Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Cả nước đã bị lừa.

Cả nước đã bị lừa.
Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói
là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của VN so với thế giới sao vẫn xa vời!
Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi
sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho
thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc
thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế trí thức!
150 năm đã trôi qua, nhưng bài học này còn nguyên vẹn. Đó là 80 năm nô lệ,
40 năm với 4 cuộc chiến tranh lớn (Pháp, Mỹ, Cam Bốt, Tàu) – trong đó 3 thế
hệ liên tiếp gánh chịu những hy sinh khốc liệt, 37 năm xây dựng trong hòa
bình với biết bao nhiêu lận đận, và hôm nay VN vẫn còn là một nước chậm
tiến.
Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra đã bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975. Sự bẽ
bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi
bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về
mọi mặt. "Tính hơn hẳn" của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự
tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng
bào miền Bắc.
Nhìn lại sau hơn nửa thế kỷ dưới chế độ CS, hàng loạt các câu hỏi được đặt
ra :
_ Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà
cửa ruộng vườn di cư vào miền Nam ?
_ Sau năm 1975 , tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để
được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt
kéo nhau vào Nam lập nghiệp ?
_ Tại sao sau khi được "giải phóng" khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy, hàng triệu
người phải vượt biên tìm tự do trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh
mông ?
_ Tại sao nhân viên trong các phái đoàn CS đi công tác thường hay trốn lại ở
các nước tư bản dưới hình thức tị nạn chính trị ?
Tất cả những thành phần nêu trên, họ muốn trốn chạy cái gì?
_ Tại sao đàn ông? của các nước tư bản Châu á có thể đến VN để chọn vợ như
người ta đi mua một món hàng?
_ Tại sao Liên Xô và các nước Đông âu bị sụp đổ?
_ Tại sao lại có sự cách biệt một trời một vực giữa Đông Đức và Tây Đức,
giữa Nam Hàn và Bắc Hàn?
Tại sao nước ta ngày nay phải quay trở lại với kinh tế thị trường, phải đi
làm công cho các nước tư bản?
_ Tại sao các lãnh tụ CS lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù
nghịch?
Hỏi tức là trả lời, người VN đã bỏ phiếu bằng chân từ bỏ một xã hội phi nhân
tính. Mọi lý luận phản biện và tuyên truyền của nhà nước cộng sản đều trở
thành vô nghĩa.
Sự thực đã quá hiển nhiên nhưng đảng cộng sản không thể công khai nhìn nhận.
Họ không thể nhìn nhận là đã hy sinh bốn triệu sinh mệnh trong một cuộc
chiến cho một sai lầm. Nếu thế thì họ không còn tư cách gì để nắm chính
quyền, ngay cả để hiện diện trong sinh hoạt quốc gia một cách bình thường.
Nhìn nhận một sai lầm kinh khủng như vậy đòi hỏi một lòng yêu nước, một tinh
thần trách nhiệm và một sự lương thiện ở mức độ quá cao đối với những người
lãnh đạo cộng sản. Hơn nữa họ đã được đào tạo để chỉ biết có bài bản cộng
sản, bỏ chủ nghĩa này họ chỉ là những con số không về kiến thức. Cũng phải
nói là trong bản chất con người ít ai chịu từ bỏ quyền lực khi đã nắm được.
Thế là sau cuộc cách mạng long trời lở đất với hơn ba chục năm khói lửa, máu
chảy thành sông, xương cao hơn núi, Cộng Sản Hà Nội lại phải đi theo những
gì trước đây họ từng hô hào phá bỏ tiêu diệt. Từ ba dòng thác cách mạng
chuyên chính vô sản, hy sinh hơn bốn triệu mạng người, đi lòng dòng gần nửa
thế kỷ, Cộng Sản Hà Nội lại phải rập khuôn theo mô hình tư bản để tồn tại .
Hiện tượng "Mửa ra rồi nuốt lại" này là một cái tát vào mặt các nhà tuyên
giáo trung ương.
Cách mạng cộng sản đã đưa ra những lí tưởng tuyệt vời nhất, cao cả nhất, đã
thực hiện những hành động anh hùng vô song, đồng thời cũng gieo vào lòng
người những ảo tưởng bền vững nhất.
Nhưng thực tế chuyên chính vô sản đã diễn ra vô cùng bạo liệt, tàn khốc, chà
đạp man rợ lên đạo lý, văn hóa và quyền con người ở tất cả các nước cộng sản
nắm chính quyền. Sự dã man quỷ quyệt mánh lới và sự bất nhân khéo che đậy
của Cộng sản chưa hề thấy trong lịch sử loài người.
Con người có thể sống trong nghèo nàn, thiếu thốn. Nhưng người ta không thể
sống mà không nghĩ, không nói lên ý nghĩ của mình. Không có gì đau khổ hơn
là buộc phải im lăng, không có sự đàn áp nào dã man hơn việc bắt người ta
phải từ bỏ các tư tưởng của mình và "nhai lại" suy nghĩ của kẻ khác.
Nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một
dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, làm nhiều thế
hệ con người trở thành những con rối, những kẻ mù chỉ biết nhai như vẹt các
nguyên lý bảo thủ giáo điều…
Công dân của nhà nước cộng sản luôn luôn sợ hãi, luôn luôn lo lắng không
biết mình có làm gì sai để khỏi phải chứng minh rằng mình không phải là kẻ
thù của chủ nghĩa xã hội.
Cơ chế quyền lực cộng sản tạo ra những hình thức đàn áp tinh vi nhất và bóc
lột dã man nhất. Vì vậy công dân trong các hệ thống cộng sản hiểu ngay điều
gì được phép làm, còn điều gì thì không. Không phải là luật pháp mà là quan
hệ bất thành văn giữa chính quyền và thần dân của nó đã trở thành "phương
hướng hành động" chung cho tất cả mọi người.
Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước.
Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù
số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là suy đồi
đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau
để sống…
Bác và đảng đã gần hoàn thành việc vô sản hóa và lưu manh hóa con người VN
(vô sản lưu manh là lời của Lê Nin). Vô sản chuyên chính (đảng viên) thì
chuyển sang làm tư bản đỏ, còn vô sản bình thường (người dân) trở thành lưu
manh do thất nghiệp, nghèo đói.
Nền kinh tế Việt Nam bây giờ chủ yếu là dựa trên việc vơ vét tài nguyên quốc
gia , bán rẻ sức lao động của công nhân và nông dân cho các tập đoàn kinh tế
ngoại bang, vay nước ngoài do nhà nước CS làm trung gian.
Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày
công dàn dựng đã tan thành mây khói khi giai cấp "vô sản" âm thầm lột xác
trở thành các nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la.
Do vậy, lý thuyết CS dần dần mất đi tính quyến rũ hoang dại. Nó trở nên trần
trụi và lai căng. Tất cả điều đó đã làm cho các ĐCS trên toàn thế giới dần
dần chết đi. Dù GDP có tăng lên, nhiều công trình lớn được khánh thành do
vay mượn quỹ tiền tệ Quốc Tế nhưng đạo đức xã hội cạn dần. Thực tế cho thấy
rằng sức mạnh không nằm ở cơ bắp. Vũ khí, cảnh sát và hơi cay chỉ là muỗi
mòng giữa bầu trời rộng lớn nếu như lòng dân đã hết niềm tin vào chính
quyền.
Học thuyết về xây dựng một xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa chỉ là một
loại lý tưởng hóa, nó là chiếc bánh vẽ để lừa gạt dân, không hơn không kém;
đảng nói một đằng, làm một nẻo.
Chẳng hạn đảng nói "xây dựng xã hội không có bóc lột" thì chính những đảng
viên lại là những người trực tiếp tham nhũng bóc lột người ; đảng nói " một
xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản" thì chính xã hội ta đang
mất dân chủ trầm trọng; đảng nói "đảng bao gồm những người tiên phong nhất,
tiên tiến nhất" nhưng thực tế thì đảng đầy rẫy những người xấu xa nhất, đó
là những kẻ đục khoét tiền bạc của nhân dân.
Sở dĩ ĐCSVN còn cố giương cao ngọn cờ XHCN đã bị thiêu rụi ở tất cả các nước
sản sinh ra nó vì chúng đang còn nhờ vào miếng võ độc “vô sản chuyên chính”
là... còng số 8, nhà tù và họng súng để tồn tại !
Nhân dân đang hy vọng rằng Đảng sớm tự ý thức về tội lỗi tầy trời của mình.
Đảng sẽ phải thẳng thắn sám hối từ trong sâu thẳm chứ không chỉ thay đổi bề
ngoài rồi lại tiếp tục ngụy biện, chắp vá một cách trơ trẻn.
Người dân chẳng còn một tí ti lòng tin vào bất cứ trò ma giáo nào mà chính
phủ bé, chính phủ lớn, chính phủ gần, chính phủ xa đưa ra nữa. Họ nhìn vào
ngôi nhà to tướng của ông chủ tịch xã, chú công an khu vực, bà thẩm phán,
ông chánh án, bác hải quan, chị quản lý thị trường, kể cả các vị “đại biểu
của dân” ở các cơ quan lập pháp “vừa đá bóng vừa thổi còi" mà kết luận: "Tất
cả đều là lừa bịp!”
Do đó XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN.
Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ... đồ đểu ! vết
nhơ muôn đời của nhân loại.
Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc
tóm tắt qua 2 vần thơ :
"Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa !
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!"
Chẳng lẽ tuổi thanh xuân của bao người con nước Việt dâng hiến cho cách mạng
để cuối cùng phải chấp nhận một kết quả thảm thương như thế hay sao ?
Chẳng lẽ máu của bao nhiêu người đổ xuống, vàng bạc tài sản của bao nhiêu kẻ
hảo tâm đóng góp để cuối cùng tạo dựng nên một chính thể đê tiện và phi nhân
như vậy?
Tương lai nào sẽ dành cho dân tộc và đất nước Việt Nam nếu cái tốt phải
nhường chỗ cho cái xấu?
Một xã hội mà cái xấu, cái ác nghênh ngang, công khai dương dương tự đắc
trong khi cái tốt, cái thiện phải lẩn tránh, phải rút vào bóng tối thì dân
tộc đó không thể có tương lai!
Một kết cục đau buồn và đổ vỡ là điều không tránh khỏi.
Châu Hiển Lý
Bộ đội tập kết 1954

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

15 tướng lảnh: Một Nén Hương cho Những Người Nằm Xuống!.... -----

ướng, chết làm Thần*O:-) angel

Subject: 15 tướng lảnh: Một Nén Hương cho Những Người Nằm Xuống!....

----- 

---------- Forwarded message ---------- Date: 2013/7/26 Subject: 15 tướng lảnh: Một Nén Hương cho Những Người Nằm Xuống!.... To: undisclosed



Những cái chết của 15 vị Tướng QLVNCH
từ 1955 đến trước và sau  Quốc Hận: 30/4/1975

Một Nén Hương cho Những Người Nằm Xuống!

THIẾU TƯỚNG TRÌNH MINH THẾ

Sinh năm 1922, tỉnh Tây Ninh Việt Nam. Ngày 3-5-1955, trong lúc đang theo dõi các đơn vị của mình (quân đội Cao Đài) phối hợp với quân đội chính phủ tấn công lực lượng Bình Xuyên ở khu cầu Tân Thuận, tướng Trình minh Thế đứng trên một xe jeep tại dốc cầu, phía bên Sàigòn. Giữa tiếng nỗ của nhiều loại súng cách xa nơi ông đứng khoảng hơn 100m, có một viên đạn duy nhất không rõ ai bắn, đã trúng ngay đầu tướng Trình Minh Thế làm ông chết tại chỗ.
Cái chết chẳng ai ngờ của thiếu tướng Trình Minh Thế vừa làm đau lòng, lẫn đau đầu cho người sống. Kẻ nổ phát súng ấy là ai? Và tại sao? Từ năm 1955 cho đến nay, 2010, đã có nhiều bài viết (kể cả sách) đưa ra các câu trả lời khác nhau về "thủ phạm" bắn tướng T.M.T., nhưng hầu hết các tác giả đó đều dựa trên sự suy luận mà không đưa ra được một chứng tích nào về văn bản, chứng từ, hoặc chứng nhân v.v... Duy nhất có một người tự nhận mình là kẻ tổ chức ám sát tướng Trình Minh Thế. Ông ta đã từng lập một lời thề, sẽ giết tướng Trình Minh Thế để trả thù cho một vị chỉ huy mà ông ta kính trọng đã bị tướng Trình Minh Thế tổ chức giết chết. Tuy ông nầy cũng chẳng trưng ra được chứng tích nào, nhưng nhận thấy lời ông kể nghe có lý hơn các câu trả lời từ trước đến nay. Chúng tôi xin phép được trích đăng lại từ nhiều nguồn tham khảo ở sách, báo tiếng Việt ở Mỹ có nói đến người nhận mình giết tướng Trình Minh Thế.

..."Năm 1951, thiếu tá Antoine Savani là Trưởng Phòng Nhì, làm xếp an ninh mật thám của Phủ Toàn Quyền Pháp trên khắp ba nước Việt-Miên-Lào. Ông nầy rất kính trọng thiếu tướng Charles Chanson (1902-1951) nguyên Tư Lệnh quân đội Pháp tại Nam Việt.

Ngày 13-7-1951, Thủ Hiến Nam Việt là ông Thái Lập Thành (1896-1951) cùng với thiếu tướng Charles Chanson đến thị xã Sa Đéc dự lễ diễn binh mừng các chiến thắng vùng Tiền Giang. Hai ông xuống xe đứng chào cờ trước khán đài chính. Bỗng một bóng người mặc quân phục vạch đám đông dự lễ chạy thật nhanh đến chổ chào cờ, vừa chạy vừa đưa tay vào túi áo (rút chốt quả lựu đạn). Lúc đến trước mặt hai vị quan khách chính, người nầy đứng nghiêm và đưa tay lên chào cũng là lúc quả lựu đạn phát nổ. Sự việc xảy ra quá nhanh, không ai kịp có một phản ứng nào cả. Người mang lựu đạn bị xé làm hai, nằm bên cạnh hai xác người đang thoi thóp là các ông Thái lập Thành và tướng Charles Chanson. Gần đó hai sĩ quan Pháp cũng bị thương nặng. Những người bị thương được đưa vào một quân y viện gần đó, nhưng vài giờ sau thì cái chết đã đến với ông Thái lập Thành và tướng Charles Chanson.

Thiếu tá Antoine Savani gần như nổi điên vì cuộc ám sát vừa kể. Qua điều tra, được biết kẻ ám sát là một thanh niên tên Phạm văn Út (1925-1951) là con nuôi của đại tá Văn Thành Cao (1924- ?), Tư Lệnh quân đội Cao Đài vùng Đồng Tháp Mười. Ngoài ra, còn có tin báo cho phòng nhì Pháp biết: Đại tá Trình Minh Thế ở Chiến Khu Lò Gò (dưới chân núi Bà Đen, Tây Ninh) cho tổ chức trọng thể lễ truy điệu và tôn vinh anh Phạm Văn Út như một anh hùng kháng chiến của quân đội Cao Đài. Qua các nguồn tin thu nhận được, thiếu tá Antoine Savani cho rằng thủ phạm là ông Trình Minh Thế và thề sẽ giết ông nầy bằng mọi giá.

Khoảng năm 1994, gần 40 năm sau ngày tướng Trình Minh Thế bị ám sát (1955), ông Antoine Savani đã về hưu từ lâu với cấp đại tá và cũng đã già. Lúc gần chết vì bệnh tim, ông ta trăn trối những lời sau cùng về cái chết của tướng Trình Minh Thế. Những lời kể của ông Antoine Savani được phỏng vấn và ghi chép bởi ông Jean Lartéguy (người sau nầy viết cuốn "Le Mal Jaune", bản tiếng Anh là "Yellow Fever").
"...Chính tôi đã giết Trình Minh Thế. Dù không tự tay cầm súng nhưng tôi là người tổ chức tất cả. Thế bị giết bởi một viên đạn do người thân tín của tôi nấp từ phía sau bắn tới, không phải từ dưới tàu bắn lên. Người bắn chẳng có tên tuổi gì, nói đúng ra, chỉ biết là cấp trung úy. Sở dĩ tôi phải giết Thế là để báo thù cho tướng Chanson mà tôi đã từng thề. Trong tất cả các thủ lãnh quân sự ở trong Nam thì Thế là người nguy hiểm nhất, có nhiều tham vọng nhất, và cũng là người khôn ngoan nhất. Lansdale* quả có mặt tinh đời khi chọn Thế ... "*(Đại Tá Edward Lansdale , 1908-1987, về hưu với cấp thiếu tướng)

TRUNG TƯỚNG ĐỖ CAO TRÍ:

Trung Tướng Đỗ cao Trí Sinh ngày 20-11-1929, làng Bình Tước tỉnh Biên Hòa Việt Nam, nguyên là Tư Lệnh Quân Đoàn III/ Quân Khu III. Sáng ngày 23-2-1971, trên cương vị Tư Lệnh Hành Quân Toàn Thắng 1/71, ông chủ tọa cuộc họp tham mưu tại Bộ tư lệnh Tiền phương QĐIII/ QK III tại căn cứ Trảng Lớn, quận Châu Thành, tỉnh Tây Ninh như thường lệ. Sau buổi họp, khoảng 09:30 giờ, ông dùng trực thăng bay về hướng bắc tỉnh Tây Ninh để đến Dambe (một thị trấn nhỏ của Kampuchia) nơi lực lượng xung kích QĐ III của đại tá Trần quang Khôi đang chờ. Trực thăng chỉ huy của Trung Tướng Đỗ cao Trí rời khỏi Trảng Lớn khoảng bốn phút thì bùng nổ ở trên không. Địa điểm tai nạn khoảng 7km bắc- tây-bắc thị xã Tây Ninh. Ngoài tướng Đỗ cao Trí bị tử thương còn có hai phi công (chỉ biết tên một người là đại uý Đắc), hai xạ thủ và cơ khí phi hành (không rỏ danh tánh); trung tá Sỹ thuộc Trung Tâm Hành Quân QĐ III; trung tá Châu, Chỉ huy phó Truyền tin QĐ III; đại úy Tuấn, sĩ quan tuỳ viên; nhà báo Mỹ (gốc Pháp) Francoi Sully.
Sự ra đi đột ngột của tướng Đỗ cao Trí cũng để lại nhiều câu hỏi nhức đầu cho hậu thế. Gần 40 năm qua, đã có khá nhiều bài viết của người Việt bàn tán và nhận xét về cái chết nầy. Không có ai đưa ra được các chứng cứ nào có sức thuyết phục để dư luận chấp nhận là hợp lý, hợp tình hơn cả. Tuy nhiên tướng Đỗ cao Trí đi vào nơi khuất bóng trong lúc ông đang chiến thắng dồn dập (70-71) ở bên vùng biên giới Kampuchia. Có tin ông sắp ra nắm QĐ I để xoay chuyển tình huống mặt trận biên giới Lào, vậy mà ông ra đi! Đó là điều làm người đời sau thắc mắc.

THIẾU TƯỚNG NGUYỄN VĂN HIẾU:

Sinh ngày 23-6-1929, thành phố Thiên Tân, Cộng Hoà Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1949 đang học đại học Aurore ở Thượng Hải thì phải theo gia đình dọn về Saigon, Việt Nam . Đầu năm 1951, ông theo học khóa 3 Võ Bị Liên Quân Việt Nam tại Đà Lạt, và tốt nghiệp (hạng hai) ngày 1-7-51 với cấp bậc thiếu uý.Thiếu Tướng Nguyễn văn Hiếu

Hai mươi năm sau, thiếu uý Nguyễn văn Hiếu đã là thiếu tướng Tư Lệnh Phó QĐ I (nhậm chức ngày 9-6-1971) và nỗi tiếng là một vị tướng liêm chính. Do có tài năng và đức độ, nên ngày 10-2-1972, Phó Tổng Thống Trần văn Hương (1902-1982) đề cử tướng Nguyễn văn Hiếu giữ chức Phụ Tá Đặc Biệt trong Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng (tương đương cấp Thứ Trưởng). Ngày 1-10-1973, ông được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Phó QĐ III/ QK III và đã giữ chức vụ nầy qua ba vị Tư Lệnh Quân Đoàn là Trung Tướng Phạm quốc Thuần, Trung Tướng Dư quốc Đống (1932-2008), Trung Tướng Nguyễn văn Toàn (1932-2005).

Ngày 2-4-1975, tướng Nguyễn văn Hiếu được bổ nhiệm chức Tư Lệnh Tiền Phương QĐ III, nhưng chưa kịp nhận nhiệm sở. Ngày 4-4-1975, khoảng 17:30 giờ (các tài liệu khác thì ghi buổi trưa khoảng 13:30 giờ) những người đang làm việc tại Bộ Tư Lệnh QĐ III ở Biên Hoà bổng nghe một tiếng súng nổ trong văn phòng thiếu tướng Nguyễn văn Hiếu (cùng có nguồn tài liệu khác ghi có hai tiếng súng). Lúc mọi người mở cửa phòng thì thấy tướng Nguyễn văn Hiếu đã ngồi chết gục tại bàn làm việc, một tay ông để trên bàn và tay còn lại buông thòng xuống đất nơi có một cây súng nhỏ còn nằm trên sàn nhà (có thể loại súng P 38). Ông bị chết vì một viên đạn đi xuyên từ cằm lên thái dương (có vài tài liệu khác ghi viên đạn từ thái dương bắn xuyên lên đỉnh đầu và phá một lỗ trên trần nhà), nhưng chẳng có ai hiểu được nguyên nhân ông bị chết là do ngộ sát, tự sát hoặc bị ám sát. Vài ngày sau cái chết của tướng Nguyễn văn Hiếu, chính phủ ban đầu công bố là ông tự sát, nhưng sau đó đã cải chánh và đổi thành ngộ sát, bị cướp cò lúc đang lau súng.

Ba mươi năm sau cái chết bí ẩn của tướng Nguyễn văn Hiếu, có rất nhiều người vẫn không tin ông bị cướp cò súng bởi vì ông là người sưu tập và rất cẩn thận về súng. Có người còn quả quyết tướng Hiếu bị ám sát chết bởi những kẻ tham nhũng. Bọn nầy mượn gió bẻ măng để "giết người bịt miệng" lúc ngọn sóng Đỏ đang tràn tới. Nhưng cũng có người cho rằng một thế lực khác đã gây ra cái chết nầy. Thế lực đó đã biết được một kế hoặch bí mật giữa các tướng Nguyền văn Hiếu, Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng, Trần văn Hai ở QĐIV/ QKIV, là các vị nầy sẽ tái phối trí và tổ chức lực lượng quân sự tử thủ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nếu thủ đô Sài gòn rơi vào tay quân Cộng Sản. Và thế lực đó không muốn cuộc chiến kéo dài thêm nữa khi họ đã công khai bắt tay với Việt Cộng vì quyền lợi của họ.

CÁI CHẾT ĐAU LÒNG
CHUẨN TƯỚNG TRƯƠNG QUAN ÂN:

Sinh năm 1932, là thủ khoa khóa 7 Trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam ở Đà Lạt. Ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh/ QĐII/ QKII từ ngày 24-11-1966. Vợ ông là bà Dương thị kim Thanh (Huế), nguyên chuẩn uý thuộc binh chủng Nhảy Dù nhưng làm việc tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Nhân dịp bà đi thăm và tặng quà cho các chiến sĩ và gia đình đang đồn trú tại vùng biên giới tây bắc tỉnh Pleiku, ngày 8-9-1968, Ông cùng bà đi chung một chiếc trực thăng loại H-34 (Choctaw) của Không Quân VNCH đến thăm các căn cứ tiền đồn. Sau khi thăm được vài nơi, trực thăng chở ông bà lại cất cánh để đến nơi khác thì máy bay phát nổ ngay trước mắt các binh sĩ và gia đình. Tất cả những người trên trực thăng đều tử thương, trong đó có Chuẩn Tướng Trương quang Ân và vợ là bà Dương thị Kim Thanh.

NHỮNG TAI NẠN TRỰC THĂNG
THIẾU TƯỚNG NGUYỄN VIẾT THANH

Sinh năm 1931, Lâm Đồng, tốt nghiệp khóa 4 Trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam, Đà Lạt, nguyên là Tư Lệnh QĐIV/ QKIV từ ngày 1-7-1968. Hành quân Cửu Long 1 (bắt đầu ngày 9-5-1970) là cuộc hành quân cấp quân đoàn vượt qua đất Cam Bốt nhằm giải cứu, hồi hương hàng chục ngàn đồng bào thoát sự tàn sát của của dân Cam Bốt. Trên cương vị là Tư Lệnh Hành Quân Cửu Long 1, thiếu tướng Nguyễn viết Thanh thường xuyên có mặt trên máy bay trực thăng để theo dõi và đôn đốc các đơn vị. Ngày 1-5-1970, chiếc trực thăng chỉ huy của tướng Thanh đã vở tan trên không vì bị một chiếc trực thăng võ trang của Mỹ đụng vào. Tai nạn xảy ra trên bầu trời tỉnh Kiến Tường. Tất cả số người có mặt trên hai chiếc trực thăng đều tử nạn.

CHUẨN TƯỚNG PHAN ĐÌNH SOẠN

Sinh ngày 16-11-1929, Huế, tốt nghiệp khóa 1 Trường Sĩ Quan Việt Nam Thủ Đức, nguyên Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QLVNCH từ ngày 1-10-1968 đến 31-1-1972. Ông được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Phó QĐI/ QKI vào ngày 1-2-1972, thay thiếu tướng Nguyễn văn Hiếu. Ngày 25-2-1972, chuẩn tướng Phan đình Soạn đi máy bay trực thăng ra thăm một chiến hạm Mỹ, cách Đà Nẵng khoảng 20km ngoài khơi biển Đông Việt Nam. Lúc cất cánh trở về, trực thăng của ông vì sơ suất nên đụng vào trụ ăng ten của chiến hạm. Tuy bị hư hại nhưng trực thăng vẫn gắng bay về và bị rớt gần bán đảo Sơn Trà, quận Ba thành phố Đà Nẳng. Toàn bộ người trên máy bay đều chết và tìm được thi hài. Cùng đi với tướng Phan đình Soạn có đại tá Ngô hân Đông, nguyên Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh QĐI/ QKI.

CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN HUY ÁNH

Sinh tháng 7-1934, tốt nghiệp trường Không Quân Phi Hành Salon de Provence 1953, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 4 Không Quân QĐIV/ QKIV cho đến năm 1972. Chuẩn Tướng Ánh tử nạn phi cơ trong một phi vụ quan sát tình hình, vì ghi nhận một phi cơ L19 bị rớt nên ông dùng trực thăng của ông đến câu phi cơ L19 và rủi ro xảy ra tai nạn. Ông tử nạn lúc 17giờ ngày 27-2-1972.

CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN VĂN ĐIỀM

Sinh ngày 30-6-1929, tốt nghiệp khóa 4 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Ông giữ chức vụ Trung đoàn trưởng của SĐ1/BB và Tư Lệnh Phó trước khi được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1/BB, năm 1973. Ông được hăng cấp Chuẩn tướng tháng 4-1974. Trực thăng của ông bị rơi gần bờ biển Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi, vào 8giờ tối ngày 28-3-1975. Ông là vị tướng bị tử nạn cuối cùng trong cuộc chiến Việt Nam

NHỮNG VỊ TƯỚNG TỰ SÁT


CHUẨN TƯỚNG LÊ NGUYÊN VỸ

Sinh ngày 22-8-1933, tỉnh Sơn Tây, học khoá 2 Trường Võ Bị Địa Phương Trung Việt, tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn uý hiện dịch. Trước ngày 30-4-1975, ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 5/BB. Ngay sau lúc nghe được lời kêu gọi buông súng của ông Dương văn Minh, chuẩn tướng Lê nguyên Vỹ đã tự sát trước sân cờ của bản doanh Bộ Tư Lệnh SĐ5/BB ở Lai Khê tỉnh Bình Dương.

THIẾU TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ

Sinh năm 1929, tỉnh Hà Đông, học khóa 8 Trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam, Đà Lạt, nguyên là Tư Lệnh QĐII/QKII từ tháng 11-1974. Trong cuộc họp ở Cam Ranh ngày 14-3-1975, Tổng Thống VNCH Nguyễn văn Thiệu (1924-2001) lệnh cho tướng Phạm văn Phú rút quân khỏi các tỉnh Kontum, Pleiku về vùng duyên hải QĐ II. Cuộc lui quân nầy diễn tiến như thế nào thì lịch sữ đã cho thấy. Ngày 29-4-1975, tại nhà riêng ở Sàigòn, thiếu tướng Phạn văn Phú đã uống một liều thuốc độc thật mạnh nhưng gia đình phát giác và đưa ông vào bệnh viện cứu chữa. Trưa ngày 30-4-1975, ông tỉnh lại và thều thào hỏi vợ về tình trạng lúc bấy giờ. Sau khi nghe vợ cho biết ông Dương văn Minh đã đầu hàng và Việt Cộng vừa vô dinh Độc Lập. Nghe đến đây, thiếu tướng Phạm văn Phú thở hắt ra. Đó cũng là hơi thở cuối cùng của ông.

CHUẨN TƯỚNG TRẦN VĂN HAI

Sinh năm 1929, Cần Thơ, tốt nghiệp khoá 7 Trường Võ Bị Liên Quân, Đà Lạt. Ông nguyên là Tư Lệnh Sư Đoàn 7/BB thuộc QĐIV/ QKIV từ ngày 1-3-1974. Trước đó ông cũng từng đảm trách các chức vụ như Tỉnh Trưởng tỉnh Phú Yên (năm 1965), Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Trung Ương (năm 1967), Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia (năm 1968), Chỉ Huy Trưởng Trung tâm Huấn Luyện Lam Sơn kiêm Chỉ Huy Trưởng Huấn Khu Dục Mỹ (năm 1971), Tư Lệnh Phó QĐII/ QKII và kiêm nhiệm Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hành Quân Chiến Thuật QĐII/QKII (năm 1972).

Trong ngày 30-4-1975, khoảng 17:00 giờ tại Bộ Tư Lệnh SĐ7/BB ở Mỹ Tho, chuẩn tướng Trần văn hai đã uống thuốc độc ngay trong văn phòng của mình. Vị sĩ quan tuỳ viên sau khi phát giác chủ tướng của mình đã quyên sinh, đã đưa ông qua Tiểu đoàn 7 Quân Y mong cứu được ông, nhưng mọi nổ lực đều quá muộn. Buổi chiều trong ngày, trước khi uống thuốc độc chuẩn tướng Trần văn Hai trao cho vị sĩ quan tuỳ viên số tiền 70.000 đồng nhờ đưa cho người mẹ già của mình. Đây cũng là tháng lương cuối cùng của một người lính suốt đời liêm chính.

CHUẨN TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG

Sinh năm 1933, Hóc Môn, Gia Định, tốt nghệp khoá 5 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, nguyên là Tư Lệnh Phó QĐIV/ QKIV từ ngày 1-11-1974. Ông cũng từng là Tư Lệnh Sư Đoàn 5/BB (ngày 14-6-1971), Tư Lệnh Phó QĐIII/ QKIII Đặc trách Lực Lượng Phản Ứng Cấp Thời (ngày 4-9-1972), Tư Lệnh Sư Đoàn 21/BB (ngày 9-6-1973). Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV

Khoảng 19:30 giờ ngày 30-4-1975, tại tư dinh của mình ở Cần Thơ, Chuẩn Tướng Lê văn Hưng sau khi nói những lời từ biệt với các thuộc cấp, dặn dò khuyên nhủ bạn đời là bà Phạm thị kim Hoàng, ông vào văn phòng riêng và khóa chặt cửa lại mặc dù tiếng khóc than nức nở kêu gào của người vợ. Ông đã dùng súng tự sát vào lúc 20:45 giờ ngày 30-4-1975.

THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM

Sinh ngày 23-9-1927, Đà Nẳng (chánh quán An Cựu Tây, quận Hương Thủy, tỉnh Thưà Thiên), tốt nghiệp khóa 3 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Đời binh nghiệp của ông đã trải qua những chức vụ như: Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5 Nhảy Dù (năm 1965), Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù (năm 1967), Tư Lệnh Sư Đoàn 7/BB (tháng 1-1970) và Tư Lệnh Quân Đoàn IV/ Quân Khu IV (tháng 11-1974) với cấp thiếu tướng.

Ông đã dùng súng tự sát trong tư dinh của mình ở Cần Thơ khoảng 07:30 giờ ngày 1-5-1975.

CHẾT TRONG TÙ CỘNG SẢN VIỆT NAM:

THIẾU TƯỚNG ĐOÀN VĂN QUẢNG

* Sinh năm 1923, xuất thân Thiếu Sinh Quân Việt Nam .

* 1960: Thiếu tá, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Hành Quân/ Đệ Ngũ Quân Khu (đến năm 1962 là QĐ IV vùng 4 chiến thuật)

* 1961: Trung tá, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân/ Đệ ngũ Quân Khu.

* 1962: Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21/BB. Tháng 10-1963, Tư Lệnh Phó SĐ9/BB.

* 7-11-1963: Đại Tá Tư Lệnh SĐ9/BB.

* 1964: Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biêt.

* 1966: Chuẩn tướng. 1971: Thiếu tướng.

* 1972: Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.

Sau ngày 30-4-1975, Việt Cộng đưa đi tập trung khổ sai. Thiếu tướng Đoàn văn Quảng chết trong tù Cộng sản ở trại khổ sai Nam Hà (Hà nam Ninh) ngày 6-3-1984.

CHUẨN TƯỚNG BÙI VĂN NHU

Sinh ngày 26-12-1920 tại quận Bến Lức tỉnh Long An, bắt đầu phục vụ ngành Cảnh Sát Quốc Gia năm 1939 từ ngạch Thư Ký phiên dịch.

* Từ 1949 đến 1952, Biên Tập Viên Chánh Sở Trung Ương Tình Báo.

* 1952-1958: Quận Trưởng Hạng 4 Thanh Tra Tổng Nha CSQG

* 1958-1960: Quận Trưởng Hạng 3 Giám Đốc TTHL/CS & CA

* 1960- chức vụ Phó Tổng Giám Đốc Tổng Nha CS.
*1962: Quận Trưởng Hạng 2 Phụ Tá Khối CS Đặc Biệt Tổng Nha CS

* Đến năm 1966-1971, ông lên đến ngạch Quận Trưởng Thượng Hạng

* 1971-1975: Đại tá CSQG, Tư Lệnh Phó Tổng Nha

* 01-2-1975: Chuẩn tướng CSQG, Tư Lệnh Phó Tổng Nha CS.

Sau ngày 30-4-1975, Việt Cộng đưa đi tập trung khổ sai và chết tại trại tù Nam Hà, ngày 15-3-1984.

BĐQ Đỗ Như Quyên

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Bí Ẩn 30.4.1975

Bí Ẩn 30.4.1975

Ai đã gây ra thảm họa 30.04.1975? Câu hỏi lịch sử này cũng đã được bàn cãi sôi nổi từ 35 năm qua...

1) Mở đầu
Đối với đa số người Việt đã từng sống trải qua, ngày 30.04.1975 là một biến cố đau thương nhứt của một đời người. Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy - một bình luận gia am tường mọi biến chuyển quốc tế, từng nổi tiếng với những bài nhận định thời cuộc "Tình hình thế giới trong tháng vừa qua" đăng tải trên nhiều tờ báo tại Âu Mỹ - đã đề cập công khai trực tiếp hoặc kín đáo gián tiếp trả lời những câu hỏi về biến cố lịch sử đặc biệt nêu trên.
Từ hồi còn là sinh viên, chúng tôi được tiếp xúc với Giáo sư Huy và đã may mắn có nhiều dịp hàn huyên đối thoại ghi nhận được những chi tiết rất đặc biệt. Sau khi Giáo sư Huy qua đời vào ngày 28.07.1990, chúng tôi đã đảm trách nối tiếp Giáo sư Huy hàng tháng viết bài nhận định thời cuộc "Tình hình thế giới trong tháng vừa qua" kéo dài trên 5 năm trên nguyệt san Tự Do Dân Bản tại Hoa Kỳ. Nhân dịp đó, chúng tôi đã phải nghiên cứu các sáng tác của cố Giáo sư để nắm vững thêm mọi vấn đề. Nhờ vậy, chúng tôi mới cảm nhận và thấy được tầm kiến thức rất uyên bác, rất đa diện của Giáo sư Huy mà hiếm ai cùng thời có được (xin xem thêm phần phụ lục phía dưới về tiểu sử). Nổi bật nhứt là những viễn kiến và phân tích độc đáo về các biến cố lịch sử trên thế giới.
2) Ai đã gây ra thảm họa 30.04.1975?
Câu hỏi lịch sử này cũng đã được bàn cãi sôi nổi từ 35 năm qua và chưa đi đến một kết luận nào hữu lý để được mọi khuynh hướng chấp thuận. Điển hình nhứt là ngay trong dịp Hội Thảo "Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại" (“Vietnam – a 35 Year Retrospective Conference”) tại Washington D.C. vào ngày 9.4.2010 quy tụ gần 200 nhân vật với thành phần nổi tiếng như cựu Đại sứ Bùi Diễm, cựu Đại tá không quân Hoa Kỳ Tiến sĩ Stephen Randolph, Trung tá biệt cách dù Nguyễn Văn Lân, Thứ trưởng John Negroponte, Sử gia Dale Andrade, Tiến sĩ John Carland, Cựu Bộ trưởng Hoàng Đức Nhã, Đại tá Trần Minh Công, Đại tá Hoàng Ngọc Lung... cũng không đưa ra được câu trả lời thỏa mãn cho sự thắc mắc: Ai đã gây ra thảm họa 30.04.1975?
Nhìn trở lại, người ta có thể thấy rõ ràng trong thời gian đầu ngay sau 30.04.1975, phần lớn các khuynh hướng, từ chính trị đến tôn giáo, đều tìm cách đổ trách nhiệm lẫn cho nhau về tội đã làm mất miền Nam. Chỉ có Giáo sư Huy là sớm thấy rõ nguyên nhân chính nào đã khiến xảy ra thảm họa 30.04.1975. Trong dịp tái ngộ cùng Giáo sư Huy vào năm 1982, chúng tôi có hỏi đến vấn đề nhức nhối này và được Giáo sư Huy trả lời cho biết nguyên nhân chính là Hoa Kỳ đã có kế hoạch giải kết (bỏ mọi cam kết bảo vệ miền Nam!) để từng bước rời bỏ miền Nam VNCH. Tuy nhiên thảm họa 30.04.1975 xảy ra bất ngờ hơn mọi người đã dự đoán bởi vì vụ xì căng đan Watergate dẫn tới sự từ chức của Tổng Thống Nixon vào ngày 9.8.1974 đã làm tê liệt mọi cố gắng để cứu vãng tình thế.
Về thế lực nào ở Hoa Kỳ đứng sau kế hoạch bỏ rơi miền Nam, Giáo sư Huy cho biết trên chính trường Mỹ có hai sắc tộc nổi bật nhứt. Đó là sắc tộc gốc Ái Nhĩ Lan (Ireland) và sắc tộc gốc Do Thái.
- Trong dòng lịch sử, Cộng Đồng Người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan đã rất nhiều lần thắng cử chức vụ Tổng Thống.
- Bên cạnh đó Cộng Đồng Người Mỹ gốc Do Thái chủ trương nắm giữ các cơ cấu quan trọng trong guồng máy điều khiển đất nước Hoa Kỳ. Họ gài được nhiều nhân sự vào bên hành pháp cũng như lập pháp. Trong các bộ quan trọng nhứt như ngoại giao, quốc phòng và tài chánh thường thấy đa số có nhân viên gốc Do Thái và nhiều lần cấp bộ trưởng cũng do người Mỹ gốc Do Thái nắm giữ. Trong Thượng Viện và Hạ Viện có khá nhiều nghị sĩ và dân biểu gốc Do Thái trong cả hai chính đảng. Vì vậy, thế lực của Cộng Đồng Người Mỹ gốc Do Thái rất lớn và đã khiến cho chánh sách đối ngoại của Hoa Kỳ luôn luôn binh vực quyền lợi của Do Thái.

Tham dự Hòa đàm Paris, Giáo sư Huy nhận xét rằng Kissinger (một người Mỹ gốc Do Thái lúc đó còn làm Cố Vấn An Ninh cho Tổng Thống Nixon) có thái độ đáng ngờ là cương quyết muốn thỏa hiệp riêng ("đi đêm"!) với CSVN bất cứ giá nào để quân đội Hoa Kỳ rời bỏ miền Nam, dù biết rằng sau đó miền Nam sẽ lọt vào tay Hà Nội. Theo kinh nghiệm chính trị thì các chính trị gia gốc Do Thái đều hành động có chủ đích với kế hoạch rõ rệt. Như vậy đằng sau Kissinger ắt phải là chủ trương của thế lực Do Thái.

Thế lực Do Thái này phải hiểu là không phải chỉ thuần túy Cộng Đồng Người Mỹ gốc Do Thái, mà là sắc dân Do Thái trải dài trên thế giới từ Tel Aviv đến Washington D.C., Paris, London, Berlin, Moscow... với tổng số 13,1 triệu người, trong đó 5,4 triệu tại quốc gia Do Thái, 5,3 triệu tại Hoa Kỳ và 2,4 triệu rải rác tại 30 quốc gia khác. Thế lực này được điều khiển hữu hiệu từ Tel Aviv với 2 bộ phận đắc lực gồm cơ quan tình báo Mossad và Nghị Viện Do Thái Thế Giới ( - World Jewish Congress - từ năm 2007 đứng đầu là nhà tỷ phú nổi tiếng Ronald Stephen Lauder người Mỹ gốc Do Thái ) . Ngoài ra, Giáo sư Huy còn chỉ dẩn cho chúng tôi nhận biết được dân gốc Do Thái đặc biệt thường với mũi to loại diều hâu, điển hình như Ngoại trưởng Kissinger hoặc Nữ Ngoại trưởng Albright.
Những tiết lộ tế nhị của Giáo Sư Huy hoàn toàn phù hợp với nhận định của Linh Mục Cao văn Luận (1908 - 1986) nhân dịp tái bản tác phẩm Bên Giòng Lịch Sử cũng cho rằng thế lực dân Mỹ gốc Do Thái chủ trương Hoa Kỳ phải rút quân ra khỏi Việt Nam. Riêng dư luận báo chí quốc tế đã sớm nhìn thấy rõ Hoa Kỳ muốn rút lui bỏ rơi miền Nam từ khi bắt đầu chánh sách Việt Nam Hóa Chiến Tranh sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 (mà họ phân tích là nhằm thay đổi màu da tử sĩ!), nhứt là hòa đàm Paris (mà họ nhận định là nhằm bảo đảm Mỹ rút quân được an toàn!).

Như vậy thảm họa 30.04.1975 đã xảy ra, nguyên nhân chính là Hoa Kỳ có chính sách bỏ rơi miền Nam VNCH và thế lực Do Thái thúc đẩy chính sách đó được thực hiện qua Kissinger.

3) Tại sao thế lực Do Thái muốn Hoa Kỳ bỏ rơi miền Nam?
a) Thế lực Do Thái tại Hoa Kỳ
Đối với chúng tôi quả thực hoàn toàn mới mẻ và đầy ngạc nhiên khi được Giáo sư Huy vào năm 1982 cho biết đến vai trò thực sự của người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan và gốc Do Thái trên chính trường Hoa Kỳ. Sau này sinh hoạt lâu năm tại Hoa Kỳ và qua nghiên cứu, chúng tôi công nhận thấy Giáo sư Huy hoàn toàn đúng.
Điển hình là cho đến nay có ít nhứt 23 Tổng Thống Hoa Kỳ gốc Ái Nhĩ Lan (xem website:http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Irish_Americans) mà trong đó có Tổng Thống Washington và những Tổng Thống gần đây như Clinton, Reagan, Kennedy và kể cả Tổng Thống Obama (bên ngoại gốc Ái Nhĩ Lan)
Cũng như hiện nay tại quốc hội có 15 Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ gốc Do Thái và 33 Dân Biểu Liên Bang gốc Do Thái (xem website http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Jewish_American_politicians#List). Thực sự nếu nghiên cứu sâu rộng thì sẽ thấy thế lực Do Thái tại Mỹ còn lớn hơn nhiều. Họ thành công trong việc gài được những nhân sự cấp lãnh đạo ở các bộ phận yết hầu của Hoa Kỳ. Thí dụ điển hình gần đây như:
- trong Thượng Viện và Hạ Viện hiện nay với tổng số 48 nghị sĩ và dân biểu gốc Do Thái (so sánh chỉ có 1 dân biểu gốc Việt Nam là ông Cao Quang Ánh!).
- trong Bộ Ngoại Giao có Bộ trưởng Henry Kissinger dưới thời TT Nixon và Bộ trưởng Madeleine Albright dưới thời TT Clinton...
- trong Bộ Quốc Phòng có Bộ trưởng James Schlesinger dưới thời TT Nixon và thời TT Ford.
- trong Bộ Tài Chánh có Bộ trưởng Larry Summer và Bộ trưởng Robert Rubin dưới thời TT Clinton.
- trong CIA có Tổng giám đốc John M. Deutch dưới thời TT Reagan.
- trong Ngân Hàng Trung Ương (Fed) cầm đầu bởi Tiến sĩ Alan Greenspan từ 1987 đến 2006 và Giáo sư Ben Bernanke từ 2006 đến nay.
Họ còn chủ động nắm những lãnh vực ngân hàng, thị trường chứng khoán, báo chí, truyền thanh, truyền hình, và điện ảnh...
Đặc biệt, ngành truyền thông, quan trong nhứt là điện ảnh Hollywood, nằm trong tay thế lực Do Thái. Tại Hollywood đa số nhân sự từ đạo diễn đến diễn viên đều có gốc Do Thái, nổi tiếng nhứt như Steven Spielberg, Liz Taylor, Kirk Douglas, Michael Douglas, Harrison Ford... (xem website: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Jewish_American_entertainers). Họ biết rõ rằng nắm được truyền thông trong tay là hướng dẫn được dư luận quần chúng trong mục tiêu phục vụ quyền lợi cho nguời Do Thái. Họ còn điều khiển một phần lớn các viện nghiên cứu chiến lược nhằm đưa ra những đề nghị cho chính sách tương lai cho chánh phủ Mỹ và dĩ nhiên phải phù hợp với quyền lợi của người Do Thái.
Ngoài ra tại các cường quốc Âu Châu, thế lực Do Thái có ảnh hưởng tuy âm thầm nhưng cũng mạnh mẽ lắm . Điển hình nhứt là Tổng Thống Sarkozy ( Pháp ) & Thủ Tướng Đức Schmidt ( Đức ) đều gốc Do Thái nên không bao giờ lên tiếng thực sự chống lại những vi phạm cam kết của Do Thái tại Trung Đông . Chính vì vậy đa số thành viên Liên Hiệp Quốc đã cho rằng thế lực Do Thái có ảnh hưởng quá lớn đến chính sách và biểu quyết về Trung Đông của các cường quốc Âu Mỹ .
b) Tại sao thế lực Do Thái muốn Hoa Kỳ phủi tay bỏ miền Nam?
Muốn biết rõ, chúng ta phải tìm hiểu lịch sử mất nước và dựng lại nước của người Do Thái. Vào năm 135 dân tộc Do Thái chính thức bị mất nước và phải lưu vong khắp nơi vì đế quốc La Mã. Thảm họa mất nước đó thường được dư luận Thiên Chúa Giáo cho là sự trừng phạt dân Do Thái đã đóng đinh giết Chúa Jesus và kẻ phản bội Judas chính là một người Do Thái. Chính vì chuyện này đã làm cho dân Do Thái bị kỳ thị trên bước đường lưu vong. Nhưng cũng chính vì có niềm tin mãnh liệt vào Do Thái Giáo, họ đã đoàn kết nhau lại dưới sự lãnh đạo của học giả Theodor Herzl trong đại hội thế giới đầu tiên tại Basel (Thụy sĩ) vào năm 1897. Từ đó, từng đợt một họ lén lút trở về quê hương Palestine. Thế Chiến thứ 2 và với sự yểm trợ tích cực của Hoa Kỳ đã tạo cơ hội ngàn năm một thuở để họ dựng lại đất nước vào ngày 14.5.1948 sau gần 2,000 năm lưu vong. Chỉ 11 phút sau đó Tổng Thống Hoa Kỳ đã lên tiếng công nhân quốc gia mới này, bất chấp mọi chống đối của thế giới Ả Rập và đã yểm trợ hữu hiệu cho Do Thái chống lại cuộc tấn công ngay sau đó của các quốc gia Ả Rập láng giềng và trong các cuộc chiến xảy ra sau này.
Như vậy, Do Thái còn tồn tại đến ngày nay là nhờ Hoa Kỳ làm "lá bùa hộ mạng". Nhiều nghị quyết tại Liên Hiệp Quốc kết án Do Thái vi phạm cam kết tại Trung Đông chỉ vì duy nhứt Hoa Kỳ dùng quyền phủ quyết (veto) nên đành phải bỏ đi. Trong quá khứ, Hoa Kỳ từng giải kết (phản bội!) bỏ rơi đồng minh như Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Đài Loan... , nhưng luôn luôn "sống chết" hết lòng với Do Thái, mặc dù quốc gia nhỏ bé này không mang lại lợi ích gì về tài nguyên hoặc vị trí chiến lược cho Hoa Kỳ, mà trái lại chính vì Do Thái, Hoa Kỳ còn gây rất nhiều hiềm khích (mang họa vào thân!) với thế giới Hồi Giáo dân số rất đông đảo (1,3 tỷ) và rất quan trọng về năng lượng dầu hỏa . Tất cả cho thấy rõ ràng vì thế lực Do Thái nắm giữ được các bộ phận huyết mạch tại Mỹ nên chính sách của Hoa Kỳ phải luôn luôn không được đi trái ngược lại với quyền lợi của quốc gia Do Thái.

Từ đó, chúng ta mới hiểu rõ tại sao thế lực Do Thái muốn Hoa Kỳ phủi tay bỏ miền Nam Việt Nam. Đó là vì họ sợ Hoa Kỳ sa lầy và sự tốn kém khổng lồ tại chiến trường Việt Nam có thể đưa tới hậu quả Hoa Kỳ không còn khả năng giúp đỡ một cách hiệu lực nước Do Thái tồn tại như trong quá khứ Hoa Kỳ đã từng làm. Cho nên họ chủ trương Hoa Kỳ phải giải kết bỏ rơi miền Nam để trở về chuyên tâm lo cho Do Thái. Để thực hiện mục tiêu này họ đã có kế hoạch rõ ràng từng bước một.

c) Kế hoạch Do Thái thúc đẩy Hoa Kỳ bỏ rơi miền Nam.
Khởi đầu giải quyết cuộc chiến Quốc Cộng tại Lào vào đầu thập niên 1960, ông Ngô Đình Nhu đã ngạc nhiên và bất mãn thấy thái độ nhượng bộ quá mức của ông Averell Harriman (đặc trách bộ phận Viễn Đông của Bộ Ngoại Giao Mỹ) trong lúc đàm phán. Nên biết ông Averell Harriman (1891 - 1986) là một nhà tư bản lớn nổi tiếng gốc Do Thái và cũng là một đảng viên cấp lãnh đạo của đảng Dân Chủ ở Mỹ. Rõ ràng phía thế lực Do Thái muốn ngăn chận không cho Hoa Kỳ can thiệp với nhiều tốn kém ở Viễn Đông. Sự nhượng bộ rút lui này đã khiến lực lượng CSVN kiểm soát được phần lớn các địa điểm chiến lược tại Lào và thiết lập đường mòn Hồ Chí Minh vận chuyển nhân lực và võ khí vào để đánh chiếm miền Nam vào 30.4.1975.
Từ khi nhậm chức, Tổng Thống Johnson (dân Texas!) cùng ban tham mưu luôn cứng rắn chủ chiến và không muốn Hoa Kỳ bị thua trận đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình. Thế lực Do Thái lúc đó không có ảnh hưởng nhiều trong chánh phủ Tổng Thống Johnson để xoay đổi từ bên trong chính sách can thiệp quân sự của Tổng Thống Johnson, cho nên họ phải chờ đợi cơ hội thuận tiện để tấn công từ bên ngoài dư luận quần chúng.
Đó là lúc cuộc chiến Việt Nam bùng nổ lớn bắt đầu từ cuối năm 1964 trở đi với các trận đánh dữ dội tại Bình Giã, Đồng Xoài, Đức Cơ... bắt đầu gây tử thương nhiều quân nhân Mỹ. Những hình ảnh quan tài phủ quốc kỳ kèm theo sau hình ảnh dã man và bất lợi ( thổi phồng vụ Mỹ Lai & vụ Tướng Nguyễn Ngọc Loan! ) của chiến tranh được hệ thống truyền thông Hoa Kỳ -đa số gốc Do Thái quản trị- khai thác triệt để ngày đêm tạo một phong trào phản chiến lớn mạnh chưa từng thấy trên thế giới, không những tại Hoa Kỳ mà còn lan rộng khắp nơi trên nhiều quốc gia khác .
Tướng độc nhởn Moshe Dayan -Bộ trưởng Quốc phòng của Do Thái- đột ngột tự qua Việt Nam 3 ngày (từ 25 tới 27 tháng 7 năm 1966) và cho báo chí chụp bức hình biểu diễn đang đi hành quân với lực lượng Hải Quân Mỹ. Sau chuyến "hành quân" chớp nhoáng đó, Tướng độc nhởn Moshe Dayan viết ngay đề nghị Mỹ nên rút quân ra khỏi Việt Nam vì không thể thắng cuộc chiến này được ( rất là vô lý vì thực sự hiện diện xem xét chiến trường VN chỉ có 1 ngày , mà dám đưa ngay đề nghị khủng khiếp như vậy ! ) . Dĩ nhiên lời đề nghị chủ bại này càng được thổi phồng bởi phong trào phản chiến và làm mất uy tín Tổng Thống Johnson. Tiếc thay sau này và mới năm ngoái đây, vẫn còn có những ký giả và bình luận gia Việt Nam ca ngợi những phân tích và đề nghị của ông tướng một mắt này, mà không hiểu đó chính là một trong những thủ phạm đã góp phần "khai tử" miền Nam!

Israeli General Moshe Dayan on Patrol with US Marines - South Vietnam 1966

Phong trào phản chiến càng lên cao và đã khiến Tổng Thống Johnson vào tháng 3 năm 1968 phải quyết định không ra tái ứng cử. Sự xáo trộn tranh chấp kịch liệt trong đảng Dân Chủ đã tạo cơ hội hiếm có để cho ứng cử viên của đảng Cộng Hòa nắm chắc sự thắng cử. Vì vậy thế lực Do Thái đã gài được Kissinger từ năm 1957 làm cố vấn cho Nelson A. Rockefeller (Thống đốc New York) đang vận động ra tranh cử làm ứng cử viên Tổng Thống của đảng Cộng Hòa. Nhưng không ngờ Nixon thành công hơn và cuối cùng thăng cử làm Tổng Thống. Thấy vậy, Kissinger bèn trở cờ đầu quân theo Nixon và được trọng dụng làm Cố vấn An ninh.
Thế lực Do Thái còn đưa được thêm nhân sự gốc Do Thái vào trong guồng máy cầm quyền Mỹ. Đáng kể nhứt là Bộ trưởng Quốc phòng James Schlesinger, Cố vấn đặc trách Nội vụ John Ehrlichmann (1925 - 1999)... Với những chức vụ then chốt này, họ đã thành công bày mưu cho Nixon bỏ rơi miền Nam. Bắt đầu với chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 để từng bước giảm con số lính Mỹ tử vong và bớt dần sự hiện diện của Hoa Kỳ tại miền Nam.
Đến năm 1971, Kissinger bí mật qua Trung Hoa tìm cách tái bang giao với chính quyền Bắc Kinh và đưa đến thỏa hiệp Thượng Hải 1972 giữa Mao Trạch Đông và Nixon. Trên bề mặt, thỏa hiệp này chỉ công nhận một nước Trung Hoa cho thấy Hoa Kỳ bỏ rơi Đài Loan trên chính trường thế giới, nhưng bên trong thực tế Kissinger nhằm sửa soạn sự rút lui an toàn cho quân đội Mỹ ra khỏi miền Nam với sự bảo đảm của Trung Cộng.
Quả nhiên, chỉ sau đó chưa đầy một năm, Kissinger đã dùng đủ mọi mánh khóe, kể cả đe dọa tánh mạng các cấp lãnh đạo VNCH, thành công trong việc ép buộc VNCH ký kết Hiệp Định Paris vào ngày 27.1.1973 để quân đội Hoa Kỳ được an toàn rời khỏi miền Nam. Phía dư luận báo chí quốc tế đã sớm thấy rõ âm mưu của Kissinger và đã ví bản hiệp định này giống như tờ khai tử cho miền Nam Việt Nam.
Chính ngay Kissinger cũng đã tiết lộ bề trái của bản hiệp định cho Cố vấn đặc trách Nội vụ John Ehrlichmann của T.T Nixon như sau:
"Tôi nghĩ rằng nếu họ (chánh phủ VNCH) may mắn thì được 1 năm rưỡi mới mất". Tương tự , Kissinger đã trấn an T.T Nixon là:
Hoa Kỳ phải tìm ra một công thức nào đó để làm cho yên bề mọi chuyện trong một hay hai năm sau, sau đó thì …chẳng ai cần đếch gì nữa . Vì lúc ấy, Việt nam sẽ chỉ còn là bãi hoang vắng ”.

Bởi vậy thảm họa 30.4.1975 xảy ra là điều tất nhiên đúng như tính toán dự trù của Kissinger và thế lực Do Thái.

Chỉ sau Hiệp Định Paris khoảng 9 tháng, cuộc chiến Jom Kippur vào ngày 6.10.1973 giữa Do Thái và các quốc gia Ả Rập láng giềng xảy ra. Lần đầu tiên trong lịch sử tái lập quốc, Do Thái bị thua trận và mất một số lớn phần đất chiếm đóng trước đây. Đáng lẽ Do Thái còn có thể bị thua nặng nề hơn nữa, nhưng giờ chót nhờ có Kissinger thuyết phục được Nixon nỗ lực can thiệp giúp Do Thái nên tình thế không còn bi đát nhiều. Tuy nhiên, sau đó Tướng độc nhỡn Moshe Dayan phải từ chức Bộ trưởng Quốc phòng vì chịu trách nhiệm bị thua trận.
4) Kết luận

Biến cố thua trận lần đầu tiên Jom Kippur năm 1973 cho thấy thế lực Do Thái nhìn rất xa và rất có lý với nỗi lo sợ Hoa Kỳ vì bị sa lầy ở chiến trường Việt Nam nên không còn có thể chuyên tâm giúp cho Do Thái thắng trận như trước đây. Cho nên không gì ngạc nhiên khi thế lực Do Thái phải vận dụng toàn diện từ trong lẫn ngoài để thúc đẩy và buộc giới lãnh đạo Hoa Kỳ phải bỏ rơi miền Nam.

Bí ẩn về lý do và động lực thúc đẩy Hoa Kỳ phải rút quân bỏ rơi miến Nam được che dấu tinh vi không đưa ra dư luận nổi , bởi vì phần lớn hệ thống truyền thống báo chí quan trọng nằm trong tay thế lực Do Thái hoặc bị họ ảnh hưởng kiểm soát không cho phép làm hoặc sợ bị mang tiếng bài Do Thái ( Anti-Semitism ) . Cho nên đến 35 năm sau dư luận vẫn còn bị xí gạt.
Điển hình , về phía dư luận ngoại quốc vẫn còn có những học giả ( thí dụ : Tiến sĩ Stephen Randolph trong Hội Thảo "Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại" (“Vietnam – a 35 Year Retrospective Conference”) tại Washington D.C. vào ngày 9.4.2010 ) lầm lẫn hoặc cố tình cho rằng Hoa Kỳ vào năm 1972 muốn tái lập bang giao với Trung Cộng nên phải rút quân ra khỏi miền Nam ( chịu thua ! ) vì đang câu con cá to hơn ( “has bigger fish to fry” ) . Thực tế Hoa Kỳ đã có kế hoạch bỏ rơi miền Nam từ khi Kssinger bước vào Tòa Bạch Ốc năm 1969 với gia tăng Việt Nam Hóa Chiến Tranh .
Về phía Cộng Sản Bắc Việt , ngoại trừ lợi thế sẵn có của đường lối độc tài cuồng tín trong chiến tranh dám vô nhân đạo dùng chiến thuật biển người hy sinh " nướng quân " hàng loạt trên chiến trường ( theo nhận xét của Tướng Westmoreland ! ) , họ không ngờ có được sự giúp đỡ hữu hiệu của thế lực Do Thái tạo ra phong trào phản chiến đưa tới tình trạng " Đồng Minh tháo chạy " ( từ ngữ theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đức !) bỏ rơi VNCH . Thực tế , nếu không có sự phản bội của thế lực Do Thái qua sự nắm quyền của ê kíp Kissinger thì chưa chắc gì Cộng Sản Bắc Việt sớm thắng trận . Như vậy miền Nam chỉ cần cầm cự được vài năm cho đến khi Tổng Thống Reagan nắm quyền và với tài lãnh đạo xuất sắc cương quyết nổi tiếng của ông này chắc chắn miền Nam sẽ được yểm trợ đầy đủ ( đã xảy ra như vậy tại Nam Mỹ và A Phú Hản ! ) để không thể dể dàng rơi vào tay cộng sản như đã xảy ra trong ngày 30.4.1975.
Đa số người Việt chúng ta đều có tâm tình thiện cảm với dân tộc Do Thái ( một phần bị ảnh hưởng qua tác phẩm lừng danh " Về miền đất hứa / Exodus " của tác giả Leon Uris ) vì ngưỡng mộ tinh thần đoàn kết và chiến đấu dũng cảm của họ sau 2000 năm lưu vong đã thành công trở về tái dựng lại quốc gia Do Thái nhỏ bé bất chấp trước mọi đe dọa của Khối Ả Rập khổng lồ. Cũng trong cảm tình nồng nàn đó , Học giả Nguyễn Hiến Lê vào năm 1968 mang sức ra viết tác phẩm " Bài học Israel ( Do Thái ) " . Nhưng thực tế chính trị cho thấy tham vọng thủ đoạn của Do Thái sau khi tái lập quốc , nên chính ông đã không ngần ngại lên tiếng chỉ trích nặng nề. Đó cũng là tâm trạng của chúng tôi khi biết qua Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục Cao Văn Luận khám phá ra mưu sâu của thế lực Do Thái khiến xảy ra thảm họa 30.4.1975 cho quê hương Việt Nam và dẩn tới hiểm họa mất nước vào tay Trung Cộng.

Chúng tôi tin rằng Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và Linh mục Cao Văn Luận đã đi bước tiên phong đầu tiên tiết lộ những bí ẩn về thảm họa 30.4.1975 và trong tương lai sẽ được giới truyền thông báo chí chú tâm nghiên cứu khai triển tích cực để lịch sử Việt Nam và thế giới mai sau không còn bị sai lầm nữa. Mong thay !

Phạm Trần Hoàng Việt

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

“NHÚC NHÍCH THÌ GIẾT”

Giới thiệu tác phẩm “NHÚC NHÍCH THÌ GIẾT”
“Kill Anything That Moves – The Real American War in Vietnam”
Tác giả: Nick Turse * Nhà Xuất bản: Metropolitan Books, New York, 2013.

Lý Như Thế

linhlinhTác phẩm “Kill Anything That Moves” và Tác giả Nick Turse
Tác phẩm 370 trang này đoạt giải thưởng Ridenhour của National Press Club năm 2009, nguyên là luận án Tiến sĩ tại Đại học Columbia của nhà báo kiêm sử gia Nick Turse. Cuốn sách gồm một Nhập đề, bảy Chương và một Kết luận. Cầm cuốn sách lên thì thấy tựa sách được đọc như một mệnh lệnh cho người lính Mỹ khi đến Việt Nam: “Nhúc nhích thì giết!”. Để cuốn sách xuống sau khi đọc thì thấy đúng như vậy. Qua sách nầy, tác giả Nick Turse đã chứng minh một cách “bất khả tư nghì” rằng mệnh lệnh dã man ấy là một chính sách, một chiến thuật chính thức của quân đội Mỹ và đã được áp dụng từ cấp tướng đến người lính G.I., từ quân trường ở Mỹ đến xóm làng ở Việt Nam. Chủ đề của cuốn sách là một chứng minh rằng cuộc thảm sát từ 350 đến 500 thường dân ở Mỹ Lai ngày 16 tháng 3 năm 1968 không phải là một sơ xuất biệt lệ của quân đội Mỹ.

Nhiếp ảnh gia chính thức của Lục quân Mỹ Ron Haeberle đã theo chân Đại đội Charlie đến Mỹ Lai (Quảng Ngãi)vào ngày định mệnh 16/3/1968. Anh đã ghi được vào ống kính hầu như toàn bộ thảm kịch Mỹ Lai. Những tấm hình nầy, sau đó, được dùng làm vật chứng trong cuộc điều tra dài 5 tháng của Tướng William R. Peers.
http://www.pbs.org/wgbh/americanexperience/features/photo-gallery/mylai-massacre-evidence/
Điều nầy có thể thấy ngay trong Chương 2: “Theo hồi ký của tướng Westmoreland, (tướng) Mac Arthur đã “thúc dục tôi hãy chuẩn bị để luôn luôn có đầy đủ trọng pháo vì dân Á Đông rất sợ trọng pháo” và đưa ý kiến là Westmoreland có thể phải xử dụng một “chiến thuật đốt sạch đất đai” tại Việt Nam.” (trang 61). Lời chỉ đạo nầy từ một anh hùng của Đệ nhị Thế chiến có thể coi như thể hiện tâm cảnh (mindset) của tướng Westmoreland trước khi nhậm chức Tổng Tư Lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam để “đếm xác” (body count) dân Việt trong tinh thần kỳ thị chủng tộc dứt khoát.
Phương pháp làm việc của tác giả Nick Turse vừa có tính cách sử học vừa xã hội học, thích ứng với mội trường hàn lâm của một Đại học nổi tiếng như Columbia. Tác giả xử dụng hồ sơ giải mật của Bộ Quốc phòng Mỹ, những báo cáo từ các cuộc điều tra của Criminal Investigation Division (Sở Điều Tra Tội Ác) của Bộ Quốc phòng, đặc biệt là báo cáo của Vietnam War Crimes Working Group (Nhóm Điều Tra Tội Ác Chiến Tranh ở Việt Nam) được Pentagon thành lập sau vụ thảm sát ở Mỹ Lai, cọng với hơn 100 cuộc phỏng vấn ở cả hai phía: nạn nhân Việt Nam và quân nhân Mỹ. Tất cả để đúc kết lại thành một bức tranh bi thảm về sự tàn phá tận cùng của chiến tranh mà ngay cả Picasso có sống lại cũng không thể vẽ thêm một Guernica thứ hai.
Thống kê tổng quát cho thấy cuộc chiến Việt Nam từ năm 1955 đến 1975 đã gây ra cho phía Nam Việt Nam 254,000 người chết và 783,000 người bị thương. Bắc Việt Nam có khoảng 1.7 triệu người chết và vẫn còn hơn 300, 000 người mất tích. Trong khi phía Mỹ có hơn 58,000 lính chết và 304,000 lính bị thương. Ở cao điểm của cuộc chiến năm 1969, nước Mỹ đã có 540,000 quân trên đất liền, khoảng 150,000 quân trên biển và trong các căn cứ ở Nhật, Đài Loan, Phi, Thái, Mả Lai, … chưa kể các quân đội Đồng Minh (Đại Hàn, Phi, Thái, Úc, Tân Tây Lan, …). Không quân Mỹ thả gần 7 triệu tấn bom (so với gần 3 triệu tấn bom thả trên Đức quốc trong Đệ nhị Thế chiến) và khoảng 70 triệu lít chất độc khai quang mà ảnh hưởng có thể tác hại đến 100 năm trên con người và thiên nhiên.
Với những vũ khí và quân lực đằng đằng sát khí như vậy, người thường dân Việt Nam đã phải chịu một tai họa thống khổ đến mức nào? Bảy chương sách của Nick Turse mang câu trả lời với những tựa đề hãi hùng: (1) Cuộc thảm sát ở Triệu Ái, (2) Một Hệ Thống Đau Khổ, (3) Tàn sát Quá Độ, (4) Một Loạt Những Hung Bạo, (5) Khốn Khổ Vô Bờ, (6) Tên Khùng, Ông Tướng “Săn Cọng” và Tên Đồ Tể của Vùng Châu Thổ, và (7) Những Tội Ác Chiến Tranh Biến Đi Đâu Rồi?
Không phải là một tình cờ mà nhận định của Alvin Tofler: “Nếu nguyên tắc căn bản của nền kinh tế kỹ nghệ là sản xuất hàng loạt thì nguyên tắc căn bản của chiến tranh thời kỹ nghệ hoá là tàn phá hàng loạt” (War and Anti-War, trang 38) đã trùng hợp sát sao với nhận định của tác gỉa Nick Turse ở trang 204: “sự tàn sát theo chuẩn mức kỹ nghệ đã được áp dụng khoảng thời gian Thiếu tướng Julian Ewell cầm quân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Tại Việt Nam, chính quyền Mỹ đã thực thi một cuộc tàn phá hàng loạt một cách có hệ thống trong suốt cuộc chiến với những mô tả đáng kể nhất là trong hai chương 1 và 6 mà người đọc không thể bỏ qua.
Chương 1: Từ thời kỳ được huấn luyện ở quân trường tại Mỹ (Fort Benning, Camp Lejeune, tiểu bang Georgia) tinh thần kỳ thị chủng tộc (như của tướng Mac Arthur) đã được nhồi sọ tối đa để giúp người tân binh Mỹ có thể giết kẻ thù – người Việt Nam – mà không hối tiếc hay ân hận. “Cựu chiến binh Wayne Smith nhớ lại là các huấn luyện viên không bao giờ gọi người Việt Nam là “Vietnamese”. Họ gọi (bằng những chữ tiếng lóng hạ cấp như) “dinks, gooks, slopes, slants, rice-eaters”, những chữ không còn mang ý nghĩa tượng trưng cho con người nữa. Cái thâm ý là coi người Việt Nam thấp hơn cả giống người.” (trang 28). Như vậy thì có thể tự do để vâng lệnh giết một cách vô trách nhiệm như lời khuyên của một vị Tuyên úy Tin Lành: “Người lính tự do nhất là người lính sẵn sàng tuân lệnh cấp trên. Khi bạn tuân một mệnh lệnh hợp pháp thì bạn không sợ, không lo gì cả.” (trang 30) Vấn đề là không có ai định nghĩa “mệnh lệnh bất hợp pháp” là gì. Khi Trung úy Maynard quăng lựu đạn xuống hầm một căn nhà trong làng Triệu Ái, “Trung úy Bailey cho biết có con nít trong hầm ấy. Và Trung úy Maynard trả lời: “Kệ mẹ nó, rồi tụi đó lớn lên thì cũng trở thành Việt Cọng thôi.” (trang 34). Điều kinh khủng là người lính Mỹ không phân biệt được kẻ thù và đồng minh nên họ chỉ biết khi thấy “nhúc nhích thì giết”. Ở một cấp cao hơn, các sĩ quan tốt nghiệp quân trường West Point cũng có một hiệp hội ngầm (mà ai cũng biết) có tên là West Point Protective Association (WPPA) để họ bảo vệ lẫn nhau khi bị điều tra hay khi phải ra trước toà án quân sự như trường hợp tướng Julian Ewell dưới đây.
Chương 6: Hồ sơ của Trung Sĩ Roy Bumgarner và Tướng Julian Ewell là hai thí dụ điển hình.
“Trung sĩ Bumgarner thuộc Lữ đoàn Dù 173, Sư đoàn Kỵ binh Đệ Nhất đóng tại Bình Định (năm 1968) nổi tiếng với thành tích giết 1,500 kẻ thù. Có khi toán quân 6 người của ông còn giết nhiều kẻ thù hơn cả tổng số “đếm xác” của toàn thể tiểu đoàn 500 người của ông.” (trang 192). Thành tích này đã làm cho ông mang biệt danh là “The Bummer” (Tên Khùng). Tên Khùng tuy khùng nhưng không dại vì sau khi giết một thường dân (dù là đàn bà, con nít), y lại nhét vào trong xác chết một qủa lựu đạn “made-in-China” hay một khẩu súng Nga. Hậu quả là số “Việt Cọng” bị Trung sĩ Bumgarner giết lên rất cao. Điều không may là các bạn đồng ngũ đã thấy hành vi vô đạo nầy và họ báo cáo lên cấp trên. Tên Khùng bị điều tra và bị đưa ra toà án quân sự. Tên Khùng bị xử có phạm tội nhưng là tội “sát nhân không mưu tính” (unpremeditated murder) và nhờ vậy y đã không vào tù, dù chỉ một ngày (trang 196). Một nhân chứng của vụ án, Peter Berenback, sau khi giải ngũ đã đọc được trong nhật báo New York Times ngày 31/3/1972 một bản tin ca ngợi Trung sĩ Bumgarner với tấm hình Tên Khùng ôm một em bé Việt Nam một cách bảo bọc. Berenback bèn gửi một lá thư đầy giận dữ gọi Bumgarner là “kẻ sát nhân”. Nhưng tờ báo đầy uy tín nầy đã không phản ứng. Berenback gửi một thư khác cho Dân biểu Peter Frelinghuysen. Ông nầy chuyển lá thư cho Đại tá Murray Williams ở Pentagon. Rồi nội vụ không còn được nói đến nữa!
Trường hợp tướng Julian Ewell đáng chú ý là vì sự nghiệp của ông tại Việt Nam thành công rực rỡ chỉ nhờ một yếu tố: Khả năng làm tăng con số kẻ thù bị giết (“body count”). Tháng 2 năm 1968, khi mới nhận chức Tư lệnh Sư đoàn 9 vùng Đồng bằng sông Cửu Long (vùng 4 Chiến thuật), các phi công trực thăng của ông đã để ý trò chơi săn người của ông khi ra lệnh cho pháo thủ trên trực thăng bắn bất kể vào người nông dân đang cày bừa trên đồng lúa. Đặt cơ sở trên chiến tranh kỹ thuật (“technowar”) của bộ trưởng Mac Namara, “thống kê đếm xác là thước đo thành công quan trọng nhất” cho tướng Ewell (trang 206). Hãy đọc “tiến bộ” của tướng Ewell trong 2 năm 1968-1969 theo thước đo tỉ lệ chết giữa địch và ta (Việt Cọng và Mỹ): Trước khi ông nhậm chức, tỉ lệ đó là 1/8: Cứ một người lính Mỹ chết thì có 8 người lính Việt Cọng chết. Đây đã là một tỉ lệ khá cao so với các đơn vị khác. Qua tháng 7-1968, sau 5 tháng dưới quyền tướng Ewell, tỉ lệ nầy tăng lên thành 1/14. Sau 5 tháng, tướng Ewell mở đầu chiến dịch “Speedy Express” vói tỉ lệ 1/24. Ba tháng sau tỉ lệ là 1/68. Một tháng sau (4-1969), tỉ lệ tăng lên gần gấp đôi: 1/134. Câu hỏi là trong 134 người Việt Nam được “đếm xác” này có bao nhiêu thường dân? Vì (1) sự chênh lệch quá xa giữa số xác Việt Cọng quá cao so với số võ khí thu lượm quá thấp (2) trước hoả lực kinh hồn của quân đội Mỹ, quân đội Việt Cọng cũng đủ khôn ngoan để rút đi nơi khác, để lại người dân vô tội trong vùng hoả tuyến,. Khi được hỏi làm sao họ phân biệt được kẻ thù trên đồng ruộng để nã súng bắn, phi công Cobra của chiến dịch Speedy Express trả lời: “Kẻ nào thấy trực thăng mà bỏ chạy là kẻ thù.” hoặc “Kẻ nào mặc bà ba đen là Việt Cọng.” Từ đó tướng Ewell mang hỗn danh là “tên đồ tể của vùng Châu thổ.” Với “tiến bộ” từ 1/14 lên 1/134, tướng Ewell được vinh thăng Trung tướng và năm 1970, ông được gửi qua làm cố vấn quân sự cho phái đoàn Mỹ đang tham dự Hoà đàm ở Paris.
Nhưng một quân nhân vô danh ký tên là “Một Trung sĩ Ưu tư” đã gửi thư cho tướng Westmoreland, lúc nầy đã trở thành Tham mưu Trưởng Liên quân, để tố cáo đầy đủ chi tiết và tên tuổi, chức vụ trong cuộc tàn sát khủng khiếp của chiến dịch Speedy Express. Lá thư kết luận một cách chắc nịch “dù các con số của tôi chỉ đúng 10%, mà tôi tin là cao hơn, thì 120 đến 150 tử vong đã tương đương với một Mỹ Lai mỗi tháng trong hơn một năm trời.” (trang 215). Nhưng rồi lá thư nầy cũng bị rơi vào quên lảng như số phận của hàng ngàn thường dân Việt Nam đã bị thảm sát.
Đọc xong trang cuối cùng, gấp lại cuốn sách, chắc người đọc nào cũng thấy hãi hùng và đầy lòng thương cảm. Riêng người điểm sách còn rút ra được ba ý nghĩ riêng cho mình:
■ Đây là một cuốn sách rất khó đọc cho cả người Việt lẫn người Mỹ vì nó trình bày một cách trần truồng sự bi thảm tận cùng của một cuộc chiến vẫn còn vang vọng trong tim óc chúng ta.
Với những cựu quân nhân Việt Nam Cọng Hoà đã từng sát cánh chiến đấu với quân đội Mỹ và bây giờ đã và đang xây dựng trên đất Hoa Kỳ những tượng đài để tưởng niệm và vinh danh “mối tình chiến hữu Việt-Mỹ” thì cuốn sách nầy lại càng khó đọc hơn vì những sự kiện kinh hoàng được trình bày một cách trung thực, khoa học và có hệ thống đến mức, nếu còn là một người Việt Nam lương thiện và yêu nước, thì không thể chối cãi được và không nên lẫn tránh chúng.
■ Còn với những “cậu ấm bất mãn” ở Việt Nam, nhất là ở thủ đô Hà Nội, đang ngưỡng mộ và hướng vọng về Hoa Kỳ như một mẫu mực chính trị tương lai cho đất nước thì cuốn sách nầy là một nhắc nhở sâu sắc cho họ rằng chính trị Mỹ xuất sinh từ văn hóa Mỹ, trong đó, từ thời lập quốc, đã có những tay chăn bò được vinh danh là những anh hùng … bắn chậm thì chết. Và hơn 40 năm trước, đã có những đồng bào “Việt Cọng mặc áo bà ba đen” của các “cậu ấm” lúc bấy giờ ở miền Nam xa xôi, vốn chỉ là những thường dân run rẫy, nhưng vẫn bị thảm sát vì dòng chảy văn hóa “bắn chậm thì chết” đặc thù nầy!
■ Cuối cùng, nội dung cuốn sách nầy còn là một bài học đau thương cho những ai rước giặc vào nhà thì phải biết hậu quả tai hại sẽ không thể lường được dù giặc có khoe đầy giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền, … như khi Phó Tổng thống Lyndon Johnson ngoài miệng thì giả vờ ca ngợi Tổng thống Diệm của miền Nam là “Churchill của châu Á” nhưng sau lưng thì gọi Việt Nam là “một nước nhỏ nhoi bèo bọt” (trang 49). Nói cho cùng thì Churchill cũng không tốt đẹp gì để hãnh diện được so sánh vì ông ta là một đại thực dân da trắng đã ôm khư khư cái đế quốc “mặt trời không bao giờ lặn” của Anh quốc, dù Gandhi và hàng triệu dân Ấn Độ đã xã thân đấu tranh cho tự do và độc lập của đất nước mình.
Tôi viết bài điểm sách nầy để tưởng niệm anh Hugh C. Thompson, Jr., một Đại úy phi công trực thăng của quân đội Mỹ, người đã can đảm cố gắng ngăn chặn, tuy bất thành, cuộc thảm sát hãi hung ở Mỹ Lai, và sau đó, bất chấp mọi chống đối của bộ máy thư lại Mỹ, đã kiên trì tố cáo thành công trước công luận tội ác của chính các cấp trên của mình.
Ba mươi năm sau cuộc thảm sát, anh được trao tặng huy chương cao quý nhất của Lục quân Mỹ. Cũng trong năm 1998, Quốc hội Hoa Kỳ ghi nhận anh “đã nêu gương ái quốc trong ý nghĩa cao cả nhất”.
Tôi nghĩ rằng cùng với tên chị Đặng Thùy Trâm, tên anh Hugh Thompson xứng đáng được người Việt Nam đặt cho một con đường lớn ở thành phố Quảng Ngãi vì lòng nhân đạo và tính cương trực của anh đã vượt lên trên mọi rào cản ý thức hệ, chủng tộc, văn hoá. – Lý Như Thế
Nhận định về tác phẩm “Kill Anything That Moves” của ba nhà nghiên cứu Mỹ về chiến tranh Việt Nam:

FRANCES FITZGERALD (giải thưởng Pulitzer năm 1973, tác giả của Fire in the Lake): “Hơn mọi ai khác, Nick Turse đã chứng minh – với chứng cớ – một chuyện không còn có thể bàn cãi: Sự tàn bạo của quân đội Mỹ ở Việt Nam không phải là thỉnh thoảng hay sơ xuất mà là chuyện thường ngày và là một hậu quả không thể tránh của chính sách quân sự của nước Mỹ.”

DANIEL ELLSBERG (Cựu Thủy Quân Lục Chiến, nhân viên Bộ Ngoại Giao, phân tích gia của RAND, người tiết lộ Hồ sơ Ngũ Giác Đài Pentagon Papers): “Nghiên cứu kỹ càng, Nhúc Nhích Thì Giết là một tường trình đầy đủ nhất cho đến ngày nay về tội ác chiến tranh do quân đội Mỹ vi phạm ở Việt Nam và những cố gắng để che dấu của các cấp chỉ huy cao nhất của quân đội. Đây là một phần quan trọng của lịch sử.”

MARILYN YOUNG (Tác giả The Vietnam Wars, 1945-1990) “Cuốn sách “Nhúc Nhích Thì Giết” của Nick Turse là một tài liệu căn bản, một tường trình hùng hậu và đầy xúc động đến ngay vào vùng tim đen của cuộc chiến tranh ở Việt Nam: Sự tàn sát thường dân một cách có hệ thống, chứ không là một sơ xuất, là một thủ tục hành quân đúng tiêu chuẩn. Cho đến ngày nào bản tường trình lịch sử nầy đưọc thừa nhận, chính sách nầy vẫn sẽ được tiếp tục dưới hình thức nầy hoặc hình thức khác trong những cuộc chiến mà nước Mỹ sẽ tiếp tục dính vào.”

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Cải bẹ xanh chữa bệnh gout

Cải bẹ xanh chữa bệnh gout

Từ xưa đến nay cải bẹ xanh là loại rau rất phổ biến trong các bữa ăn gia đình. Thế nhưng không mấy ai biết được những tác dụng chữa bệnh thần kỳ từ loại rau này.

Cải bẹ xanh có vị cay, đăng đắng (thường được gọi là cải đắng), lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn chuối. Cải bẹ xanh thường dùng để nấu canh, hay cuốn bánh xèo với rau xà lách.

Theo Đông y cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí... Trong cải bẹ xanh có chứa rất nhiều các loại vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin...

Cải bẹ xanh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì có nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như có tác dụng phòng chống bệnh tật. Dưới đây là một số công dụng từ lá cải bẹ xanh:

Chống lão hóa da

Với những thực phẩm rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin càng cao, giàu chất chống oxy hóa và axit folic cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn. Vì vậy mỗi ngày dùng từ 200 – 300 gr rau cải bẹ xanh trong khẩu phần ăn sẽ giữ được sự tươi trẻ. 

Ngoài ra, cải bẹ xanh còn dùng để chữa “phạm phòng” cho quý ông.

Chữa bệnh gout bằng cải bẹ xanh

Bệnh gout hình thành do một chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm giàu năng lượng nhất là ăn các loại thịt, tim, gan, lòng hay các loại hải sản.

Nam giới ở độ tuổi trưởng thành dễ mắc phải bệnh gout, tuổi càng cao tỉ lệ mắc bệnh này càng nhiều hơn (trên 65 tuổi). Ngoài chế độ dinh dưỡng tránh những thực phẩm giàu purin có trong nội tạng động vật và hải sản, bệnh nhân mắc bệnh gout còn được khuyên dùng nhiều rau xanh, những loại có tác dụng thải ra ngoài chất axit uric gây bệnh.

Các bà nội trợ có thể lưu ý cách chế biến sau: dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axit uric, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả.

Trị viêm họng với cải bẹ xanh

Phần thân và lá của cải bẹ xanh dùng làm rau ăn, bên cạnh đó phần hạt có tác dụng tích cực trong việc chữa bệnh: viêm họng, ho hen, mụn nhọt, trĩ, các chứng phong hàn…

Có thể sử dụng hạt cải bẹ xanh để chữa bệnh bằng cách tán nhuyễn sau đó cho vào một ít nước, khuấy cho đến khi thấy sền sệt, dùng đắp vào phần hầu, băng lại sẽ thấy hiệu quả và giảm đau họng ngay. Ngoài ra, hạt cải bẹ xanh còn dùng để chữa trị các chứng đau lưng, đau xương sống, bệnh tiêu chảy...

Với cải bẹ xanh khi luộc nên cho nước nhiều.

Giải-pháp "Lá đu đủ & Sả" Ung thư gan giai đọan cuối

Ung thư gan giai đọan cuối :

Giải-pháp "Lá đu đủ & Sả"

Ung thư gan giai đọan cuối :

Giải-pháp "Lá đu đủ & Sả"

Cách đây hơn hai năm , anh em VHV trường Võ Bị  Dalat nhận được hai tin không vui về một cựu Giáo sư , anh Phùng Văn Bộ là việt kiều Canada đang gặp phải: - một là hơn nửa triệu đô  la đầu tư về VN  bi. mất trắng và  - hai là  Anh gặp bệnh nan y : Ung thư gan giai đoạn cuối,    sau xét nghiệm cuối cùng về y khoa ở bệnh viện ở   Canada .  Anh đã nằm viện mấy tháng,   khối u gan trên 04 cm đã được xử dụng kỹ thuật cao chặn đứng sự  di -căn bằng cách cắt, cô lập cách mạch máu nuôi u và đưa thuốc vào nội tạng gan để cô lập .

Anh Bộ sinh năm 1933, nay đã trên 80 tuổi, không đủ sức chịu đựng, nên mất sức nhanh ,  tóc rụng      và đứng đi không nổi  .Bệnh viện cũng cho anh hay  với tình trạng sức khoẻ của anh   khó vựợt qua nổi sáu tháng.Trước 2009 anh  Phùng Văn Bộ  , bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoan đầu , bệnh viện đề nghị giải phẩu,anh không chịu cho mổ, cố chịu cảnh “đái rắc” vì thấy mình cũng tuổi già, không  nên   đụng vào dao kéo làm gì.

Vừa ung thư gan và tiền liệt tuyến (cả hai đều là  ung thu nguyên phát), vừa được y khoa tiến triển của Tây Y “báo tử”, là anh không đủ sức chịu nổi “xạ trị” và các ca dao kéo.

Vốn là thầy thuốc châm cứu, và hiểu rõ y lý đông phương, hơn nữa cũng sẵn tâm thuận đạo sinh tử lẻ thừơng, anh trở về VN, Vĩnh Long, thử chữa theo cách của mình. Dẫu sao, ru mình những ngày cuối đời ở quê nhà vẫn là hạnh phúc!

Anh Phạm Kế Viêm,một Giáo Sư toán nổi danh ,người suốt đời nghiên cứu  tử vi, bạn VHV Đà Lạt,với anh Bộ ,   gửi thư động viên anh Phùng Văn Bộ   giữa    năm 2011: “cái rủi mất tiền. đầu tư sai chỗ ở VN của anh biết đâu là “của đi thay người” gánh cho anh cái nạn bệnh nan y này. Anh  qua được    năm này, tôi tin Anh sẽ còn thọ,  sẽ tốt”

Tất cả anh em VHV đều tin rằng anh Viêm chỉ an ủi, còn việc anh Bộ về quê với ung thư gan giai đọan cuối, tóc rụng, chân run , đi một bước có người dìu đỡ… đưa được thân xác tàn tạ về quê hương  những  ngày cuối đời   đã là điều quý.(!!)

Vậy mà hôm qua, ngày 02/04/2013, Hay tin anh Phùng- Văn- Bộ  từ Vĩnh Long  lên Saigon để về Canada. Tôi và anh Diệp VHV ,    đến thăm anh và tôi không thể tin ở mắt mình: Một ông già 81  tuổi    chắc nịch, mắt sáng, dáng đi cứng cáp bước lên xuống cầu thang gác đon tôi và anh Nguyễn -Văn -Diệp như là một "trung niên hán tử" !

<(null)>

<(null)>

<(null)>

Anh Bộ

Anh Bộ và

Nguyễn Quang Tuyến

Anh Bộ và

Nguyễn Văn Diệp

- Hai năm qua anh đă chữa trị ung thư bằng cách nào, mà mới ngày nào tôi gặp anh, xin lỗi tôi nghĩ anh không qua được sáu tháng.?.Tôi hỏi.

-Bệnh viện Canada nó cho mình bản án báo tử. Mình về quê-hương "còn nước còn tát " .Mình chỉ có kiên trì 1 thứ thuốc đó là:”Nước trà lá đu đủ với sả,".  uống thay mọi thức uống. Chỉ có vậy. Mình muốn nói với các bạn, lấy kinh nghiệm bản thân của mình mà nói cho mọi người. Giúp được ai thì mừng nấy các bạn à.

AnH Bộ, nhấn mạnh cách chữa trị  ung thư của anh như sau  :

- Ung thư gan, nội tạng, phổi… Đều xử dụng trà lá đu đủ và sả chữa trị được. Nhưng cũng tùy tạng người, có người chữa dứt, có người được giai đọan đầu biến chuyển nhanh, nhưng sau đó chậm. Ung thư gan thì tôi thấy biến chuyển rõ rệt. Tôi dùng trà lá đủ đủ và sả trong hai năm, nay đi tái khám và xét nghiệm thì đã hòan tòan hết sạch bứơu trong gan cũng như sưng phù tuyến tiền liệt.Tôi đã chỉ vẻ nhiều người dưới quê , kết quả rất tốt , nhất là  các bệnh ung thư gan , phổi , bao tử ,       siêu vi B , siêu vi C...Nó là loại trà  giải độc , lọc máu số một , không bệnh uống ngừa bệnh cũng rất hay .

Cách chế biến như sau: lá đu đủ xắt tươi phơi khô, sả củ xắt mỏng phơi khô, cả hai thứ trộn lẫn, nấu như nấu nước chè, bỏ vào chai để nguội uống suốt ngày.

Tỉ lệ : khoảng 9 phần đu đủ, và chỉ cần khỏang 1 phần mười sả để làm mùi nước thơm dễ uống và nó dẫn chất thuốc rất nhanh.

Thời gian đầu, khỏan hai tuần, khi mới uống thì phân và tiểu thải ra có mùi hôi thối  nồng nặc. Đó là chất độc đã được trục ra khỏi máu.

Nhìn cách anh Phùng Văn Bộ trình bày, cách anh nói cười diễn đạt tôi không tin vào mắt mình rằng đây là nguòi trước đây  hơn   một năm , tôi bắt bàn tay lạnh giá của anh với ý nghĩ  là lần vĩnh biệt.

   Cách đây mấy ngày tôi vừa nhận đựơc tin bạn tôi ,Lê Thiệp, ở Mỹ cũng đang  đi vào kiếp nạn ung thư gan giai đọan cuối. Trong phát biểu trước thân hửu tại  Lễ kỉ niệm 10 năm Tủ-Sách Tiếng Quê Hương , bạn  Lê Thiệp  cho biết thi sĩ Uyên Thao nhờ uống  trà    lá đu đủ mà thóat tay tế bào ung thư. Thế thì món thuốc đơn giản này không phải là khám phá mới ,nhưng theo Anh  Phùng -văn -Bộ khó nhất và cần nhất là kiên trì , kiên trì  uống !! .Chỉ đơn giản có vậy !!

Tôi mong bạn tôi Lê -Thiệp ,Nguyễn -khắc -Nhượng...      cũng được như anh Phùng- Văn -Bộ, 81 tuổi, nói cười ha hả khoe với tôi và anh Diệp: “. Tôi   nói các bạn chia vui, khỏan ung thư thì nay đã qua khỏi rồi, mà khỏan "sức sống "thì nay mình nay hơn tám mươi mà  lạ quá   mình cũng còn "rạo rực " lắm lắm     mấy bạn ah !!"

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Danh Sách Việt Gian Hải Ngoại

Danh Sách Việt Gian Hải Ngoại


DANH SÁCH NẰM VÙNG TẠI HẢI NGOẠI 
GIAO LƯU TỪ THIỆN – VỀ VN LÀM ĂN VỚI VIỆT CỘNG
***Lưu Ý: Danh Sách nầy được bổ túc cập nhựt vào 11-12-2011 sau khi vừa được chuyển nhận từ một thân hữu: Danh sách Mặt Trận tổ quốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 do VC công khai hóa- Trong số 355 tên cò mồi nầy có một số ở Hải Ngoại và chúng tôi vừa bổ túc xong – Cũng như danh sách trước đây đều dựa vào các tài liệu do VC công khai hóa – Chứ không hề có chuyện CHỤP MŨ hay do thù oán cá nhân như đồng bọn NẰM VÙNG đã sợ hãi đổ thừa do CHỤP MŨ. Xin đính kèm tài liệu mới nhứt bên dưới
PHÁP (FRANCE)
· Artist Lê Bá Đảng- France- VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005. 
· Bùi Ái- France
Cao Huy Thuần-Pháp- Tổ chức hội thảo giáo dục cho VC- Về tham dự mỗi ĐH Việt Kiều VC. 
· Ks. Tô Quốc Phú- France 
· Hà Dương Tường-Pháp 
· Cựu Trưng Vương Trần Thị Tuyết (Chồng Mathilde) Pháp 
· Lm. Nguyễn Đình Thi-Pháp -VC vinh danh “Nước Việt”-2006 
· Luật Gia Nguyễn Như Hà – France 
· Lương Cần Liêm-Pháp 
· Musician Nguyễn Thiện Đạo- France-VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”-2005. 
· Ph.D Đoàn Kim Sơn- France 
· Ph.D Nguyễn Quý Đạo- France- VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005. Mặt trận tq VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 298). 
· Nguyễn Thị Thật – France 
· Ts. Lê Dũng Tráng- Pháp-VC vinh danh “Nước Việt”-2006 
· Ts. Trương Nguyễn Trân-Pháp -VC vinh danh “Nước Việt”-2006 
· Ts. Trần Thanh Vân- Pháp –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004. 
· TS. Lê Trần Thanh Kim Ngọc- Tổ chức Aide AEVN. 
· Trần Thị Sâm- Pháp 2011 
· Võ Thị Diệu Hằng-Pháp- Vietsciences 
· KS. Trần Công Trọng- Pháp- Công ty Cenes 
· Navia Nguyễn –Pháp- Nước mắm Phú Quốc 
· Uông Đại Hiệp-Pháp- Công ty Maison Ségaro 
· BS. Lê Ngọc Hương- Nantes- Công ty New World Fashion PLC 
· Họa Sĩ Trần Văn Liêm-Pháp 
· Nguyễn Việt Tú-Pháp- Tổ chức Giao lưu VH FAVIC 
· Vũ Thị Tuyết Aubry- Chi Hội Việt kiều Rhône-Lyon 
· Nguyễn Thanh Phong-Pháp 
· Họa Sĩ Phạm Ngọc Tuấn- VK Paris 
· Thái Thanh Lưu-VK Pháp 
· Phạm Gia Huyên-VK Pháp 
· Lưu Thị Nha-VK Pháp 
· Vương Quang Thuận-VK Pháp 
· GS. Ngô Mạnh Lân-VK Pháp 
· Nguyễn Hữu Đông-VK Pháp – Hiện ngụ ở Mexico 
· TS. Nguyễn Công Phú- VK Pháp–VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004. 
· Hoàng Lan- VK Pháp 
· Hoa Đặng-VK Pháp 
· KS. Nguyễn Đắc Chí –VK Pháp 
· KS. Michel Hồ Tá Khanh-VK Pháp 
· KS. Lê Xuân Thảo-VK Pháp 
· KS. Nguyễn Hữu Thư- VK Pháp 
· Lê Khắc Vụ- VK Pháp 
· BS. Thérèse Nguyễn Văn Ký- VK Pháp 
· Bùi Văn Tuyên- VK Pháp- Công ty BVT 
· Võ Thị Diệu Hằng-VK Pháp 
· TS. Trần Thọ Nguyên- VK Pháp – Công ty Techcom VN JSC-Bị VC kêu án tù. 
· Nguyễn Gia Thiều- VK Pháp- Công ty Đông Nam- Bị VC bỏ tù tội buôn lậu. 
· Ts. Dương Văn Quả -Âu Châu – Nước mắm Việt Hương 
· Trần Thị Quý- VK Marseille. 
· Ts Vật Lý Nguyễn Quang Riệu-Pháp- Thiên văn vật lý. –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004. 
· Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị- Pháp – Gốc Rạch Giá ( Con tiệm vải Tân Hòa). –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004. 
· Nhạc sĩ Trần Văn Khê-Pháp- –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004. 
· TS, Đoàn Kim Sơn-Pháp-Kỹ thuật Hàng Không ENSMA. VC vinh danh đợt 2005. 
· Ph.D Louis Hồ Tấn Tài-Pháp -Bằng khen UBND /TP HCM-Tháng 2/2007 
· GS. Dương Nguyên Vũ-Pháp-Bằng khen UBND /TP HCM-Tháng 2/2007 
· Dr. Đoàn Huy Liệu-Pháp-Bằng khen UBND /TP HCM-Tháng 2/2007 
· Nguyễn Thị Tú-Pháp-Bằng khen UBND /TP HCM-Tháng 2/2007 
· Phạm Trọng Luật-Pháp 
· GS Toán Bùi Trọng Liễu –Pháp- ĐH Paris-Siêu Thị VN 
· Nguyễn cẩm Hà Rassachack-Pháp- Hội Phật tử chùa Trúc Lâm. 
· Châu Hữu Ý- Pháp- “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM. 
· Nguyễn Ngọc Quỳ- Pháp- Cựu HS-CVAn- Du học Pháp 1963- Hội Đoàn Kết Việt Cộng- Bài viết bôi bác Lm Trần Lục là bằng chứng.Tháng 3/2012. 
· Nguyễn viết Ty chủ nhiệm tờ Đoàn Kết.
HOA KỲ (USA)
Nguyễn Thanh Hà- Philadelphia- Đầu tư Trung tâm viễn thông ở Chu Lai VN. 
· Bs. Bùi Duy Tâm-SFO-USA 
· Bs. Kiều Quang Chẩn-Cali-USA 
· Bác Sĩ Bùi Minh Đức- USA- VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005. 
· Calvin Trần- USA 
· Charlie Lý (San Jose) 
· David Trung Dương-USA-Bằng khen UBND /TP HCM-Tháng 2/2007 
· Athlete Huỳnh Mai Huynh-USA -Bằng khen UBND /TP HCM-Tháng 2/2007 
· Quách Hưng Tòng-USA-Bằng khen UBND /TP HCM-Tháng 2/2007 
· Hoàng Ngọc Phan-USA-Bằng khen UBND /TP HCM-Tháng 2/2007 
· Gs. Võ Kim Sơn-Bolsa 
· Gs.Tạ Văn Tài-USA-Dạy học VN- Về phe VC trong vụ án đòi giao Nguyễn Tấn Vinh cho VC. 
· Cao Lương Thiện-San José 
· Ca Sĩ Nguyễn Ái Vân- Doanh Gia VC-San Jose 
· Bs.Quỳnh Kiều (Đinh Thị Tố-Quỳnh)-Cali-VC vinh danh “Nước Việt”-2006 
· Carina Oanh Hoàng -Nam Cali – Royal Blue SGN 
· Charlie Nguyễn -BÙI VĂN CHẤN (Chết 2005) 
· Gs.CHUNG HOÀNG CHƯƠNG-SFO 
· Huynh T. Helen-Hội VK San Jose 
· Huỳnh Tấn Lê-QGHC Nam Cali-Về Nguồn 
· Hồ Quang Đặng- USA 
· Hứa Ngô-Hội VK San Jose 
· Kenneth Lê-Hội VK San Jose 
· Hồ Văn Xuân Nhi Jr.-Cali 
· Hồng Quang-USA 
· Phùng Tuệ Châu- USA – Nam California không phải là Luật sư (Lawyer) chỉ là Lục Sự Tòa HGRQ Mỹ Tho trước 1975- Y thị lên mặt công khai cùng với Đinh Viết Tứ ca ngợi Hồ Chí Minh từ khi Phùng Quang Thanh (họ hàng c ủa n ó) lên làm Bộ Trưởng QP Việt Cộng. 
· Ls Vũ Ngọc Trác-Hội VK San Jose 
· Ls. Nguyễn Hữu Liêm-USA 09 
· Lê Trọng Văn (Lê Văn)-San Diego Cựu BBC-England 
· Lê Văn Chiêu-Cali 
· Lê Văn Hướng-San José 
· Lê Văn Ninh-Arlington-Texas- Hội Nghị Việt Kiều VC 2009 
· Bs. Nguyễn Ý Đức-Texas USA – Hội Nghị Việt Kiều VC 2009 
· Lê Xuân Sơn- USA- Cựu QT Củ Chi 
· Mathematician Lê Tự quốc Thắng- USA 
· Nguyễn Bang-Sui gia NTDũng-Chicago 
· Nguyễn Cao Kỳ-USA- Chết tại Mã Lai năm 2011. 
· Nguyễn Chánh Khê-USA 
· Nguyễn Công Chánh-SFO-USA 
· Nguyễn Hạnh Phước- USA 
· Nguyễn Minh Hiếu -Hội VK San Jose 
· Nguyễn Mỹ Linh-Wash.DC 
· Cindy Hồ-Hội VK San Jose 
· Gs VT Nguyễn Thị Hoàng Bắc-USA 
· Ph.Chem Vũ Mạnh Huỳnh-USA 
· Ph.D Biogen Elizabeth Nguyễn – USA 
· Ph.D Lê Phước Hùng- USA – VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005. 
· Ph.D Nguyễn Kiểm Thân- Gốc Houston USA 
· Thích Giác Nhiên-Houston 
· Ts. Trần Tiễn Khanh-USA 
· Ts. Đỗ Hữu Tâm-Irvine 
· Ts. Đỗ Ngọc Bích-ĐH Yale 
· Ts. Đỗ Đức Cường-USA -VC vinh danh “Nước Việt”-2006 
· Uyên Nguyễn- Nam Cali-WebOneVN 
· Voctor Wang-Hội VK San Jose 
· Võ Bích Liên-Hội VK San Jose 
· Vũ Đức Vượng-San Jose -VC vinh danh “Nước Việt”-2006 
· Đinh Viết Tứ- USA 
· Kỹ sư Đỗ Anh Thư- USA -VC vinh danh “Nước Việt”-2006 
· Đỗ Vẫn Trọn-Hội VK San Jose 
· Ph.D Phạm Đức Trung Kiên – USA 
· Quinn Trần- Hội VK San Jose 
· Scientist Ph.D Nguyễn Trọng Bình- USA 
· Thích Mãn Giác (Chết) -USA 
· Thích Nguyên Hạnh-USA 
· Tony Lâm-Hội VK San Jose 
· Trung Dung-V.Home Group-USA-VC vinh danh “Nước Việt”-2006 
· Trần Hùng-Hội VK San Jose 
· Trần Hữu Dũng-Ohio 
· Phan Anh Tuấn (Tuấn Phan) -Seattle 
· Phan Mạnh Lương-USA 
· Ts. Lê Quang Bình-USA-VC vinh danh “Nước Việt”-2006 
· Ts. Nguyễn Trí Hiếu-Cali Bank-USA 
· Ts. David Huy Hồ -USA 
· Vũ Quang Việt-LHQ 
· Vĩnh Hảo-Houston 
· Nguyễn Xuân Hoàng-Cali 
· Lưu Thừa Chí (ĐL-PNN)-Wash.DC 
· Trần Trung Phương (ĐL-PNN) -USA 
· GS.TS. Trịnh Xuân Thuận-USA- Đào tạo Ngành Thiên Văn cho VC. –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004. 
· GS.TS. Ngô Vĩnh Long-USA- Dạy ĐH Bách Khoa Hà Nội. 
· Jaqueline Lê Trinh-USA-Công ty Babi VN. 
· Huỳnh Văn Trung-USA- Công ty Software BTM VN. 
· Darlene Nguyễn Ely-USA- Ngành Điêu Khắc VN. 
· Nguyễn Ngọc Danh-USA-Hội chuyên gia Mỹ-Vesak 2008. 
· Đặng Hùng Dũng-USA-Công ty TNHH Da vàng VN. 
· Trịnh Việt Trung- Virginia-USA. 
· Ks. Đỗ Bá Phước-USA-Silicon Valley. 
· TS. Nguyễn Văn Sơn-USA- IBM VN. 
· Nguyễn Ngọc Mỹ-USA 
· Đặng Xuân Nghĩa-USA 
· TS. Ngô Thanh Nhàn- USA-Chuyển hóa Việt Ngữ vào computer. –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004. 
· TS Nhạc Nguyễn Thuyết Phong-USA–VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004. 
· TS Võ Văn Tới –USA- Quỹ giáo dục VN VEF. –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004. 
· Bùi Kiến Thành-USA-Chuyên viên tài chánh–VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004. 
· TS. Nguyễn Trọng Bình-USA- VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005. 
· Thạc Sĩ Phạm Đức Trung Kiên-USA-Giám Đốc Quỹ GD VEF- VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005. 
· GS Toán Lê Tự Quốc Thắng-USA- VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005. 
· Nguyễn Võ Nghiêm Minh-USA- Đạo diễn Mùa Len Trâu 
· Peter Phương Lê-USA- Bán Microsoft cho VC 
· Harold Vũ Trần –USA 
· Phan Minh Khôi- CitiBank Texas 
· Nguyễn Minh Dũng- USA- Ngân Hàng Thế Giới 
· Dr. Nguyễn Ngọc Phú-USA 
· Phan Anh Tài-USA 
· Tạ Thị Ngọc Nhung-USA 
· Hoàng Thị Dung-Cali USA 
· Nguyễn Thị Thanh Bình – Denver USA 
· Trương Kim Anh- Cty hải sản Texas-cố vấn Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ – Mặt trận tổ quốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 295). 
· Nguyễn Trọng Bình- Tsĩ-TT Nghiên Cứu Phát triển PFIZER Cali-USA.- MTTQVC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 296).
· Bs. Lê Tuấn –Orange County-Nam Cali- tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM. 
· Khoa Nguyễn-USA-tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM. 
· Nguyễn Thịnh-USA- tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM. 
· Đức Âu-USA-tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM. 
· Nhật Thùy-USA-tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM. 
· Hoàng Thúc An – Công khai bênh vực và cổ võ Hải Ngoại tưởng niệm TRỊNH CÔN SƠN. (Tài liệu với Label “NamVungHoangThucAn” -4/2012. 
· Trần Quang Diệu- Tuyên vận VC công khai tôn thờ TRỊNH CÔN SƠN (Tài liệu Label “NamVungTranQuangDieu”- 4/2012 
· Trần Ly Băng – Houston USA- Giao lưu Từ Thiện với VC-Hội trưởng sáng lập Hội “sứ giả tình yêu”(Messengers Of Love)- tự công khai vào Tháng 5/2012. 
· Lê Khởi-Houston-USA- Hội viên của Hội giao lưu từ thiện VC “sứ giả tình yêu”-5/2012. 
ÚC CHÂU (AUSTRALIA) 
· Bs. Nguyễn Ngọc Hương-Springvale 
· Bs. Nguyễn Thị Thu Cúc- Melbourne 
· Bs. Trần Thanh Nhơn-Melbourne 
· Cựu Nghị Viên Nguyễn Sang-Melbourne- Bí mật tiếp đón Trần Bạch Đằng du lịch Úc Châu – Móc nối VC đưa công nhân, du học trá hình sang Úc. 
· Hoàng Nguyên Nhuận-Sydney 
· Hồ Lê Khoa, Chồng Bs.Cúc-Melbourne 
· Gs. Tâm Đàn-Úc 
· Nguyễn Hưng Quốc (Nguyễn Ngọc Tuấn) – Úc 
· Nguyễn Hữu Ba- Úc Châu 
· Nguyễn Mỹ Lý-Úc 
· Nguyễn Quốc Vọng-Australia 
· Nguyễn Văn Hiếu-Melbourne 
· Phạm Văn Minh-Sydney 
· Scientist Nguyễn Thị Quý -Australia 
· Thích Minh Tâm-Úc 
· Thích Phước Huệ-VESAK-Sydney 
· Thích Phước Tấn-Melbourne 
· Thích Quảng Ba-Canberra 
· Trương Minh Hòa- Perth-Úc – Bí mật nhận bằng khen của TĐSứ VC Canberra. 
· Trần Bình Nam-Sydney Úc-VC vinh danh “Nước Việt”-2006 
· Phan Văn Giưỡng-St Albans- Dạy học ở VN móc nối du học sang Úc. 
· Ts. Lâm Như Tạng-Sydney 
· Đoàn Thị Thanh Tâm-Melbourne-Úc 
· Đặng Văn Hiền- VESAK08-Australia 
· Nguyễn Xuân Thu- Melbourne- Theo VC từ trong trại cải tạo – Dạy học VN móc nối du học. 
· TSYK Nguyễn Văn Tuấn, Sydney- VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005. 
· Võ Hữu Tuấn –Úc -Địa ốc 
· Văn Công Phú –Darwin- Vườn xoài xuất cảng VN. 
· Nguyễn Ngọc Mỹ- Úc- Công ty Nguyễn’s Brothers VN. –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004. 
· Nguyễn Bích Thủy- Úc 
· Trần Đạt Duy-Úc 
· Trần Quỳnh-Úc 
· Jimmy Phạm- Úc- Từ Thiện VC 
· Phạm Thị Khánh-Úc 
· Huỳnh Văn Bé-Úc- Bằng khen UBND Tph. HCM-Tháng 2/2007 
· Phan Văn Danh-Úc- Hội Doanh Gia VK Úc 
· KS. Anthony Nguyễn Xuân Châu- Úc- Về VN mở công ty Keppel Bason. 
· TS. Phạm Văn Lưu-Melbourne Úc-(* Bênh vực Thụ Nhân chủ trương không treo cờ VNCH ở đại hội 2012 Paris.)
· Trần Bá Phúc- Úc- Mặt Trận TQVC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 305)- CT Hội Doanh Gia VKVC Úc 
· Lê Văn Inh-Sydney- Trưởng đoàn bóng bàn về VN tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM. 
· Bs. Trần Thế Hiển-Sydney- tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM. 
· Bs. Đặng Thu Dung- Sydney- tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM. 
· Trần Kiệt-Sydney- tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM. 
· Trần Xuyên-Sydney- tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM. 
· Peter Hoàng-Sydney- tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM. 
· Vincent Trần -Sydney- tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM. 
· Nguyễn Thanh Nghị -Adelaide- tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM. 
· SV Du học Mai Xuân Hằng -Sydney- tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM. 
· Trương Quốc Việt –Úc- TGĐ một Công Ty ở Bình Thuận -Tự khai 5/2012. 
GIA NÃ ĐẠI (CANADA) 
· Andrew Nguyen – VC chính thức ca ngợi trên web Việt kiều của VC Tháng 3/2011. 
· Artist Đỗ Trọng Ngọc- Canada 
· Nguyễn Hoài Bắc- Canada 
· Ts. Phạm Gia Thụ-Canada-VC vinh danh “Nước Việt”-2006 
· Ts. Huỳnh Hữu Tuệ-Canada -VC vinh danh “Nước Việt”-2006 
· Ph.D Nguyễn Quốc Bình –Canada- VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005. 
· Phùng Kim Vy-CLB Doanh nhân – Canada. 
· GSĐH. Lê Quốc Sính- Montreal Canada. 
· Phạm Văn Thành- CT/Hội Doanh nhân VK- Canada. 
· Đỗ Trắc Bằng- CT/Hội Hữu nghị VK Canada. 
· Giang Tú Bình-CT/Tập đoàn H&H VN- Missisauga Canada. 
· Hứa Văn Hào – Canada- Công ty Kiến Phát. 
· Nhâm Tài Phúc- Canada- Công ty Good Luck. 
· Huỳnh Minh Liang- Canada- Công ty Thủy sản Trường Giang VN. 
· Trần Thị Lương- Canada- CT Công ty LMD. Phó CT/Hội Doanh nhân VK Toronto. 
· Nguyễn Thành Mỹ- Canada- Công ty hóa chất Mỹ Lan. 
· Ts. Nguyễn Hải- Canada- Dự án Asia Link VN. 
· Nguyễn Bình- Canada 
· GSTS. Lương Văn Hy-Canada –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004. 
· Phan Thành- Canada- CT HHNVNONN- VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005. 
· Dương cầm Đặng Thái Sơn- Canada –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004. 
· Tina Nguyễn-Canada- Chuyên Phim Quảng Cáo 
· La Trần Cẩm Linh-Canada- Phi công phụ ATR 72 Air VN. 
· Phan Thành – Canada 
· Nguyễn Thành Mỹ- Công ty American Dye Source Canada- MT tổ quốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 303). 
· Ngô Quốc Khương – Về VN kinh doanh bị VC cướp nhà –Phát hiện Tháng 1/2012. 
· Nha Sĩ Nguyễn Tăng Tri -Về VN làm ăn với VC-Phát hiện Tháng 1/2012. 
· Ts Nguyễn Đài Trang- Trường Centennial Toronto- Hội Kinh Tài Việt Kiều VC (Doanh nhân) Canada- Đại diện VKVC Canada ăn Tết Nhâm Thìn trong tòa ĐS Việt Cộng ở Ottawa 14-1-2012. 
THUY ĐIỂN & ĐAN MẠCH (SWEDEN & DENMARK)
· Họa sĩ Văn Dương Thành- Thụy Điển -VC vinh danh “Nước Việt”-2006. 
· Ngô Xuân Thanh- Việt kiều Đan Mạch – MT tổ quốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 310). 
· Nguyễn Bá Thuần-Denmark 
· 
THỤY SĨ (SWITZERLAND)
· Lưu Trí Diễn-Th/Sĩ-Đại Sứ VC Hoàng Văn Nhã Vinh danh 11 “VK Tiêu biểu 2010” –Ngày 18-12-2010 
· Lương Văn Mỹ Thiện-Th/Sĩ-Đại Sứ VC Hoàng Văn Nhã Vinh danh 11 “VK Tiêu biểu 2010” –Ngày 18-12-2010 
· Hoàng Sơn- Th/Sĩ -Đại Sứ VC Hoàng Văn Nhã Vinh danh 11 “VK Tiêu biểu 2010” –Ngày 18-12-2010 
· Hoàng Văn Khẩn- Swiss 
· Nguyễn Thành Trung-Th/Sĩ -Đại Sứ VC Hoàng Văn Nhã Vinh danh 11 “VK Tiêu biểu 2010” –Ngày 18-12-2010 
· Nguyễn Duy Thắng-Th/Sĩ -Đại Sứ VC Hoàng Văn Nhã Vinh danh 11 “VK Tiêu biểu 2010” –Ngày 18-12-2010 
· Nguyễn Thịnh Cường-Th/Sĩ -Đại Sứ VC Hoàng Văn Nhã Vinh danh 11 “VK Tiêu biểu 2010” –Ngày 18-12-2010 
· Nguyễn Văn Khải- Th/Sĩ -Đại Sứ VC Hoàng Văn Nhã Vinh danh 11 “VK Tiêu biểu 2010” –Ngày 18-12-2010 
· Nguyễn Văn Lam- Th/Sĩ -Đại Sứ VC Hoàng Văn Nhã Vinh danh 11 “VK Tiêu biểu 2010” –Ngày 18-12-2010 
· Ts. Trần Minh Tâm-Thụy Sĩ -VC vinh danh “Nước Việt”-2006 
· Thanh Huyền Ballmer Cao- Th/Sĩ -Đại Sứ VC Hoàng Văn Nhã Vinh danh 11 “VK Tiêu biểu 2010” –Ngày 18-12-2010 
· Ngọc Dung Moser-Th/Sĩ -Đại Sứ VC Hoàng Văn Nhã Vinh danh 11 “VK Tiêu biểu 2010” –Ngày 18-12-2010 
· Vũ Giản-Th/Sĩ –Chuyên viên Chứng khoán Ngân hàng. –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004. 
· Phạm Kim Nam- Swiss- Chuyên viên Ngân Hàng VN. 
· Phạm Gia Thắng- Swiss- Công ty TNHH VN. 
· Nguyễn Đức An-Swiss-Bằng khen UBND Tph.HCM-Tháng 2/2007 
· GS. Từ Kiến Lễ -Swiss 
ĐỨC (GERMANY) 
· Mayer Bùi Thị Thu Minh- Germany 
· Nguyễn Văn Hiền -Berlin Germany 
· Ph.D Nguyễn Lương Dũng- Germany- VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005. 
· Phạm Thị Dung- Germany 
· Thích Hạnh Tấn-Đức 
· Ph.D Tô Thanh Bình- Germany 
· Thích Như Điển-Đức 
· Ts. Lê Văn Tâm-Đức 
· Ts. Thái Kim Lan-Germany-VC vinh danh “Nước Việt”-2006 
· Nguyễn Thanh Lâm- Germany- Công ty Vieteuro VN. 
· Nguyễn Văn Hiền- Berlin- Công ty Đồng Xuân VN. 
· Nguyễn Thị Mùi- Berlin- Công ty Thái Bình Dương VN. 
· Phạm Minh Hải- Germ. 
· Phan Hoàng Đông-Germ- Bằng khen UBND Tp.HCM-Tháng 2/2007 
· Mrs Thơ Beckman-Germ- Bằng khen UBND Tp.HCM-Tháng 2/2007 
· Ph.D Lê Ngọc Minh-Germ- Bằng khen UBND Tp.HCM-Tháng 2/2007 
· Dr. Lê Trọng Phi- Germ-Chuyên khoa Tim. 
· Lê Duy Nhẫn-Nguyễn Thị Mỹ Hạnh –Germ 
· Nguyễn Thị Mỹ Hạnh- CT Hội hỗ trợ phụ nữ VN ở Germany. – MT tổ quốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 300). 
· Nhâm Như Phương – Phó CT thường trực Hội Hà Nội ở Đức (Hội viên: 280 gia đình)- Đem tiền quyên góp về Hà Nội giúp VC- Tháng 12/2011. 
ANH (ENGLAND) 
· Nguyễn Giang – Việt Ngữ BBC Luân Đôn 
· Nguyễn Đức Thành- England 
· Ngô Quốc Phương -BBC Luân Đôn 
· Phạm Minh Nam- Anh- CT Tập đoàn New World Fashion PLC VN. 
· Hoàng Văn Lộc – Phó CT Hội Người VN ở Anh-England – MT tổ quốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt302). 
· 
NHỰT (JAPAN)
· Ts. Nguyễn Văn Chuyển-Nhựt -VC vinh danh “Nước Việt”-2006 
· Trần Văn Thọ-Nhựt-Chuyên viên Kinh tế. –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004. 
· Ph.D Nguyễn Trí Dũng- Japan- VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005-Công ty Minh Trân VN. 
· Hồ Tú Bảo-Nhựt 
· TS. Nguyễn Chánh Khê- Nhựt – Chuyên viên Photocopy–VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004. 
· GSTS. Đặng Lương Mô-Nhựt-Thiết kế Computer. –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004. 
· Bùi Thăng Long-Japan 
· Lê Văn Tâm- Cty Vinaseiko- Tổng Hội Người VN tại Nhựt- MT tổ quốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 307). 
ĐÔNG ÂU (EASTERN EUROPE) 
· Bùi Văn Hạ – Russia 
· Hoàng Văn Vinh-Russia 
· Hoàng Đình Thắng- CT Hội Việt Kiều VC Tiệp Khắc-Czech-MT tổ quốc VC nhiệm Kỳ 2009-2014 (số tt 309). 
· Hồ Chí Hưng -Poland 
· Lê Thanh Bình – Poland 
· Lê Thiết Hùng – Poland 
· Nguyễn Hữu Nhiệm- Slovakia 
· Nguyễn Quốc Cường -Poland 
· PhD Lê Văn Mừng – Poland 
· Trần Thị Mùi – Slovakia 
· TS Nguyễn Xuân Nhung-Ba Lan 2011 
· Vũ Thị Thư – Czech 
· Nhạc Trưởng Lê Phi Phi- Macedonia. –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004. 
· Nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất-Nga- VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005. 
· Nguyễn Văn Thái- Chủ tịch Hội Việt Kiều VC Poland –MT tổ quốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 308). 
· Bà Phan Bích Thiện- CT Hội phụ nữ Việt Kiều VC Hungary – MT tổ quốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 311). 
· Ông Đỗ Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Liên bang Nga- MT tổ quốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 301).

--

Phong Tran


Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Những khoảnh khắc cuộc đời Hugo Chavez

Những khoảnh khắc cuộc đời Hugo Chavez

06/03/2013 11:24

(TNO) Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã qua đời hôm 5.3 sau 14 năm lãnh đạo đất nước Nam Mỹ. Dưới đây là những khoảnh khắc đáng chú ý trong cuộc đời đầy biến động của ông, theo Washington Post, BBC và Foreign Affairs:

>> Phản ứng quốc tế trước tin ông Chavez qua đời
>> Tổng thống Venezuela Hugo Chavez qua đời ở tuổi 58

1954 - Sinh ra trong một thị trấn nhỏ

Hugo Chavez là con một cặp vợ chồng giáo viên ở thị trấn Sabaneta, bang Barinas và sống thời thơ ấu trong ngôi làng nhỏ bên ngoài thị trấn.

1971 - Theo học tại học viện quân sự

Chavez gia nhập Học viện Khoa học Quân sự Venezuela năm 1971, nơi ông có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với các học viên sĩ quan từ những nơi khác ở châu Mỹ Latin. Ông tốt nghiệp năm 1975.

Những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời Hugo Chavez
Bức ảnh không đề ngày chụp Hugo Chavez (giữa) trong một cuộc tập trận - Ảnh: AFP

1992 - Đảo chính bất thành

Thất vọng với sự độc quyền lãnh đạo và nạn tham nhũng của chính phủ do Tổng thống Carlos Andres Perez lãnh đạo, Chavez đã cầm đầu một cuộc đảo chính quân sự, được biết với tên gọi Chiến dịch Zamora, và thất bại.

Chavez, khi đó là một trung tá nhảy dù, đã xuất hiện trên truyền hình đề nghị các sĩ quan nổi dậy quy hàng với một tuyên bố ngạo mạn nổi tiếng từ phủ tổng thống: “Các đồng chí, đáng tiếc là lúc này đây, mục tiêu mà chúng ta đề ra ở thủ đô không đạt được. Nghĩa là, tại Caracas, chúng ta không thể chiếm được quyền hành. Các bạn đã làm rất tốt ở đó, song đây là lúc để tránh thêm máu đổ. Đây là lúc nghiền ngẫm và tình thế mới sẽ xuất hiện và đất nước dứt khoát phải tiến đến một định mệnh tốt đẹp hơn”.

1999 - Nắm quyền

Bốn năm sau khi ra tù, Chavez đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đầu tiên và trở thành tổng thống, phần lớn nhờ sự ủng hộ mà ông tập hợp cho phong trào cách mạng Bolivar.

2000 - Nhiệm kỳ hai

Với sự ủng hộ lớn lao từ tầng lớp lao động nghèo khổ, Chavez tái đắc cử với gần 60% phiếu bầu và tiếp tục nắm chức tổng thống với nhiệm kỳ 6 năm theo hiến pháp mới.

2002 - Bị đảo chính

Một loạt các cuộc biểu tình lớn đã dẫn đến việc Chavez bị lật đổ. Ông bị tạm giam song một cuộc phản đảo chính của các sĩ quan trung thành với tổng thống đã đưa ông trở lại nắm quyền sau hai ngày.

2004 - Chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý

Phe đối lập kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc bãi bỏ chức vụ tổng thống của ông Chavez song kết quả đứng về phía ông. Phe đối lập cáo buộc chính phủ đã gian lận.

Những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời Hugo Chavez
Hugo Chavez gặp gỡ nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro (phải) tại Havana năm 1994 - Ảnh: AFP

2005 - “Họ muốn giết tôi”

Phản ứng trước những lời chỉ trích ngày càng gay gắt từ giới lãnh đạo Mỹ, Chavez tuyên bố Mỹ đang cố gắng ám sát ông. “Nếu họ giết tôi, danh tính của người chịu trách nhiệm là (Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ) George Bush”, ông Chavez nói.

2006 - “Quỷ dữ hiện diện nơi đây”

Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Chavez mô tả Tổng thống Mỹ George W. Bush là “quỷ dữ”, người nói chuyện như thể “ông ta sở hữu thế giới này”. Vào cuối năm, Chavez giành chiến thắng thêm một nhiệm kỳ.

2009 - Vòng xoáy cách mạng thứ ba

Chavez giành chiến thắng trong một cuộc trưng cầu dân ý nhằm bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ, mở đường cho việc tiếp tục tranh cử tổng thống. “Với chiến thắng này, chúng ta bắt đầu vòng xoáy thứ ba của cuộc cách mạng Bolivar”, ông nói.

2011 - El Comandante đổ bệnh

Chavez xác nhận ông bị ung thư và đang hồi phục sau cuộc phẫu thuật trong một bài phát biểu trên truyền hình từ thủ đô Havana của Cuba. Truyền hình Venezuela tường thuật rằng ông đã đến Cuba để tiếp tục điều trị.

2012 - Một chiến thắng khác

Sau khi giành chiến thắng một cách dễ dàng để tại vị thêm sáu năm, Chavez một lần nữa cam kết sẽ làm sâu đậm cuộc cách mạng chủ nghĩa xã hội của ông. Vào tháng 12, ông lại đến Cuba để điều trị.

2013 - Qua đời

Phó tổng thống Nicolas Maduro lên truyền hình thông báo ông Hugo Chavez đã qua đời vào ngày 5.3.2013.

Những hình ảnh đáng nhớ của ông Chavez


Tổng thống Chavez ra dấu hiệu chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tại Caracas hồi tháng 10.2012


Ông Chavez chơi đàn guitar tại một cuộc họp với các bộ trưởng ở Phủ tổng thống hôm 20.9.2012


Tổng thống Chavez (phải) tiếp đón thân mật Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tại Phủ tổng thống ở Caracas hồi năm 2012


Tổng thống Chavez đón tiếp nữ Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner tại Phủ tổng thống ở thủ đô Caracas hồi năm 2008


Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy chào đón Tổng thống Venezuela Hugo Chavez tại Điện Elysee ở thủ đô Paris hồi tháng 11.2007


Tổng thống Chavez (bên phải) trò chuyện cùng Tổng thống Chile Michell Bachelet và Vua Tây Ban Nha Juan Carlos de Borbon (giữa) tại Hội nghị thượng định Ibero-Mỹ La tinh hồi năm 2007


Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro (phải) và Tổng thống Chavez tại một sự kiện ở Argentina hồi năm 2006


Tổng thống Chavez đứng kế Giáo hoàng Benedict XVI tại một cuộc gặp gỡ ở Vatican hồi năm 2006


Tổng thống Chavez trò chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp gỡ ở Điện Kremlin hồi năm 2004


Tổng thống Chavez (giữa) trong một cuộc tập trận của quân đội ở thủ đô Caracas


Tổng thống Chavez (phải) nhận nghi lễ tốt nghiệp tại học viện quân đội hồi tháng 7.1975, chính thức trở thành một thượng sĩ


Tổng thống Chavez (giữa) đứng cùng cha mẹ trong lễ tốt nghiệp tại một học viện quân sự ở thủ đô Caracas hồi năm 1975


Tổng thống Chavez (phải) thời thơ ấu, ngồi cạnh người anh trai Adam Chavez