Tổng thống nói: “Tôi đang mừng chiến thắng của Tổng thống với một trái tim đầy nhiệt huyết. Tổng thống Chavez là niềm hy vọng của toàn thể nhân dân Venezuela và khu vực Mỹ Latinh”.

Chúc mừng chiến thắng của ông Chavez, Tổng thống Argentina Cristina Fernandez đã viết trên Twitter: “Chiến thắng của Ngài Chavez là chiến thắng của chúng tôi và là chiến thắng của cả khu vực Nam Mỹ và Caribe”.

Tổng thống Hugo Chavez đã có bài phát biểu tuyên bố chiến thắng. Trong bài phát biểu, ông Chavez đã gọi chiến thắng của ông là chiến thắng của toàn thể nhân dân Venezuela.

Ông Hugo Chavez nói: “Đầu tiên tôi muốn cảm ơn toàn thể lãnh đạo phe đối lập đã thừa nhận sự thật, sự thật về chiến thắng của nhân dân. Đó là lý do tại sao tôi bắt đầu bằng việc cảm ơn họ, vì chúng ta đều là những người anh em trên quê hương của vị anh hùng dân tộc Simon Bolivar”. Tiếng nói của đa số phải tôn trọng tiếng nói của thiểu số. Đó là việc đầu tiên để hướng tới cuộc sống hòa bình cùng nhau”.

Ông Capriles đã thừa nhận thất bại và gửi lời chúc mừng đến Tổng thống Chavez. Ông Capriles nói: “Với tôi, ý nguyện của người dân là một điều đáng trân trọng. Và tôi muốn cảm ơn hơn 6 triệu người dân Venezuela đã đặt niềm tin vào tôi. Tôi mong ông Chavez sẽ là một vị Tổng thống sáng suốt đại diện cho toàn thể người dân Venezuela”.

Những ấn tượng qua hai nhiệm kỳ

Kinh tế phát triển: Trong 13 năm cầm quyền của Tổng thống Hugo Chavez, nền kinh tế Venezuela phải trải qua hai cuộc suy thoái: Cuộc tổng bãi công của ngành dầu khí Venezuela và cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008-2009.

Ngay sau khi cuộc tổng bãi công ngành dầu khí kết thúc, các nhà phân tích đã dự đoán một tương lai tồi tệ của nền kinh tế Venezuela với một quá trình hồi phục khó khăn và chậm chạp. Tuy nhiên, kinh tế Venezuela đã phục hồi rất nhanh chóng và tăng trưởng với tốc độ kỷ lục trong vòng 5 năm sau đó, với GDP thực tế tăng gần gấp đôi, GDP năm 2008 đạt tới hơn 315,6 tỷ USD.

Kinh tế Venezuela hiện đã tăng 9 quý liên tiếp, bắt đầu từ quý II/2010 đến quý III/2012. Về tình hình nợ công của Venezuela chỉ ở mức 45,5% GDP. Đặc biệt, tỷ lệ lạm phát trong tháng 7/012 của Venezuela lần đầu tiên ở dưới mức 20% kể từ năm 2008 và tiếp tục giảm xuống còn 18,1% trong tháng 8/012. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 7,9% trong tháng 8/012, so với mức 15% trong năm 1999 và mức đỉnh 17,8% trong năm 2003.

Theo số liệu của WB, GDP bình quân đầu người của Venezuela trong năm 1997 chỉ ở mức 3.739 USD, đến năm 2011 con số này đã tới mức 10.810 USD. Tính từ năm 2004 cho đến nay, GDP bình quân đầu người của Venezuela tăng trung bình 2,5% mỗi năm. Tỷ lệ người nghèo và cùng cực tại Venezuela đã giảm đáng kể, chỉ còn 31,9% và 8,6%.

An sinh xã hội được bảo đảm: Trong suốt 13 năm cầm quyền, Tổng thống Hugo Chavez được biết đến rộng rãi là một người rất chú trọng đến các chương trình an sinh xã hội cho người dân, đặc biệt là tầng lớp người nghèo. Nhờ các khoản đầu tư của chính phủ bằng lợi nhuận thu được từ dầu mỏ vào các chương trình an sinh xã hội, một số lượng lớn người dân Venezuela đã cải thiện được đời sống, có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục và nhà ở…

Trong vòng 10 năm của cuộc cách mạng Bolivia, Cính phủ Venezuela đã lấy nguồn thu từ dầu mỏ đầu tư hơn 400 tỷ USD vào các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho người dân. Đáng chú ý như chương trình hỗ trợ nhà ở, chỉ tính riêng giai đoạn 2011 - 2012, chính phủ đã cấp hơn 80 tỷ bolivares (Bs.), tương đương 20 tỷ USD để xây dựng nhà ở cho người dân Venezuela, thông qua chương trình hỗ trợ nhà ở của Cính phủ.

Trong lĩnh vực giáo dục, tính đến năm 2011, ngân sách cấp cho giáo dục tại Venezuela đã vượt 45 tỷ Bs.

Phát biểu sau lễ khánh thành các cơ sở dạy học tại Caracas, ông Chavez cho biết, dưới thời Chính phủ Bolivia có gần 8 triệu học sinh ở các cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, tăng tới 25%.

Trong lĩnh vực phòng chống tội phạm bạo lực, Chính phủ Venezuela đã thực hiện nhiều biện pháp nghiêm ngặt nhằm giảm xuống mức thấp nhất tỷ lệ tội phạm bạo lực tại nước này.

Hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Các chuyên gia phân tích cho rằng, những thành tựu mà chính phủ của Tổng thống Hugo Chavez đã đạt được trong 13 năm qua về kinh tế, chính trị, xã hội là một thực tế không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để duy trì và phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được nhằm bảo đảm kinh tế tăng trưởng bền vững, tình hình chính trị - xã hội ổn định, trong nhiệm kỳ 3 này, Tổng thống sẽ còn rất nhiều việc phải làm nhằm hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

Từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Chavez đã thực thi nhiều chính sách kinh tế như cải cách ruộng đất, dân chủ hóa hoạt động kinh tế, thực hiện chương trình quốc hữu hóa trong nhiều lĩnh vực đáng chú ý như: dầu khí, nông nghiệp, tài chính, công nghiệp nặng, khai mỏ…; từng bước tăng khả năng tự chủ độc lập khỏi Mỹ và phương Tây bằng việc nâng cao sản lượng dầu mỏ, tăng cường hội nhập kinh tế và chính trị với các quốc gia Mỹ Latinh khác.

Vì vậy, để có thể đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững, một trong những điều kiện tiên quyết là Chính phủ Venezuela phải đưa ra được những chính sách kinh tế thích hợp, tìm cách đa dạng hoá các ngành kinh tế để từng bước giảm sự phụ thuộc vào ngành công nghiệp dầu khí.

Các vấn đề an sinh xã hội cũng còn nhiều thách thức cần vượt qua. Về vấn đề nhà ở, hiện tại nhu cầu nhà ở của người nghèo vẫn rất cao, Venezuela cần xây dựng ít nhất thêm hai triệu ngôi nhà nữa mới đáp ứng đủ nơi ở cho người nghèo đang sống tạm bợ tại các khu ổ chuột.

Trong lĩnh vực giáo dục, mặc dù Chính phủ Venezuela đã đạt được tiến bộ trong việc tăng đầu tư cho giáo dục và tăng tỷ lệ học sinh đến trường. Theo WB, vẫn còn gần 200.000 trẻ em Venezuela trong độ tuổi đi học không được đến trường, 5% người trưởng thành mù chữ và 6% trẻ em nữ bỏ học trước khi hoàn thành bậc tiểu học, trong khi đó con số này với học sinh nam là 10%. Báo cáo của UNICEF, trong số 67% số học sinh nam và 75% số học sinh nữ tiếp tục theo học cấp trung học cơ sở thì tỷ lệ theo học thường xuyên lần lượt chỉ là 30% và 43%.

Như vậy, với sự tái đắc cử nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ 3 của ông Hugo Chavez đã phản ánh nguyện vọng của đa số người dân đang hướng về tinh thần của cuộc cách mạng Bolivar – hướng về một tương lai tốt đẹp của Chủ nghĩa Xã hội hiện đại của thế kỷ XXI mà các nhà xã hội chủ nghĩa cánh tả Mỹ latin đang theo đuổi./.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Phó Đề ĐỐc Hoàng cơ Minh

Cuộc đời của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh
(Tác giả: Phan Lạc Tiếp)
Tôi xin gửi tới những ai yếu mến và tiếc thương Phó Đề Đốc Hoàng CơMinh một bài viết phong phú và đôn hậu về cuộc đời của ông.
30 năm trước đây, cảm khái trước cuộc lên đường hào hùng của Hoàng CơMinh, thi sĩ Giang Hữu Tuyên đã sáng tác tặng ông bài thơ “Bông BưởiChiều Xưa”, nhạc sĩ Châu Đình An đã phổ nhạc bài thơ này và diễn tả
bằng giọng hát mượt mà những giòng thơ nhạc nên thơ và hùng tráng đó…
http://amnhac.fm/index.php/nhac/C/134-chau-dinh-an/655-bong-buoi-chieu-xua/7782-bong-buoi-chieu-xua
Phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh
1935 Sinh tại Hà Nội
1955 Tốt nghiệp Khóa 5 Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang
1955-1962 Ðảm nhận nhiều trách vụ trên chiến hạm và đơn vị bờ
1962-1964 Chỉ Huy Trưởng Phân Ðội IV. Trục Lôi Hạm
1964-1966 Tùy Viên Quân Sự tại Hán Thành/Nam Hàn
1966-1968 Chỉ Huy Trưởng Hải Ðội 1
1969 Tốt nghiệp Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp / Ðà Lạt
1969-1971 Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị Bộ Tư Lệnh Hải Quân
1971-1974 Tư Lệnh Lực Lượng Thủy Bộ 211
1974 Vinh Thăng Phó Ðề Ðốc Hải Quân
1974-1975 Tư Lệnh Vùng II Duyên Hải, Kiêm Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Nhiệm 21
1975 Tị nạn tại Hoa Kỳ
1976-1978 Sáng lập Lực Lượng Quân Nhân Việt Nam Hải Ngoại
1979 Sáng lập Lực Lượng Quân Dân Việt Nam Hải Ngoại
1981 Rời Hoa Kỳ về khu chiến
1980-1987 Chủ Tịch MTQGTNGPVN
Ngày 28/08/1987 Hy sinh trên đường đấu tranh Giải Phóng Việt Nam
Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh
Khi tôi ra trường đầu thập niên 60, tổng số sĩ quan trong Hải Quân
chưa đến 300 người. Quân số tất cả Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Đoàn Viên
của Hải Quân vào khoảng 4000 người mà thôi. Do đó hầu như chúng tôi
biết tên, biết tuổi và tính tình của tất cả những vị sĩ quan đàn anh.
Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân sốcủa tất cả Hải Quân trên 40
ngàn, trong đó sĩ quan có đến mấy ngàn. Riêng cấp tướng có 10 vị đang
tại chức và 1 vị đã về hưu vì đáo hạn tuổi. Trong những sĩquan cấp
tướng này có thể chia ra làm 2 loại. Thứ nhất là những vị sĩ quan xuất
thân khoá 1 Nha Trang do Pháp huấn luyện trên Hạm Đội Viễn Đông
(Division Navale D Extreme Orient), với thâm niên quân vụ và chức vụ,
nên ưu tiên lên tướng trước với cấp bậc 2 sao, 3 sao. Thứ hai là
những vị tướng mới lên sau này, 1 sao, khi cuộc chiến ở giai đoạn cam
go và Hải Quân bành trướng mau lẹ, bao gồm những sĩ quan xuất thân
khoá 1 trường Sĩ Quan Hải Quân Brest, do Pháp huấn luyện; khóa 2, khoá
3, khoá 4 và khoá 5 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang. Ông Hoàng cơ Minh xuất
thân khoá 5, lên tướng, là người độc nhất trong khoá ông được vinh dự
này. Đa số những sĩ quan khoá 5 mang cấp bậcđại tá, có người còn đeo
trung tá. Như lời Đại Tá Nguyễn văn May cùng khoá với ông, nhận định
rằng: "Trừ lon Trung Uý là chúng tôi cùng lên chung, sau đó hầu như
cấp bậc nào ông Minh cũng lên trước anh em bởi những công trạng đặc
biệt. Ông Minh quả là người xuất sắc, hơn người".
Trong thời gian thụ huấn, là Sinh Viên Chuẩn Uý, chúng tôi nhìn những
Sĩ Quanđàn anh đã ra trường bằng một tấm lòng khao khát và ngưỡng mộ.
Nói chi đến vị Đại Uý Hạm Trưởng, ba vạch vàng trên vai và huy hiệu
Hạm Trưởng gắn trên nắp áo. Các vị ấy cao xa quá, tài giỏi quá. Xung
quanh các vị ấy là cả một vùng sương mù của huyền thoại. Ông này khó
tính, chì sóng. Ông kia cặp cầu xuôi sóng mà êm như để. Ông khác tuy
rất thâm niên nhưng không thích làm việc trên bờ,chỉ thích đi tàu...
Lúc ấy Đại Uý Hoàng cơ Minh đang là Hạm Trưởng trục lôi hạm Bạch Đằng
II, HQ 116. Chiến hạm tuy nhỏ nhưng mới tinh, trên ống khói có gắn một
huy hiệu vẽ một mỹ nhân ngư cầm cái chổi (để quét mìn). Bên trên huy
hiệu này là một chữ ƯU bằng đồng thau sáng loáng,
chứng tỏ trong kỳ thanh tra thường niên vừa qua, chiến hạm đã đạt được
điểm tốiđa trên mọi lãnh vực: thi hành tốt các công tác đã được chỉ
định; bảo trì toàn hảo tất cả các loại máy móc trên tàu; và tinh thần
phục vụ của nhân viên rất cao.
Khi bước chân xuống thực tập trên trục lôi hạm này, chúng tôi thấy
khác hẳn những chiến hạm khác. Vì hầu như nơi đâu trên tàu nếu không
được sơn phết sáng trưng, đều được đánh đồng bóng lộn. Không có những
chỗ hoen rỉ, vàng úa bọng sét. Vì chiến hạm này vỏ bằng gỗ, không rỉ
sét, nhưng dễ vỡ. Vận chuyển phải thật khéo léo, tránh va chạm như
loại tàu vỏ sắt. Kim loại dùng trên tàu này một phần là sắt, thép đã
được khử từ, mà đa số cơ phận làm bằng đồng thau. Lý do đồng thau
không bị hút bởi từ lực, tránh nguy hiểm cho chiến hạm đi gần loại mìn
từ tính. Ngay trên sân chính là một mặt trống khổng lồ để phá mìn âm
thanh. Bên cạnh đó là cả một cuộn giây cable đường kính có đến gần 10
phân, nằm chình ình trong trục quay.
Đối với chúng tôi, những sinh viên chưa ra trường, quang cảnh ấy là cả
những gì choáng ngợp, khó khăn. Tôi và mấy người bạn cùng khóa đứng
nghiêm túc trên đài chỉ huy, quan sát và ghi chép mọi diễn tiến tại
đây, chiêm ngưỡng vị Hạm Trưởng, Đại Uý Hoàng cơ Minh đứng điều khiển
con tàu.
Còi nhiệm sở vận chuyển kéo lên. Thuỷ thủ đoàn quần xanh đậm, áo xanh
xám nhạt, mặc áo phao màu đỏ, mau chóng chạy vào nhiệm sở. Lệnh Hạm
Trưởng ban ra sắc, gọn, được nhắc lại và thi hành rất chính xác. Khi
con tàu đã ở trên hải lộ,ngoan ngoãn hướng mũi ra cửa biển, Hạm Trưởng
đứng một lúc, hướng mắt ra khơi. Ông trở lại ghế dành riêng cho Hạm
Trưởng, thong thả châm một điếu Bastos, hít một hơi dài, thở khói mù
mịt, rồi ra lệnh: "Giải tán nhiệm sở vận chuyển." Gió thổi bay giây
hiệu kỳ chiến hạm lật phật. Một hồi còi dài ré lên. Nhưng tiếp theo
ngay là hồi còi nhiệm sở của phiên hải hành. Vị sĩ quan trưởng phiên
dơ tay chào Hạm Trưởng, biểu lộ sự sẵn sàng là sĩ quan đương phiên,
đứng ngay cạnh la bàn điện, ra lệnh cho phòng
lái. Đó là hình ảnh đầu tiên tôi có với niên trưởng Hoàng cơ Minh.
Sau này, khi đã ra trường, công tác và trách nhiệm đòi hỏi, đa số anh
em cùng khoá chúng tôi là những ngươi đi tàu tốt. Nhiều người đã là
Hạm Trưởng những chiến hạm lớn nhất của Hải Quân: khu trục hạm, tuần
dương hạm. Trong trận hải chiến lịch sử chống quân Trung Cộng tại
Hoàng Sa, ngày 19 tháng 1 năm 1974, hai trong bốn vị Hạm Trưởng tham
dự trận đánh là Sĩ Quan khoá 11. Tôi cũng từng là Hạm Trưởng, chỉ huy
một con tàu nhỏ, nhưng hình ảnh Hạm Trưởng Hoàng cơ Minh, vẫn là một
mẫu mực đẹp đẽ trong ký ức của tôi.
***
Từ năm 1965, cuộc chiến Việt Nam trở nên mãnh liệt, Quân Lực Mỹ ồ ạt
đổ vào Việt Nam . Bên cạnh đó, một số quốc giađồng minh của VNCH cũng
tham gia cuộc chiến, với nhiều sắc thái. Phi Luật Tân gửi Đoàn Y Tế
Dân Sự Vụ. Các quốc gia trong vùng gửi bộ binh tham chiến là ÚcĐại
Lợi, Thái Lan, Đại Hàn. Dân chúng Thủ Đô hẳn không quên tên 2 Sư Đoàn
Mãnh Hổ và Thanh Long và vòng đai bảo vệ Sài Gòn là Xa Lộ Đại Hàn, với
những sinh hoạt Dân Sự Vụ rất được báo chí nhắc đến của 2 Sư Đoàn kiểu
mẫu và thiện chiến này. Bên cạnh đó còn có các Dương Vận Hạm mang quốc
kỳ Đại Hàn hoạt động trên lãnh hải Việt Nam, thường đậu ở Bến Bạch
Đằng. Các chiến hạm này hiện diện tới những phút cuối cùng của cuộc
chiến. Nhiều người dân Thủ
Đô vào cuối tháng 4 năm 1975, đã rời khỏi nước trên những chiến hạm
này. Trong thời gian quân đội Đại Hàn tham chiến ở Việt Nam, HQ Thiếu
Tá Hoàng cơ Minh đảm nhiệm vai trò Tùy Viên Quân Lực của toà Đại Sứ
Việt Nam Cộng Hoà tại Đại Hàn.Đó là trách vụ của một sỹ quan cao cấp,
nhưng Thiếu Tá Hoàng cơ Minh đã hoàn tất công tác rất vẹn toàn. Những
ý kiến, những sắp xếp và những tài liệu hướng dẫn do ông soạn thảo để
tránh những hiểu lầm giữa hai dân tộc Việt Nam và Đại Hàn, chắc chắn
đã ảnh hưởng đến sinh hoạt của các Sư Đoàn và những chiến hạm nói
trên. Trong thời gian này tôi được biệt phái qua Nha Hoả Xa để lái tàu
dân sự. Ở đây trên 2 năm, nhìn bạn bè trong khoá lên lon vùn vụt, bỗng
động lòng trắc ẩn, tôi xin trở về
Hải Quân.
Lâu lắm mới mặc lại bộ quần áo nhà binh hồ thẳng nếp cứng quèo, đeo
lon cứ thấy ngượng như đeo lon giả. Vừa bước vào sân trại Bạch Đằng,
đụng ngay Trung Tá Hoàng cơ Minh ở hàng hiên cao ốc. Ông gọi lớn và
hỏi: "Cậu biến đi đâu mấy năm nay". Ông kéo tôi vào văn phòng ông: Văn
Phòng Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị ở góc từng trệt toà nhà
chính. Tôi trình bày hoàn cảnh của tôi. Ông bảo: "Thôi ở đây làm việc
với tôi." Chưa biết sẽ phụ trách công tác gì, nên tôi ngần ngại. Ông
bảo: "Để tôi dàn xếp, miễn là cậu thích làm việc với tôi. Coi như
xong, về nhà nghỉ thêm vài ngày nữa đi." Mấy ngày sau trở lại, ông
Minh nói: "Tôi thua. Đại Tá Ánh xin Tư Lệnh để cậu xuống Cần Thơ làm
việc với ông ấy rồi." Qua một vài nhiệm sở, mấy năm sau
khi tôi trở về Sài Gòn làm Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến Bộ Tư Lệnh Hải
Quân, thì ông Minh đã là một tên tuổi gắn liền với những chiến công ở
các vùng lửa đạn.
***
Từ năm 1970, Mỹ chuyển giao cấp tốc chiến hạm, chiến đỉnh và những căn
cứ tiếp vận cho Hải Quân Việt Nam . Trong thời gian chưa đầy 3 năm,
bắt đầu từ năm 1970, Hải Quân Việt Nam phải tuyển mộ và huấn luyện gần
30 ngàn Sĩ Quan và Đoàn Viên. Những sĩ quan đàn anh của tôi lên lon
vùn vụt mà hầu như không kịp với chức vụ và nhu cầu. Trước đó hai
tiếng Tư lệnh là một danh xưng độc nhất đầy tôn kính, chỉ để gọi vị Tư
Lệnh Hải Quân mà thôi. Bây giờ, từ năm 1970, ngoài vị Tư Lệnh Hải Quân
tại Sài Gòn, còn có nhiều vị Tư Lệnh khác: Tư Lệnh Vùng Duyên Hải, Tư
Lệnh Vùng Sông Ngòi, Tư Lệnh Lực Lượng.
Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của Miền Nam , ngoài những Giang Đoàn
Xung Phong ra, bây giờ có thêm trên 1000 chiến đỉnh đủ loại ngang dọc
trên khắp các vùng sông nước. Đó là những chiến đỉnh thuộc 3 Lực Lượng
Đặc Nhiệm: Lực Lượng Trung Ương, Lực Lượng Tuần Thám và Lực Lượng Thuỷ
Bộ. Đây cũng là nét rất đặc thù của Hải Quân Việt Nam . Vì trên thế
giới không có một một quốc gia nào có một lực lượng hải quân trong
sông to lớn và đa hiệu như thế. Niên trưởng Hoàng cơ Minh bây giờ là
Đại Tá, TưLệnh Lực Lượng Thuỷ Bộ. Đó là một lực lượng gồm khoảng 300
chiến đỉnh. Lực Lượng này được coi là dũng mãnh nhất, một mũi nhọn sắc
bén nhất trong sông ngòi của Hải Quân Việt Nam . Các chiến đỉnh của
Lực Lượng này vỏ dày, hoả
lực hùng hậu. Đặc biệt loại chiến đỉnh Tango, nóc bằng, trực thăng có
thể đáp xuống dễ dàng, có mặt ở khắp nơi, kể cả những vùng mà từ lâu
nay được coi là an toàn khu của địch. Từ Chương Thiện, Cà Mau, Sóc
Trăng đến Rạch Sỏi, Sẻo Rô, kinh Đồng Tiến, kinh Cổ Cò hóc hiểm sình
lầy, những "hàng không mẫu hạm tý hon" này đều có mặt, tạo ra những
phản ứng thần tốc, khốc liệt, kinh hoàng khiến đối phương không kịp
trở tay. Vì ngoài hoả lực cơ hữu của các chiến đỉnh và bộ quân tùng
đỉnh, khi cần, quân tiếp viện sẽ được trực thăng ào ạt chở tới,đáp
trên sàn tàu, mở đường, phản công và tản thương rất hữu hiệu. Nên mỗi
khi thấy chiến đỉnh của Thuỷ Bộ xuất hiện, địch chỉ còn có hai cách:
nằm im, ẩn mình; hoặc chẳng
đặng đừng thì liều lĩnh khai pháo rồi "chém vè" (chạy) để gục chết nát
thây mà thôi. Vì thế những vị chỉ huy trưởng bên Bộ Binh đều muốn có
những chiến đỉnh của Lực Lượng Thuỷ Bộ hoạt động trong vùng trách
nhiệm của mình.
Trong những cuộc hành quân sôi động, với một trực thăng biệt phái, ông
Minh hầu như hiện diện khắp nơi thuộc Vùng 4 Chiến Thuật. Những "đứa
con" của ông, hễ có đụng là đã thấy tiếng ông trên máy. Và khi khẩn
cấp, ngặt nghèo, không gọi, đã thấy ông bay trên đầu theo dõi, chỉ
thị, hỗ trợ và tiếp cứu.
Hãy theo dõi một đoạn bút ký của anh Nguyễn Đình Sài, cựu sĩ quan
trong Lực Lượng Thuỷ Bộ, diễn tả lại một trong những cảnh bi hùng từng
xẩy ra trên bao nhiêu khúc sông oan nghiệt trong cuộc chiến ở đồng
bằng sông Cửu Long: "...Tôi đang chỉ thị cho hai chiếc Alpha đến kéo
chiếc Monitor bị đạn ra thì bỗng thảm hoạ sẩy ra trước mắt. Thuỷ thủ
LVN trên chiếc Tango Bạch Hổ vừa trong ụ súng khẩu đại liên 20mm bước
ra ngoài, có lẽ không khí trong thành sắt quá hầm. Một tiếng "phụt"
vang lên, thây anh ngã vật xuống sàn, cáiđầu văng đâu mất tiêu. Trái
B41 không biết từ đâu bay tới hớt gọn cái đầu của anh, rồi lướt qua
sàn platform, nổ tung giữa sông... Tôi dùng máy báo cáo với "Thẩm
Quyền" đang bay trực thăng ở hướng tây, miệt Kiên Hưng. Qua tiếng
nói, tôi nhận ra giọng nói của "Thẩm Quyền", chính là Đại Tá Hoàng
cơMinh... Ông bảo đợi đó, đã có tiếp vận và tải thương đang trên đường
đến. Thếlà ông bay đi... Khoảng hơn giờ sau thì có tiếng máy tàu vọng
đến từ hạ giòng. Một đoàn giang đỉnh 5 chiếc gồm 3 Alpha và 2 Monitor
im lặng vô tuyến chạy vào,đến gần mới sang tần số hành quân để liên
lạc. Qua ánh đèn pin chiếu xuống sàn tàu hắt lên, tôi giật mình kinh
ngạc, nhận ra người đầu tiên nhảy sang tàu tôi chính là Đại Tá Hoàng
cơ Minh, Tư Lệnh Lực Lượng Thuỷ Bộ. Ông Minh bước đến xác thuỷ thủ N.,
lật tấm mền ra, cố ôm cái xác cụt đầu lên, cằm ông bạnh ra nhưmuốn kìm
chế nỗi thương tâm người thuộc cấp và lòng oán hận kẻ thù. Mọi người
lặng đi trong nỗi xúc động
tột cùng. Suốt cả đời tôi không bao giờ quên cảnh tượng bi hùng trong
giờ phútấy..."
Đọc đoạn búy ký này tôi rùng mình kinh sợ, hai tay nổi gai. Nhưng
trong Hải Quân, ai đã dấn thân vào những "vùng tử địa" như U Minh
Thượng, U Minh Hạ dưới quyền chỉ huy của tướng Minh, đều có những kỷ
niệm lạnh mình lo sợ, lẫn sững sờ mừng vui khi thấy vị Tư Lệnh của
mình bất ngờ xuất hiện nhưthế. Những cảnh huống ấy mỗi lúc mỗi nhiều,
chồng lớp và biến thể, thêm bớt thành những huyền thoại bao phủ hình
ảnh của niên trưởng Hoàng cơ Minh.
***
Nói đến những con kinh quan trọng trong đồng bằng sông Cửu Long, phải
nói đến kinh Phụng Hiệp, dài 140 cây số, nối liền ba tỉnh An Xuyên, Ba
Xuyên và Cần Thơ. Đặc biệt Ngã Bảy Phụng Hiệp là cửa ngõ, nơi hội tụ
và phân chia của ghe thuyền tới những vùng đất mầu mỡ quan trọng của
châu thổ Cửu Long, như trái tim chuyển máu đi nuôi toàn thân thể: từ
Phụng Hiệp đi Cái Côn đổ ra sông Hậu Giang; từ Phụng Hiệp xuôi kinh
Búng Tàu đi Năm Căn, Vĩnh Thuận, Cà mau; từPhụng Hiệp theo kinh Lái
Hiếu qua Trà Bang, Long Mỹ đi Chương Thiện, Rạch Giá... Bốn ngả còn
lại nối liền kinh rạch trong phạm vi tỉnh, huyện như Xẻo Môn, Sóc
Trang. Vì sự quan trọng này mà máu xương của người lính hai bên trận
tuyến đã liên tiếp gặp gỡ, đổ ra để giành giựt sự kiểm soát
thuỷ lộ huyết mạch này, như nhận định của Phó Đề Đốc Đinh mạnh Hùng,
Phụ Tá TưLệnh Hành Quân Sông: "Kinh Phụng Hiệp thuộc hệ thống thuỷ lộ
đi từ Hậu Giang, tỉnh Phong Dinh đến Cà Mâu, tỉnh An Xuyên. Quận Phụng
Hiệp, Phong Dinh, nơi gặp gỡ của nhiều con kinh, ranh giới của hai
tỉnh Ba Xuyên và Chương Thiện.Đây là thuỷ lộ huyết mạch chuyển vận lúa
gạo và hàng hoá giữa các tỉnh miền Hậu Giang với miền Đông, nên rất
quan trọng cho nền kinh tế quốc gia".
Khi làm Tư Lệnh Lực Lượng Thuỷ Bộ, ông Minh đã có mặt trên những khúc
thuỷtrình sắt máu này, như những người lính tiền phong tiến vào vùng
lửa đạn. Theo lời kể của anh Lý anh Kiệt, Tham Mưu Phó Hành Quân, kiêm
Trưởng Phòng 3 của Lực Lượng này trong các năm 1973-75, như sau: "Dọc
theo kinh Phụng Hiệp, từCần Thơ đi Sóc Trăng dài hun hút, năm 1974,
gần 50 đồn bót bị Cộng Quân san bằng. Tư Lệnh Quân Đoàn 4 ra lệnh:
bằng mọi giá phải xây dựng lại. Trong cuộc hành quân này vai trò của
Hải Quân rất là nặng nề: Dùng đường thuỷ mở lại đầu cầu. Chở Bộ Binh
tái chiếm. Yểm trợ Bộ Binh xây dựng lại đồn bót. Đặc biệt chú trọng
đến công tác Tâm Lý Chiến, Dân Sự Vụ, giúp dân xây dựng lại cửa nhà.
Nhưthế trong vùng "xôi đậu" này, dưới nước
thuỷ lôi nhiều như dừa khô; Trên bờ địch lẩn trong dân như trấu. Vậy
mà trên chiếc xe Jeep chạy dọc theo bờ kinh dài hun hút, tướng Minh
vẫn ra lệnh cắm hiệu kỳ 1 sao phấp phới. Khi di chuyển dưới nước, khai
diễn cuộc hành quân, ông ngồi trên mui chiếc Fom, đi đầu đoàn chiến
đỉnh, ngôi sao bạc vẫn lấp lánh trên vai áo. Mình đi theo ông, thấy
ông như thế, chẳng lẽ ngồi trong lòng tàu, đành cũng phải đứng quanh
quẩn sau ông. Một tràng đại liên, một quả B40 phụt ra là tất cả Bộ
Tham Mưu Lực Lượng bay hết. Không giải thích được. Có lẽ ông Minh tin
mạnh mẽ vào cung mệnh của mình trong lá số tử vi. Và có lẽ địch cũng
không thểngờ trên một chiến đỉnh nhỏ bé ấy lại có một ông tướng ngồi
trên mui tàu, dẫnđầu cuộc hành quân."
Nói về ăn uống, có nhiều người vẫn cho rằng Hải Quân sang trọng, ăn
uống kiểu cách, thừa mứa. Điều ấy có lẽ khá đúng trong thời gian đầu
dưới quy chế của Hải Quân Pháp mà thôi. Sau này, nhất là trong giai
đoạn cam go của cuộc chiến, mọi quân nhân, bất cứ cấp bậc, và quân
binh chủng nào, cuộc sống đều rất kiệm ước, khó khăn. Phó Đề Đốc Đặng
cao Thăng, xuất thân từ trường sĩ quan danh tiếng của Pháp, trường
Brest , cho hay: "Lương lậu chúng tôi chỉ đủ ăn. Hàng ngày chúng tôi
dùng cơm trong Câu Lạc Bộ, kể cả tướng Nguyễn khoa Nam , Tư Lệnh Quân
Đoàn. Tôi đôi khiăn cơm gánh (tà lọt) mua về từ chợ Cần Thơ."
Tướng Hoàng cơ Minh chẳng những không ra ngoài thông lệ ấy, mà ông còn
giản dịhơn nhiều. Anh Lý anh Kiệt cho hay: "Hàng ngày ông Minh ăn
trong Câu Lạc Bộ như những sĩ quan khác. Nếu bất ngờ có khách, ông sai
mổ ngay một con heo... (hộp). Thuốc thì như lính, rặt Bastos xanh,
khét lẹt. Khi bay thị sát chiến trường hay thăm viếng các đơn vị trực
thuộc, ông và đoàn tuỳ tùng, mỗi người đem theo một ổ bánh mì dài, hay
mấy bị cơm sấy và một bi-đông nước. "Tránh làm phiền những đơn vị",
ông luôn nhắc nhở các sĩ quan như thế. Lúc rảnh rỗi ông nghiền ngẫm bộ
Tam Quốc Chí. Trong khi tụi tao thì nghiện Cô Gái Đồ Long. Ông bảo:
Nhà binh phải thuộc Tam Quốc Chí. Hay lắm, áp dụng vào thực tế vẫn hữu
ích vô cùng..."
Nhân câu chuyện này cũng khiến tôi nhớ đến bữa tiệc được tổ chức tại
Bộ Tư Lệnh Thuỷ Bộ vào năm 1973, khoản đãi Tư Lệnh Hải Quân và phái
đoàn thanh tra.
Bữa tiệc diễn ra đúng nghi lễ. Các sĩ quan chủ cũng như khách mặc tiểu
lễtrắng, lon vàng mới óng ánh, giây biểu chương và huy chương cuống
rực rỡ. 6 người một bàn. Các bàn kê sát nhau thành một hàng dài, trải
khăn bàn trắng tinh. Tư Lệnh Hải Quân ngồi ở đầu bàn, chỗ ngồi danh dự
nhất. Đối diện với TưLệnh, cuối dãy bàn là vị trí của vị sĩ quan ít
thâm niên nhất, và đương nhiên là Sĩ Quan Ẩm Thực. Trước khi vào tiệc,
Sĩ Quan Ẩm Thực đứng lên, trịnh trọngđọc thực đơn, đúng theo truyền
thống Hải Quân trong những bữa tiệc quan trọng. Nhưng thực đơn hôm ấy
chỉ là mấy món ăn đơn giản như một bữa cơm thường trong Câu Lạc Bộ gồm
thịt kho, dưa giá. Món canh là một con vịt hầm rất kỹ trong một nồi
lớn, đầy nước đang xôi, bốc khói
nghi ngút. Bên cạnh đó là một đĩa rau sống khổng lồ, để nhúng vào nồi
nước hầm vịt. Vị Sĩ Quan Ẩm Thực hình như đã được học tập, chỉ thị chu
đáo, nên đã trình bày khá tỷ mỉ và duyên dáng về món ăn "quan trọng"
này. Đó cũng là món chính, món cuối cùng. Vì sau món đó là đồ tráng
miệng bằng chuối. (Có nghĩa là bữa ăn chỉ có thế thôi, không còn gì
thêm nữa đâu).
Tôi có tham dự bữa ăn này, vì lúc ấy tôi là Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến,
Bộ TưLệnh Hải Quân, tháp tùng Đô Đốc Tư Lệnh trong phái đoàn thanh
tra. Nghe đọc thực đơn chúng tôi không dám cười. Mọi người không ai
dám cười, vì bữa ăn này còn là một nghi lễ, được đánh giá, cho điểm
như một sinh hoạt của đơn vị. Sau tôi có hỏi một sĩ quan: Sao lại đơn
sơ quá vậy? Vị sĩ quan này cho biết: "Tư Lệnh chúng tôi không đồng ý
để các sĩ quan phải đóng nhiều tiền đãi khách. Thuỷ Bộ hành quân liên
miên, không có một ngân quỹ nào để khoản đãi pháiđoàn."
Việc này, mới đây (tháng 12, 2002), tôi có nhắc lại với anh Lý anh
Kiệt. Anh Kiệt nói: "Ông Minh lúc đầu còn chỉ thị tụi tao sẽ thu tiền
ăn các người tham dự, trừ Đô Đốc Tư Lệnh Hải Quân mà thôi. Thấy kỳ
quá, chính tụi tao bỏtiền ra đãi khách, ông Minh không biết. Không ai
dám cho ông biết sự thật đó cả. Cũng vì thế bữa tiệc cũng không dám
bày vẽ gì thêm".
Vẫn lời anh Lý anh Kiệt: "Cũng không biết thế nào mà nói. Ông can
trường, giản dị và liêm khiết như tao biết đã đành. Nhưng có những
điều tao nghĩ không ra. Như hồi 1974, đoàn convoi do giang đoàn của
Quyên (Thiếu Tá Nguyễn ngọc Quyên) khoá mình hộ tống, gặp tụi Việt
Cộng tấn công tàn bạo quá ở khúc sông khúc khuỷu Cổ Cò. Quyên kêu cứu
tao, là Tham Mưu Phó Hành Quân kiêm Trưởng Phòng 3, tao trình lên ông,
ông thuận, rồi tao xỉ một đơn vị thuộc Lực Lượng Thuỷ Bộ đang hành
quân gần đó cấp tốc đến tiếp cứu, giải vây. Đoàn giang vận mấy chục
chiếc, chở hàng ngàn tấn gạo, cá mắm, khi bị tấn công, chạy tản mát
tứtán, được tụi tao gom lại đầy đủ. Đoàn convoi tiếp tục lên đường về
Sài Gòn, không rơi một hạt thóc. Ít tháng sau, nhân Sinh
Nhật Một Năm của Lực Lượng, chủ đoàn convoi tìm đến Bộ Tư Lệnh Thuỷ
Bộ, với tinh thần hậu phương yểm trợ tiền tuyến, xin ủng hộ Lực Lượng
một triệu đồng đểLực Lượng làm lễ liên hoan. Tao mừng, và trình lên
ông Minh. Ông không cho nhận, còn xạc tao một trận. Thật không biết
sao mà nói."
Từ những can trường, dũng mãnh và hành xử đặc biệt ấy, ông Minh đã
thăng hoa,đeo sao ở Lực Lượng Thuỷ Bộ, qua mặt rất đông những vị đàn
anh. Từ đó lớp hào quang và huyền thoại quanh ông hầu như mỗi lúc mỗi
thêm dày đặc. Có những phỏngđoán, đồn đại: ông Minh sẽ nắm chức vụ
này, chức nọ nay mai.
Sau đó là lúc đất nước đến hồi nghiêng ngửa, vào tháng 3 năm 1975,
tướng Minhđược chỉ định ra Miền Trung làm Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải.
Một vùng duyên hải dài nhất trong 5 vùng, chạy dài từ Quy Nhơn đến
Phan Thiết, gồm những duyênđoàn 21 đóng tại Tam Quan, Hải Đội 2 Duyên
Phòng đóng tại Quy Nhơn (căn cứ cũcủa Duyên Đoàn 22 đã giải tán),
Duyên Đoàn 23 tại Sông Cầu, duyên đoàn 25 tại Hòn Khói, duyên đoàn 26
tại Bình Ba, duyên đoàn 27 tại Ninh Chữ và duyên đoàn 28 tại Phan
Thiết. Bộ Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải đóng tại Cam Ranh, chỉ huy tất cả 6
duyên đoàn, và mấy chục Duyên Tốc Đỉnh của Hải Đội Duyên Phòng, những
cơsở tiếp vận sửa chữa, các đài kiểm báo trong vùng và những chiến hạm
của HạmĐội biệt phái.
Ngày 31 tháng 3, Quy Nhơn địa đầu cực Bắc của vùng 2 Duyên Hải ở trong
tình trạng nguy ngập. Ngoài những đơn vị cơ hữu trực thuộc, trên mặt
biển ngoài khơi Quy Nhơn có những chiến hạm sau đây từ Sài Gòn biệt
phái hiện diện, đặt dưới quyền điều động của tướng Hoàng cơ Minh: HQ
2, HQ 3. HQ 7, HQ 400, HQ 403, HQ 406, HQ 505 và một số những chiến
hạm nhỏ. Tướng Minh hiện diện trên Tuần Dương Hạm Trần nhật Duật, HQ
3, do HQ Trung Tá Nguyễn kim Triệu làm Hạm Trưởng, tướng kỳ 1 sao
trắng trên nền xanh, phấp phới trên kỳ đài.
Sáng ngày 31 tháng 3, lệnh từ Sài Gòn, chỉ thị cho Hải Quân vào bãi
biển Quy Nhơn bốc Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Hai hải vận hạm HQ 403 và HQ
400, dưới sự đôn đốc của HQ Trung Tá Lê thuần Phong, Chỉ Huy Trưởng
Hải Đội Chuyển Vận, ủi bãi Quy Nhơn, trước trường Sư Phạm để đón quân
của Sư Đoàn 22 đang có mặt trên bãi. Nhưng tàu vừa hướng mũi vào bãi
ủi, bị hoả lực của địch bắn ra quá mạnh. B40 nổtung phía trước. Chiến
hạm phải lùi ra, trong nhiệm sở tác chiến, đồng thời thảthang giây và
lưới hai bên hông chiến hạm để anh em Bộ Binh leo lên tàu. Do đó quân
từ trên bờ của Sư Đoàn 22 Bộ Binh phải liều chết bơi ra tàu. Cuộc vớt
người diễn ra trên vùng biển Quy Nhơn suốt ngày đêm rất khó nhọc, bi
thương, nhưng không đến nỗi ngập máu như ở
Đà Nẵng. Biển êm. Tàu chỉ lùi ra ở độ xa vừa phải, ngoài tầm đạn địch,
dùng hoảlực cơ hữu của chiến hạm phản pháo và bắn cản địch đang tiến
tới ở trên bờ,phía sau anh em Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Trong số những quân
nhân bơi ra biển vàđược chiến hạm Hải Quân vớt, có cả Thiếu Tướng Phan
đình Niệm, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Lên được chiến hạm HQ 400,
tướng Niệm ở trong tình trạng suy nhược nặng nề cả thể chất lẫn tinh
thần. Ông được săn sóc đặc biệt, vì HQ 400 vốn là một bệnh viện hạm.
Tất nhiên mọi quân nhân của của Sư Đoàn này lên được chiến hạm, ai
cũng sũng nước, đói khát nằm lăn ra sàn tàu, không còn hàng ngũ gì
nữa. Thiếu Tướng Phạm văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn 2, chỉ định Tướng
Minh thay thếtướng Niệm, kiêm
nhiệm Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh và Tư Lệnh chiến trường Bình Định.
2 giờ sáng ngày 2 tháng 4, Tướng Minh nhận được lệnh từ Sài Gòn qua Bộ
Tư Lệnh Hải Quân và trên Đài Quân Đội thông báo: Tổng Thống Thiệu bổ
nhiệm tướng Minh làm Tổng Trấn Quy Nhơn. Tướng Minh có toàn quyền điều
động tất cả lực lượng tạiđịa phương để tái chiếm Quy Nhơn, gồm Sư Đoàn
22 BB, Biệt Động Quân, Địa Phương Quân, Hải Quân. Trung Tá Nguyễn kim
Triệu, Hạm Trưởng HQ 3, nhớ lại, cho biết: "Để thi hành lệnh này, sáng
sớm ngày 2 tháng 4, ông Minh chỉ thị các chiến hạm hiện diện, túc trực
ở sát bờ biển Quy Nhơn, sẵn sàng nhận lệnh cuả ông từtrong bờ. Đích
thân tướng Minh và Bộ Tham Mưu nhẹ, rời HQ 3, xuống chiến đỉnh nhỏ vào
Bộ Chỉ Huy Hải Đội 2 Duyên Phòng, để trực tiếp nắm vững tình hình trên
bộ. Từ đây những liên
lạc hàng dọc, cũng như hàng ngang với các đơn vị bạn đã vắng ngắt.
Nhất là trên các tần số liên lạc với Sư Đoàn 22 Bộ Binh, không còn ai
nghe nữa. Riêng vềTướng Phan đình Niệm, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 BB, vì sức
khoẻ suy kiệt, được điều trị trên Bệnh Viện Hạm HQ 400, đang ở ngoài
khơi Vũng Tàu, trên đường về Sài Gòn. Trước hoàn cảnh này, tướng Minh
trở lại HQ 3, tường trình về Sài Gòn. Tất cả các chiến hạm biệt phái
cho Vùng 2 Duyên Hải và các chiến đỉnh trực thuộc, theo lệnh tướng
Minh, xuôi Nam ."
Trên đường xuôi Nam , các chiến hạm nối đuôi nhau, uy nghiêm, thứ tự
như diễn hành thao dượt. Vẫn lá cờ xanh, một ngôi sao trắng trên cánh
phải của cột cờ, phấp phới tung bay. Biển êm như mặt kính, chưa bao
giờ lại êm như thế. Các chiến thuyền của các DuyênĐoàn, nhất là các
Duyên Tốc Đỉnh của Hải Đội Duyên Phòng chở theo đầy người, quân nhân
và gia đình, chạy dọc theo hai bên đoàn tàu. Những ghe dân túa ra
nhưlá tre. Tướng Minh ra lệnh cho các chiến đỉnh, chiến thuyền của đơn
vị thận trọng để tránh địch và những phần tử vô kỷ luật gây xáo trộn;
và tuỳ khả năng, các chiến đỉnh cố gắng cứu vớt hoặc trợ giúp mọi
người. Nếu vớt được quá đông người thì ghé vào các chiến hạm lớn, san
người lên đó. Bất cứ quân nhân nào
bước lên chiến hạm, chiến đỉnh, nếu có khí giới, đều phải giao nộp,
cất vào kho.
Trở lại Bộ Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải tại Cam Ranh, ông Minh dùng trực
thăng thịsát mặt trận, theo dõi tình hình trong vùng trách nhiệm, và
ra lệnh cho các chiến hạm tận dụng hải pháo bắn ngăn chặn bước tiến
của Bắc quân, phá sập những cây cầu quan trọng. Cam Ranh xáo trộn. Ông
trở lại HQ 3, tiếp tục xuôi Nam . Ông ra lệnh phá huỷ Trung Tâm Phát
Tuyến trên đảo Cam Ranh. Chiều ngày 3 tháng 4, hảiđoàn đi ngang Duyên
Đoàn 27 ở Ninh Chữ, tướng Minh rời HQ 3, sang Tuần dương Hạm HQ 2, do
HQ Trung Tá Đinh mạnh Hùng, khoá 11 (trùng tên với Phó Đề Đốc Đinh
mạnh Hùng), làm Hạm Trưởng. Hạm Trưởng Hùng và toán dàn chào đón đợi ở
hạm kiều và hướng dẫn tướng Minh lên Trung Tâm Chiến Báo (CIC) của
chiến hạm. Tại đây tướng Minh lại tiếp tục theo dõi trận liệt
và chỉ huy mặt trận tại địa phương.
Ngày 15 tháng 4, tướng Minh đáp trực thăng vào phi trường Phan Rang,
quê hương của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, họp cùng Trung Tướng Nguyễn
vĩnh Nghi, Tư Lệnh Mặt Trận Phan Rang; Chuẩn Tướng Nguyễn văn Nhựt (Sư
Đoàn 2 Bộ Binh); Chuẩn Tướng Phạm ngọc Sang, Tư Lệnh SĐ 6 KQ và một số
sĩ quan khác, để cùng phối hợp hoạt động tại mặt trận này.
Trung Tá Đinh mạnh Hùng cho hay: "Mới xong phần giới thiệu thành phần
tham dự, thì có tin phi trường đã bị địch bao vây, buổi họp giải tán
ngay. Tướng Minh cấp tốc được trực thăng bốc ra Soái Hạm HQ 3".
Tối 16 tháng 4, tình hình Phan Rang trở nên sôi động. Tăng T54 của
địch nằm ngay bãi biển Phan Rang, chĩa súng ra khơi. Dương vận Hạm HQ
503 do HQ Trung Tá Nguyễn văn Lộc, khoá 11, vào gần bờ phản pháo. Khi
HQ 503 quay ngang để tận dụng hết khả năng hoả lực bắn vào bờ, Việt
Cộng dùng đại bác 105 ly lấy được của mình bắn trực xạ ra chiến hạm.
Một trái đại bác trúng đài chỉ huy, nổ tung, Hạm Trưởng Lộc bị thương
vào đầu, máu ra sối xả, nhưng ông vẫn bình tĩnh ra lệnh cho tàu rút ra
khơi. (Cho đến nay, gần 30 năm, mảnh đạn vẫn trong đầu của Hạm Trưởng
Lộc, vì không thể giải phẫu, lấy mảnh đạn ra. Giải phẫu là chết. Ông
hiện ở trong tình trạng khi đau, khi tỉnh). HQ 3, HQ 505 và HQ 406
cũng đổi vịthế, lùi ra ngoài tầm bắn của địch.
Ngày 17 tháng 4, HQ 406 chở Cảnh Sát Dã Chiến, dự trù đổ bộ tăng cường
cho Phan Rang, không thành, được lệnh về Cát Lở. HQ 505 nằm ngoài khơi
vịnh Phan Rang chờ lệnh. HQ 3 được lệnh đưa phó Đề Đốc Hoàng cơ Minh
trở lại Sài Gòn. HQ 3 đặt dưới quyền điều động của Phó Đề Đốc Nguyễn
hữu Chí, Phụ Tá Hành Quân Biển. Trong khi đó, Trung Tướng Nguyễn vĩnh
Nghi, Tư Lệnh mặt trận Phan Rang và Chuẩn Tướng Phạm ngọc Sang, Tư
Lệnh SĐ6KQ bị địch bắt. Tin này được loan báo trên đài phát thanh Sài
Gòn. Đài phát thanh Hà Nội cũng loan tin này với những lời phát biểu
ngắn của chính Trung Tướng Nguyễn vĩnh Nghi. Mặt trận Phan Rang vỡ. Cứ
điểm chống cự sống chết của Sài Gòn bây giờ là Xuân Lộc.
***
Từ mặt trận Vùng 2 Duyên Hải trở về, đóng tại Cát Lái, Phó Đề Đốc
Hoàng cơ Minh làm việc với Phó Đề Đốc Đinh mạnh Hùng, Phụ Tá Tư Lệnh
Hải Quân, đặc trách Hành Quân Sông. Trong hàng tướng lãnh Hải Quân,
dưới Phó Đô Đốc Chung tấn Cang, 3 sao, Tư Lệnh Hải Quân, Phó Đề Đốc
Đinh mạnh Hùng, 1 sao, là người thâm niên nhất. (Hai vị tướng 2 sao
khác là Đề Đốc Trần văn Chơn, cựu Tư Lệnh Hải Quân, thì đã về hưu; Đề
Đốc Lâm ngươn Tánh, cựu Tư Lệnh Hải Quân thì được biệt phái sang Phủ
Quốc Vụ Khanh, lo cho người tỵ nạn). Tướng Hùng xuất thân khoá 2
SĩQuan Hải Quân Nha Trang, từng lần lượt đảm nhiệm nhiều chức vụ quan
trọng. Ông cũng được tiếng là một vị sĩ quan cẩn trọng, lịch duyệt,
kín đáo, được thượng cấp tin cẩn và
thuộc cấp kính trọng. Trong cuộc nói chuyện với Đô Đốc Chung tấn Cang,
chúng tôi có hỏi rằng: "Ai là người có công nhất trong việc đem đoàn
tàu ra khơi?" Đô Đốc Cang cho biết: "Hải Quân, như một chiếc tàu,
không ai làm việc được một mình. Mọi thành công lớn, nhỏ, đều là công
sức của tập thể,của nhiều người. Nhưng riêng trong việc đem đoàn tàu
ra khơi, người có công nhất, ngày đêm lo cho đoàn tàu, là ông Hùng.
Phó Đề Đốc Đinh mạnh Hùng..." Trong khi đó, là một sĩ quan Hải Quân di
tản trên con tàu Thị Nại, HQ 502, một con tàu hỏng máy, chở theo trên
5000 người lênh đênh, khốn khổ lết ra được ngoài khơi Côn Sơn, khi kêu
cứu, liên lạc, chúng tôi chỉ thấy tiếng nói của tướng Hoàng cơ Minh
trên máy. Do đó chúng tôi có nêu thắc mắc này với
Tướng Đinh mạnh Hùng. Tướng Hùng trả lời đại ý: "Ở trên HQ 3, Soái
Hạm, trên hết là Đô Đốc Chung tấn Cang, còn có Phó Đề Đốc Diệp quang
Thuỷ, rồi sauđó còn có Phó Đề Đốc Nghiêm văn Phú và một số Đại Tá.
Trước khi đoàn tàu lênđường, chúng tôi có mời những vị tướng lãnh, các
vị sĩ quan cao cấp ở những tàu khác sang họp. Sau, ai về tàu nấy với
gia đình. Còn lại trên tàu, tôi thỉnh ý, nhận lệnh từ Đô Đốc Cang, rồi
cùng bàn bạc mà thi hành. Đúng, các anh chỉ nghe thấy tiếng ông Minh
trên máy. Vì trong chuyến hải hành đặc biệt này, để tránh ngộ nhận và
rối loạn tần số, ông Minh được Đô Đốc Cang chỉ định trách nhiệm vềliên
lạc chỉ huy từ Soái Hạm, một tiếng nói chính thức và duy nhất. Ông
Minh làm việc rất chuyên cần,
24/24, hầu như không biết mệt. Tiếng ông Minh rõ ràng, có hùng lực,
được anh em Hải Quân biết tới nhiều và kính trọng."
Chúng tôi cũng đem ý kiến này hỏi Trung Tá Nguyễn kim Triệu, Hạm
Trưởng HQ 3, ông Triệu cho hay: "Trong phòng Chiến Báo (CIC), chỉ có
ông Hùng và ông Minh luôn túc trực, theo dõi mọi diễn tiến của Hạm
Đội, nhận lệnh từ Đô Đốc Cang mà thi hành. Cả hai ông ấy đều làm việc
rất nhiều, mỗi người mỗi việc, rất là nghiêm túc. Ông Hùng thì trông
nom tổng quát. Ông Minh trực tiếp điều động. Tôi (Hạm Trưởng HQ 3),
nhận lệnh từ 2 vị này, lo cho con tàu của mình mà thôi."
***
Bây giờ gần 30 năm giã từ quân ngũ. Tuỳ khả năngvà hoàn cảnh, mỗi
người phải bắt đầu làm lại cuộc sống từ con số không. Chẳng còn ai to,
ai nhỏ nữa. Những tình cảm, kính trọng đối với nhau, tất nhiên không
phải là những cấp bậc cao thấp khi xưa, mà là tư cách của mỗi cá nhân
còn đọng lại trong trí nhớ của nhau. Tập thể nào cũng có những kẻ bất
xứng, lợi dụng đục nước thả câu. Nhưng trong gia đình Hải Quân không
thiếu những người đầy tư cách, trong đó có niên trưởng Hoàng cơ Minh.
Trong những kỷ niệm đáng nhớ với tướng Minh, tôi đặc biệt nhớ hai sự
việc này:
Thứ nhất, khi Hạm Đội Việt Nam Cộng Hoà tới bờ biển Phi Luật Tân,
chính tiếng ông Minh trên máy, chuyển công điện cuối cùng của Hải
Quân, như sau:
Nhóm ngày giờ:071010H/05/75.
From: của HQ 3.
To: Tất cả các chiến hạm.
Để chuyển giao các chiến hạm cho Hải Quân Hoa Kỳ/ Yêu cầu các nơi nhận
chuẩn bịthi hành khi có chỉ thị / Các chiến hạm tự tổ chức làm lễ hạ
quốc kỳ Việt Nam và trương quốc kỳ Hoa Kỳ / Tiểu đỉnh của Hoa Kỳ sẽ
sơn và xoá tên chiến hạm Việt Nam ở sau lại / Giờ giấc thi hành sẽ
thông báo sau / Hết.
Từ công điện này, vào hồi 12 giờ ngày 7 tháng 5 năm 1975, trên Biển
Đông, các chiến hạm của VNCH đã cùng nhau làm lễ chào cờ lần cuối và
hạ quốc kỳ VNCH xuống. Những xúc động khôn cùng đã lưu lại trong bao
nhiêu trái tim đau khổ.Phút chốc cả đoàn tàu dũng mãnh, nghiêm túc, đủ
loại của Hải Quân Việt Nam, giờ đã phấp phới quốc kỳ Mỹ, lần lượt cập
cầu căn cứ Subic của Mỹ ở Phi luật Tân.
Đoàn người từ các chiến hạm lũ lượt mang hành lý sang con tàu buôn
Green Forrest. Một con tàu chở hàng khổng lồ. Những khoang trống, sâu
hun hút rộng thênh, bây giờ được bắc tạm những cầu thang gỗ để lên
xuống. Đoàn người như một thứ hàng hoá không còn giá trị, xô bồ, đầy
bất trắc, xúc động, rất dễ bùng lên thành những xáo trộn khó lường,
khó xử, như mới chỉ vài tuần trước đây đã từng xẩy ra trên chính con
tàu này khi di chuyển người từ Đà Nẵng vào Phú Quốc. Theo sự cho biết
của Phó Đề Đốc Đặng cao Thăng thì: "Các vị Tư Lệnh, phần lớn là cấp
tướng, được Mỹ chở thẳng vào Guam bằng máy bay. Riêng ông Minh, ông
tình nguyện đi tàu biển cùng với anh em thuỷ thủ đoàn và dân chúng.
Cuộc đi khá dài, cực khổ, tế nhị. Sự hiện
diện của ông Minh, theo tôi, đã giữ tinh thần cho anh em rất nhiều."
Kỷ niệm đáng nhớ thứ hai, vào trung tuần tháng 5 năm 1975, trong khu
lều vải Orote Point, Guam, với tư cách cá nhân, tướng Minh đã tìm đến
đây để sinh hoạt với anh em Hải Quân. Trong bơ vơ và tràn đầy xúc
động, nhiều anh em đã ngẹn ngào nêu những thắc mắc, phẫn nộ liên hệ
đến một vài tin đồn, những hành động bất xứng của người này, người
khác. Ông Minh, rất bình tĩnh giải đáp và khuyên can. Đặc biệt, để kết
luận, ông đã nói: "Việc anh nêu lên là thượng cấp không ai có ý kiến
gì hướng dẫn anh em. Điều này quả thực tôi cũng có nghĩ đến, nên hôm
nay mới tìm đến đây với anh em. Song đó chỉ là ý kiến cá nhân tôi, còn
các vị khác, theo như tôi biết, tất cả còn rất bàng hoàng. Mọi việc đã
xẩy ra ngoài dự trù của chúng ta. Dù ai có ý
kiến gì lúc này chắc cũng không thể nào thi hành được. Một ván cờ đã
xoá. Mọi việc đã xong. Điều mà chúng ta phải làm là, ngoài việc định
cư trên đất mới, chúng ta phải sáng suốt tìm hiểu mọi diễn tiến của
thời cuộc, và đặc biệt giữ lấy mối căm thù mất nước ngày hôm nay. Từ
đó chúng ta sẽ đoàn kết lại mưu cầu một vận hội mới sau này."
***
Để có một cái nhìn cụ thể, một nhận định đã trực tiếp ảnh hưởng đến
binh nghiệp của ông Minh, bài viết này đã được gửi lên vị cựu Tư Lệnh
Hải Quân, người đã phê điểm và đề nghị ông Minh lên tướng, Đề Đốc Trần
văn Chơn đã đọc rất kỹ và ghi chú: "Anh viết đúng lắm. Ông Minh là một
người tài giỏi. Khi làm Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị tại Bộ Tư
Lệnh Hải Quân, ông Minh đã chứng tỏ được lòng hăng say, nhiều sáng
kiến trong lãnh vực tham mưu. Khi được giao trách vụ Tư Lệnh Lực Lượng
Thuỷ Bộ, hơn ai hết, ông Minh đã tỏ ra can trường và rất là tháo vát.
Lực Lượng của ông không chỉ đã góp công trong việc khai thông kinh
Phụng Hiệp, giữ huyết mạch kinh tế giữa Sài Gòn và vùng châu thổ Cửu
Long giang, mà Lực Lượng Thuỷ
Bộ dưới quyền chỉ huy trực tiếp của ông Minh đã quần nát vùng U Minh
Thượng, U Minh Hạ, mật khu an toàn và hậu cần căn bản của địch, gây
cho chúng nhiều thiệt hại về nhiều mặt, ảnh hưởng rất lâu dài. Ông
Minh khoá 5, khi lên tướng mới 38 tuổi, trẻ nhất trong hàng tướng lãnh
Hải Quân, vượt qua nhiều vị đàn anh, chính vì ông Minh đã có đủ Tài,
Đức và lòng Dũng Cảm. Trong danh sách, tôi đề nghịông Minh cùng một
vài vị Đại Tá khác thâm niên hơn ông Minh. Tôi nghĩ rằng Tổng Thống
Thiệu đã chọn ông Minh chính nhờ lòng dũng cảm hơn người của ông Minh.
Nếu vận hội bình thường, Miền Nam còn, tương lai của ông Minh, tôi
nghĩ, sẽ vô cùng sáng lạn. Sau này khi ông Minh lãnh đạo Mặt Trận Quốc
Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam , thì tôi còn ở tù.
Việt Cộng tỏ ra rất căm tức và có hỏi tôi rất nhiều về ông Minh. Tôi
đã hết lời ca ngợi và nói rằng ông Minh là một vị tướng tài của Hải
Quân Miền Nam ".
***
Từ 1975 về sau, trong một vận hội mới, Phó Đề Đốc Hoàng cơ Minh là một
khuôn mặt xuất hiện trước ánh sáng của thời cuộc, với bao nhiêu vinh
quang và hệ luỵvui buồn. Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1935, đã hy sinh
dũng liệt cùng những chiến hữu tại Nam Lào ngày 28 tháng 8 năm 1987,
trên đường trở về mưu cầu giải phóng quê hương. Người viết không phải
là thành viên của tổ chức này, không nắm vững vấn đề, nên không dám đề
cập, nhận định về những hoạt động sau này của ông. Là một quân nhân
cấp nhỏ, có một thời mặc cùng mầu áo với ông, được tin ông nằm xuống,
tôi rất bàng hoàng, xúc động và hết lòng kính ngưỡng. Tôi thu góp một
số dữ kiện liên hệ trong thời quân ngũ của ông, ghi lại thành bài viết
này, thay cho một nén hương tưởng
niệm, nghiêng mình kính cẩn trước anh linh của một vị chỉ huy mẫu mực,
một vịtướng can trường, một tấm gương thanh liêm và trong sáng của Hải
Quân Việt Nam Cộng Hoà. Hy vọng bài viết này thay cho lời phân ưu muộn
màng gửi tới đại giađình Hoàng Cơ và phu nhân Phó Đề Đốc Hoàng cơ
Minh.

Bàn ra tán vào( 2 )

su doan 21 bb

Tuong Hoang Co Minh la vi tuong gan va yeu nuoc, nen toi co lap bia tho ong o sau vuon cung voi cac vi tuong ta da chet that la anh dung nhu: Tuong Nguyen Khoa Nam, Tuong Le van hung, Tuong Pham Van Phu, Tuong Tran Van Hai, Tuong Le Nguyen Vy,Chi si Tran Van Ba, Dai ta Ho Ngoc Can, Trung Ta Nguyen Van Long.Toi con nho la luc toi tung su tai Quan Doan IV Tu Dinh Tu Lenh Pho Chuan Tuong Le Van Hung,Tai phong khach cua Tu Dinh Tuong HUNG co treo buc tranh hinh chiec thuyen buom cua Dai Ta HOANG CO MINH tu lenh luc luong thuy bo than tang. Chi co mot buc tranh cua Ong MINH ma thoi tai phong khach , thi phai biet Tuong Hung qui men Ong MINH co nao. Tuong LE VAN HUNG la mot vi tuong Tai,Gioi va liem khiet Ca doi Ong tung lam,Quan Truong, Tieu Doan Truong, Trung Doan Truong Tinh Truong, Tu Lenh Su Doan, Tu Lenh Pho Quan Doan den khi Ong TUAN TIET chua co duoc can nha rieng de o, ong o toan la nha chinh phu cap.Con nhu nhieu nguoi phe binh Tuong Hoang Co Minh thi toi xin hoi mot cau cac ban co dam bo tat ca o MY ma ve chien khu nhu Tuong MINH hay khong? THACH HOA TRANG can tu.

chuong truong

Phó Đề đốc Hoàng cơ Minh

Một vị tướng xứng đáng được vinh danh là anh hùng.

Chau Nguyen