Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Bất ngờ về chiến lược, bất ngờ về sức mạnh, bất ngờ về khả năng…khiến các kế hoạch, ý đồ của họ tại Syria và Trung Đông bị Nga làm phá sản.
 >> Syria tổng công kích biên giới, Nga nhằm bắt thủ lĩnh Turkmen
 >> Thắng lớn ở Rabia, quân Syria mở đường tới sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ

Trên chiến trường Syria có nhiều quốc gia, các lực lượng khủng bố đang đối đầu với Nga. Đương nhiên, ban đầu họ chẳng mấy lo lắng gì về sự xuất hiện của Nga, ngay cả Mỹ cũng cho rằng, với khả năng có hạn, Nga “sa lầy” chỉ là vấn đề thời gian.
Thực tế trái ngược là nếu như trước đây, các lực lượng thù địch củaNga đếm thời gian ngày Tổng thống Assad phải ra đi với một tư thế chắc thắng, một tâm thái hoan hỉ, nhưng bây giờ với Nga, họ cũng đang làm mọi cách và chỉ cầm cự, đúng là chỉ cầm cự, để mong mỏi Nga “lui binh” vì kiệt sức… trong một tư thế hoảng loạn, bi quan.
Tại sao Syria?
Mỹ, phương Tây và các quốc gia Trung Đông thù địch với Cộng hòa A rập Syria đứng đầu là Tổng thống Assad muốn Assad phải ra đi đồng nghĩa với việc biến Syria như một Lybia mà Saudi Arabia, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ…có nhiều lợi ích. Nói cách khác, Syria là một miếng mồi ngon cho các quốc gia ấy xâu xé, chia chác khi loại bỏ được ông Assad.

Mỹ mất ngôi đầu tác chiến điện tử vào tay Nga?

Khi nói về cán cân tác chiến điện tử Nga-Mỹ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Work đã thừa nhận Washington đang mất dần lợi thế vào tay Moscow.
 >> Mỹ và cuộc đua phát triển tác chiến điện tử với Nga
 >> Mỹ lo ngại trước hệ thống tác chiến điện tử mới nhất của Nga

Mỹ lo lắng
Tạp chí Armyrecognition dẫn thông cáo báo chí của Bộ quốc phòng Nga cho biết, Quân đội Nga sẽ đưa vào hoạt động khoảng 20 loại hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới trong thời gian sắp tới và đây chỉ là một phần trong chương trình mua sắm quốc phòng của Nga trong năm 2015.
Trong đó có ít nhất 10 loại hệ thống tác chiến điện tử đã hoàn tất quá trình phát triển và đã được Bộ quốc phòng Nga đặt hàng. Các hệ thống tác chiến điện tử mới này bao gồm: Krasukha-2, Murmansk-BN, Borisoglebsk-2, Krasukha-S4 và Svet-KU.
Trước đó, Quân đội Nga cũng đã bắt đầu đưa vào trang bị số lượng hạn chế các tổ hợp tác chiến điện tử mặt đất tiên tiến như Borisoglebsk-2V hay Moskva-1 cho một số lữ đoàn bộ binh cơ giới.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga luôn xếp thứ hai sau Mỹ về lĩnh vực này. Tuy nhiên trong thời gian gần đây khả năng trinh sát và tác chiến điện tử của Nga đang được nâng cao rất mạnh thì Mỹ lại có dấu hiệu thụt lùi, sau khi dốc toàn lực đấu với các đối thủ “dưới cơ” như Iraq, Lybia hay tổ chức khủng bố IS.
Hồi tháng 3/2015, Mỹ đã thành lập Ủy ban Tác chiến điện tử, do Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách mua bán vũ khí Frank Kendall và phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân - Đô đốc James Winnefeld lãnh đạo.
Theo thông báo của Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work, Uỷ ban này sẽ tìm cách giúp Bộ Quốc phòng Mỹ giữ vững lợi thế trong lĩnh vực tác chiến điện tử. “Chúng tôi vẫn đang dẫn đầu, nhưng tôi nghĩ rằng vị thế này đang dần mai một một cách nhanh chóng”, ông Work nói.
Vào năm 2014, Hội đồng khoa học quốc phòng Hoa Kỳ đã đề nghị phân bổ thêm 2 tỉ USD trong ngân sách quốc phòng nhằm tăng cường khả năng tác chiến điện tử. Vấn đề này đã trở nên cấp bách sau khi hàng loạt điểm yếu của các hệ thống vũ khí Mỹ bị phanh phui.
Pod tác chiến điện tử Khibiny trên cánh máy bay Su-34.
Pod tác chiến điện tử Khibiny trên cánh máy bay Su-34.
Ví dụ như loại máy bay hiện đại bậc nhất của Mỹ là F-35 có chi phí phát triển lên tới 400 tỉ USD, nhưng rất dễ biến thành “bia bay” nếu không được hỗ trợ bởi máy bay tác chiến điện tử F-18 Growler. Hay tàu tác chiến ven bờ lớp Freedom của Mỹ có những lỗ hổng bảo mật an ninh mạng máy tính rất lớn.
Hay trong vụ việc máy bay Su-24 Nga áp chế hoàn toàn hệ thống radar cảnh báo sớm và điều khiển vũ khí trên khu trục hạm Aegis lớp Arleigh Burke số hiệu DDG-75 USS Donald Cook trên biển Đen tháng 4/2014, chiếc cường kích này được cho là đã sử dụng hệ thống tác chiến điện tử Khibiny tối tân của Nga.

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Chấn động - Tình báo Mỹ CIA “cấp” visa cho khủng bố Hồi giáo al-Qaeda

Mỹ thường tự nhận đi tiên phong chống khủng bố. Thế nhưng báo Mỹ và báo Nga vừa phanh phui sự tiếp tay của tình báo Mỹ cho khủng bố Hồi giáo al-Qaeda.
 >> CIA chính xác bao nhiêu % khi dự báo về viễn cảnh thế giới năm 2015?
 >> CIA đưa trùm khủng bố IS sang Thổ Nhĩ Kỳ trị bệnh

Tờ New York Times của Mỹ vừa phanh phui mối quan hệ qua lại lâu dài giữa CIA và Saudi Arabia – đất nước có chương trình vũ trang cho các phiến quân Syria được Tổng thống Mỹ Obama hậu thuẫn hồi đầu năm 2013.
Một dấu hiệu CIA trên tường. (Ảnh: Flickr)
Trong chương trình “Timber Sycamore”, người Saudi Arabia cung cấp tiền và mua vũ khí cho phiến quân Syria, trong khi CIA đào tạo những người này trong các trại bí mật ở Jordan.
Quan hệ đối tác Saudi-CIA có từ trước đây nhiều năm và có dính đến cơ quan mật vụ Anh. Trong các năm Ronald Reagan làm Tổng thống Mỹ, người Saudi Arabia đã rót tiền cho phong trào thánh chiến mujahedeen ở Afghanistan khi lực lượng này chiến đấu chống lại quân đội Liên Xô. Saudi Arabia sánh ngang với Mỹ về đầu tư tiền bạc.
Tài khoản hỗ trợ khủng bố
Việc tài trợ cho mujahedeen được thực hiện thông qua các tài khoản ngân hàng (do CIA quản lý) ở Thụy Sĩ. Các tài khoản này được cho là một phần trong chương trình “Al Yamamah” có từ năm 1985, trong đó người Anh và người Saudi Arabia sử dụng một thỏa thuận đổi dầu lấy vũ khí để tạo ra vô số tài khoản “đen” ở nước ngoài, bao gồm cả ở quần đảo Cayman, nhằm cung cấp tiền và vũ khí cho một loạt các cuộc nổi dậy toàn cầu. Các tài khoản này cung cấp phần lớn tiền cho cuộc chiến chống Liên Xô ở Afghanistan.
Tiết lộ mới này của New York Times tăng thêm sức nặng cho các cáo buộc trong một cuốn sách của Mike Springmann, cựu lãnh đạo bộ phận visa Mỹ ở Jeddah, Saudi Arabia từ năm 1987-1989.
Trong cuốn “Thị thực dành cho al-Qaeda: Giấy tờ của CIA khiến thế giới rúng động”, Springmann nêu rõ cách thức mà “trong thập niên 1980, CIA đã tuyển dụng và huấn luyện các chiến binh chống lại việc Liên Xô đưa quân can thiệp vào Afghanistan”.
Theo tài liệu này, “sau đó, CIA sẽ đưa những chiến binh đó từ Afghanistan sang vùng Balkan, rồi sang Iraq, Libya và Syria, đi lại bằng visa bất hợp pháp của Mỹ. Những chiến binh do Mỹ huấn luyện và hậu thuẫn này sẽ chuyển hóa thành một tổ chức mà tên của nó đồng nghĩa với khủng bố thánh chiến: al-Qaeda.”
“Tôi biết tỏng, chính tôi ở đó, cấp visa”
Trong một phỏng vấn độc quyền với Sputnik News, Springmann chia sẻ trải nghiệm lần đầu của ông này khi cấp visa Mỹ cho các tên khủng bố tương lai, một sự vi phạm chính luật pháp của Mỹ.
Springmann nói với Sputnik News, “Tôi biết hết. Chính tôi ở đó. Tôi cấp các visa đó”.
Khi đến Jeddah, Springmann mới biết công việc làm thị thực của mình là xem xét hơn 100 đơn xin visa mỗi ngày, tách thành loại được cấp, loại không được cấp và loại “tự do đi lại dành cho điệp viên CIA”.
Springmann nhớ lại: “Một hôm, Eric Qualkenbush, khi đó là trưởng cơ sở CIA, chặn tôi lại khi tôi đang đi trong khu lãnh sự quán rộng lớn. Ông ta đưa ra một yêu cầu. Eric hỏi liệu tôi có thể cấp visa cho một trong các điệp viên của ông ta hay không? Người đó là một công dân Iran, gia đình người này sở hữu một cửa hàng thuốc phương Đông. Ông này vừa nháy nháy mắt, vừa nói “Mike, thoáng thoáng tí. Chúng tôi cần có anh ta ở Washington để tham vấn.”
Springmann nói với Sputnik News rằng ông gần như ngày nào cũng tranh cãi với Jay Freres, Tổng lãnh sự, cùng với một số quan chức CIA khác – những người nhất nhất yêu cầu cấp visa cho những đối tượng mà thông thường luật pháp và quy định nghề nghiệp không cho phép Springmann cấp visa cho họ. Ông cũng phải đối phó liên tục với những đối tượng xin visa – những người này dọa Springmann rằng nếu ông không chịu cấp visa thì họ sẽ mách Freses để ông bị sa thải.

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

NATO "vừa đấm, vừa xoa" Nga

Tại cuộc họp kín diễn ra hôm 21-1 ở Brussels (Bỉ), các quan chức hàng đầu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhất trí những thay đổi chiến lược trong liên minh quân sự này để đối phó tốt hơn với Nga và các thách thức an ninh khác.
 >> Nga sắp thành lập 4 sư đoàn mới nhằm đáp trả NATO
 >> NATO thay đổi chiến lược đối phó Nga

Tuy nhiên, tại buổi họp báo diễn ra ngay sau đó, phía NATO lại bày tỏ ý muốn nối lại đối thoại với Nga vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 tới, sau 20 tháng Hội đồng NATO - Nga ngừng các hoạt động đối thoại.
Phát biểu tại buổi họp kín, Tư lệnh các lực lượng thuộc NATO ở châu Âu (SACEUR), Tướng Không quân Mỹ Philip Breedlove cho biết các quan chức NATO “sẽ tiếp tục thảo luận về các vấn đề liên quan đến mức độ sẵn sàng và ứng phó để giúp quân đội chúng tôi có thể đối phó tốt hơn với tất cả mọi thách thức từ Bắc Cực đến Trung Đông và Bắc Phi”, đồng thời nhấn mạnh rằng: “Chúng ta phải tiếp tục tập trung vào mục tiêu chiến lược của mình: bảo vệ hệ thống an ninh trước những kẻ muốn phá hủy nó”.
Bên cạnh đó, NATO cũng đang cân nhắc điều chỉnh về quy cách ra các quyết định quân sự và chính trị để có thể ứng phó một cách nhanh nhất. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, Tướng Petr Pavel cho biết, cuộc họp kín này là nhằm tư vấn cho các chính phủ thành viên NATO chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh của liên minh này tại Warszawa (Ba Lan) vào tháng 7.
Tướng Pavel đồng thời khẳng định, nhiệm vụ quan trọng nhất đối với các nhà lãnh đạo quân sự và cố vấn cho nguyên thủ quốc gia là “chèo lái các con thuyền qua những vùng biển dữ”.
Cuộc họp kín của NATO tại Brussels hôm 21-1.
Ông Pavel còn xác nhận rằng, kể từ khi tiếp nhận vai trò lãnh đạo Ủy ban Quân sự NATO từ tháng 6-2015, ông đã vài lần tìm cách trao đổi với các tướng lĩnh của Nga nhưng chưa tìm thấy sự đồng điệu. Tuy nhiên, phát biểu trong cuộc họp báo sau đó, ông Pavel tuyên bố NATO muốn nối lại đối thoại với Nga vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 tới, sau 20 tháng Hội đồng NATO - Nga ngừng các hoạt động đối thoại (từ ngày 1-4-2014 sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea).
Trước đó, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tiết lộ liên minh quân sự này đã quyết định duy trì các kênh tiếp xúc chính trị cởi mở với Nga. Liên quan tới vấn đề này, hôm 19-1, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier tuyên bố Berlin hoàn toàn ủng hộ việc nối lại các cuộc đối thoại với Nga trong khuôn khổ Hội đồng Nga - NATO, đồng thời cho biết bản thân ông trong cuộc họp gần đây của Hội đồngNATO cũng đã tìm cách nối lại hoạt động của Hội đồng Nga - NATO.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Đức sẽ phải mất thời gian để có thể trở lại các cuộc đối thoại của Hội đồng Nga - NATO ở cấp Đại sứ tại Brussels. Ngoại trưởng Đức còn cho biết thêm rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã bày tỏ mong muốn nối lại khuôn khổ đối thoại của Hội đồng Nga - NATO. Theo ông Steinmeier, NATO và Nga cần có nhiều kênh đối thoại hơn để tránh những hiểu nhầm.
Về phía Nga, Tư lệnh Lục quân Nga, Đại tướng Oleg Salyukov ngày 22-1 cho biết nước này sẽ thành lập bốn sư đoàn mới trong năm nay để tăng cường cho các quân khu miền Tây và miền Trung nhằm đáp trả việc các quốc gia thành viên NATO gia tăng các cuộc tập trận trong thời gian gần đây.
Trước đó, hôm 19-1, Nhật báo Novaya Gazeta của Nga đưa tin, quân đội nước này đang có kế hoạch triển khai lực lượng bổ sung và vũ khí hiện đại đến khu vực Tây Nam đất nước. Bên cạnh đó, quân đội Nga cũng đang lên kế hoạch thử nghiệm các lực lượng, vũ khí và cơ sở hạ tầng mới triển khai ở khu vực giáp Biển Đen trong cuộc tập trận Caucasus-2016 dự kiến diễn ra vào tháng 9 năm nay.
Novaya Gazeta cho rằng, kế hoạch tăng cường lực lượng này là nhằm đối phó với kế hoạch của NATO tăng cường hiện diện ở khu vực cũng như việc khối này tiếp tục hỗ trợ củng cố năng lực cho quân đội Ukraine.
Theo chuyên gia quân sự của Novaya Gazeta -  Đại úy Hải quân Oleg Shvedkov, trên thực tế, mặc dù sức mạnh tổng hợp của NATO với các đồng minh vượt trội hơn Hạm đội Biển Đen của Nga, nhưng việc Nga triển khai thêm máy bay, tên lửa đến khu vực sẽ giúp vô hiệu hóa thành công mối đe dọa mới.

Sự hối hận muộn màng

Cố gắng đọc tới cùng.
 
Sue Phans Foto.


   Sự Hối Hận Muộn Màng 

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất


Trước khi Khmer Đỏ vào Phnom Penh, ngày 12-4-1975, ông Đại Sứ Mỹ tại Cambodia, John Gunther Dean, đưa ra đề nghị mời các giới chức hàng đầu trong Chính Phủ Cộng Hòa Khmer đi tỵ nạn tại Mỹ, nhưng các ông Sirik Matak, Long Boret, và Lon Non , cùng với các thành viên trong Nội Các Lon Non từ chối, mặc dù các ông Long Boret và Sirik Matak đã có tên trong danh sách tử hình “7 Kẻ Phản Bội’ của Khmer Đỏ. Ông Sirik Matak viết thư trả lời ông Đại Sứ Mỹ như sau:


Tôi thành thực cám ơn lá thư của ngài cùng với lời đề nghị đưa tôi đi tị nạn. Rất tiếc, tôi không thể ra đi một cách hèn nhát như thế được. Về phần ngài và đặc biệt về phần quốc gia vĩ đại của ngài, tôi không bao giờ mảy may tin rằng quí vị lại có ý bỏ rơi một dân tộc đã chọn lựa tự do. Quí vị đã từ chối bảo vệ chúng tôi và chúng tôi chẳng làm gì được. Quí vị rời bỏ chúng tôi và tôi xin cầu mong cho ngài và đất nước của ngài tìm được hạnh phúc dưới bầu trời. Xin ngài ghi nhớ điều này là, nếu tôi có chết ngay lập tức tại đây trên quê hương của tôi mà tôi yêu dấu, thì đó là điều quá tồi tệ, bởi vì tất cả chúng ta đều sinh ra và một ngày nào đó phải chết. Tôi chỉ phạm phải một sai lầm là đã tin vào quí ngài, những người MỹThưa ngài Đại Sứ, người bạn quí mến của tôi, xin ngài nhận nơi đây tình cảm chân thành và tha thiết của tôi.
 

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Giới chức Mỹ "nuốt đắng" thừa nhận thành công của Nga ở Syria

Trong khi chiến dịch chống khủng bố của Nga ở Syria bước vào tháng thứ 4, các quan chức Mỹ đã buộc phải thừa nhận rằng Nga đã đạt được những thành quả lớn trong cuộc chiến tại quốc gia Trung Đông.
Theo Sputnik, kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch không kích ở Syria, các chính trị gia và truyền thông phương tây đã nhiều lần chỉ trích chiến lược chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) của Nga.
"Mọi nỗ lực của Nga và Iran nhằm nâng đỡ, hậu thuận cho ông Assad và xoa dịu lòng dân sớm muộn cũng sẽ mắc kẹt trong vũng lầy và chẳng thể mang lại hiệu quả", Tổng thống Mỹ Obama phát biểu hôm 2/10, tức 2 ngày sau khi chiến dịch không kích của Nga diễn ra.
Giờ đây, với những hiệu quả không thể phủ nhận từ những cuộc không kích của Nga, giới chức Mỹ đã phải miễn cưỡng thừa nhận rằng Moscow đang đạt được mục đích của họ trong cuộc xung đột ở Syria.

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Thế giới đồng loạt chỉ trích CIA

Mỹ đang đối mặt sức ép lớn từ cộng đồng quốc tế sau khi Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) bị cáo buộc tra tấn tù nhân. Gọi báo cáo của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ là “một cú sốc”, Tổng thống Afghanistan Asraf Ghani hôm 10-12 chỉ trích chương trình thẩm vấn nghi can khủng bố của CIA đã vi phạm tất cả quy ước về nhân quyền trên thế giới. “Không có lời biện hộ nào cho việc tra tấn con người như thế” - ông Ghani nói, đồng thời cam kết sẽ điều tra xem có bao nhiêu người Afghanistan bị hành hạ tại các trung tâm giam giữ của Mỹ.

Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas cũng đòi đưa những người liên quan ra trước công lý. Quan chức này nói với báo Bild (Đức): “Các hình thức tra tấn của CIA là tàn bạo và không gì có thể biện minh được. Tất cả các bên liên quan phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Tổng thống Afghanistan Asraf Ghani lên án hành vi tra tấn tàn bạo của CIA Ảnh: EPA
Tổng thống Afghanistan Asraf Ghani lên án hành vi tra tấn tàn bạo của CIA Ảnh: EPA

Trước đó, một loạt quốc gia như Anh, Trung Quốc, Nga, Triều Tiên, Iran... cũng lên tiếng phản đối. Trong bối cảnh đó, cựu Tổng thống Ba Lan Aleksander Kwasniewski lần đầu thừa nhận nước này đã cho CIA dùng một cơ sở làm nhà tù bí mật nhưng không hề biết việc tù nhân bị đối xử tàn nhẫn.
Nội bộ nước Mỹ tiếp tục bị chia rẽ bởi bản báo cáo “bom tấn” nêu trên. Cựu phó tổng thống Dick Cheney phê phán báo cáo “có nhiều sai sót và không thể chấp nhận”. Theo ông, những gì CIA làm là cần thiết để bắt thủ phạm gây ra sự kiện 11-9-2001 cũng như ngăn các vụ khủng bố trong tương lai. Bên cạnh đó, 1 trong 2 chuyên gia tâm lý đề ra những phương pháp thẩm vấn hà khắc của CIA dưới thời Tổng thống George W. Bush khẳng định báo cáo đã đưa ra những cáo buộc sai sự thật.