Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

30/4/75 tan tành VNCH

Kinh chuyen ,

Góp ý:

Những chi tiết ông Đặng Vũ Ái cung cấp có thể đúng chỉ cần kiểm chứng với những tài liệu đã được giải mật khác.

Nhưng riêng câu : "Để giữ đúng lời với Mao Trạch Đông cho VNCH chết vào khoảng 1975, quốc Hội Mỹ cùng với Hành Pháp Mỹ, do Do Thái Kissinger lèo lái, TT Gérald Ford chuẩn bị bức tử VNCH."

thì theo tôi không đúng vì sau trận chiến 1979 khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được gọi là Trung Quốc xua quân sang đánh VN, "cho Việt Nam một bài học ", một tài liệu do Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ấn hành mang tên "Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam Trung Quốc Trong 30 Năm Qua " đã đích danh tố cáo TQ không hề muốn Bắc Việt thắng Việt Nam Cộng Hòa vì họ sợ một nước VN thống nhất, mạnh ở ngay sát nút! Vì không muốn thấy một VN mạnh nên Trung Cộng đã làm mọi cách như giảm viện trợ, ngăn cản đồ tiếp liệu từ Nga, đưa dẫn chứng là cứ kéo dài cuộc chiến, đừng thắng ngay vv... nên đã có một lúc VC phụ thuộc Nga nhiều hơn. Chứ không hề có việc Mao muốn cho VNCH chết vào năm 1975.

Sau 1975 khi những cán bộ Miền Bắc vào tiếp quản Miền Nam, họ cũng đã nói ra điều ấy và rất hãnh diện là mặc dù bị TC ngăn cản, họ vẫn thắng Miền Nam. Những cán bộ theo Nga khi ấy ở thế thương phong và cuộc đào thóat của Hoàng Văn Hoan sang Tầu là điển hình cho khuynh hướng thân Tầu bị thất thế!

Quản Mỹ Lan

PS: Tôi xin phép copy Góp Ý này đến những vị đã đọc bài viết của ông DVA để rộng đường dư luận.

Góp ý:

Tôi nghĩ Quán Mỹ Lan có lý. Tôi có đọc bài của Lảnh Sự Pháp tại Saigon thới bấy giờ, ông ta khuyên TT Dương văn Minh nên đi gặp MTGPMN để lập thành cái thế trung-lập cho miền nam VN và ông quả quyết là các nước tự do sẻ công nhận ngay kể cả Trung Cộng cũng muốn như thế...

Kinh chuyen, vnt

Cuối cùng Tổng Thống Ford đã tàn nhẫn xóa sổ, làm tan tành nước Việt Nam Cộng Hòa ngày 30/4/1975.

Hãy đọc và khóc thương cho cả triệu người đã chết vì những hệ lụy kinh hoàng triền miên xẩy đến cho dân Việt.

Tập đoàn Do Thái tàn ác với VNCH

Nguồn: Saigon Mới 

Ước gì tất cả những người Việt Tị Nạn CS trên khắp thế giới đọc được bài của BS Đặng Vũ Ái mà nhớ lại nỗi đau mất nước vì ai, do đâu, tại sao, mà tỉnh ngộ.

Hãy cương quyết khuyên nhủ nhau đừng về Việt Nam trong giai đoạn hiện tại để trả thù và đòi lại một phần nào đã mất mát về tinh thần và vật chất trong bàn tay bọn Việt Cộng bao nhiêu năm qua, và nhất là để yểm trợ tinh thần cho những người bạn đấu tranh trong nước hiện đang bị trong cảnh ngục tù. Nếu chúng ta chỉ gào thét cái lỗ miệng xuông ở hải ngoại mà không chứng minh bằng hành động chống cộng thực tế tức là tẩy chay hàng hoá Việt cộng, tẩy chay không bước chân về Việt Nam thì chỉ làm cho bọn Việt cộng mỉm cười khinh miệt cách chống cộng của chúng ta.Ý kiến này của tôi dù có làm mất lòng ai, dù có lên tiếng chửi tôi, tôi cũng không hề nao núng, và ngược lại tôi rất khinh bỉ kẻ đó là tên chống cộng láo khoét.Chân thành cám ơn BS Đặng Vũ Ái đã cho chúng tôi hiểu thêm một sự thật quá phũ phàng của những tên Do Thái độc ác đã đẩy 17 triệu dân miền Nam vào lò sát sinh của bọn Việt cộng vô nhân tính. SGM.

Sự tàn ác của Tập Đoàn Do Thái đối với VNCH

Tác giả: BS Đặng Vũ Ái - HXT edit.

Tôi là Bắc Kỳ Di Cư, và đã được mắt thấy, tai nghe những sự tàn ác của Việt Minh : thủ tiêu , tản cư bao nhiêu lần, và mỗi lần lại nghèo thêm, nhất là thấy tận mắt, những điều trái với luân lý, trái với tình người (cháu thủ tiêu chú ruột , bắt quỳ, đọc bản án viết tay, lấy đá đập vào đầu chú cho đến chết.

Chết trong đau đớn, vì phải " để dành đạn bắn quân thù", Theo lời dậy dỗ cuả Bác. Sau đó cho xác chú vào bao, bỏ thêm vài hòn đá cho nặng và cho xác chú đi mò tôm...Tất cả chỉ vì tin đồn chụp mũ, không chút chứng cớ chú là Việt Gian).UNESCO vào những năm 1980.... có nhiều người Phi Châu giữ những chức vụ quan trọng, rất thân phe CS, và mỗi kỳ họp là Mỹ bị đem ra chửi, hoặc chế diễu. Mỹ chống CS, vậy trong kỳ ấy, Mỹ rút ra khỏi UNESCO danh chính ngôn thuận , khác với vụ Palestine kỳ này.Hơn thế nữa, trong kỳ ấy Mỹ đã báo trước cho UNESCO 1 thời gian, mãi sau khi các yêu cầu chính đáng cuả Mỹ bị bọn cầm quyền UNESCO bác bỏ, đến lúc ấy Mỹ mới đường đường chính chính, rút ra khỏi UNESCO.Ngay chính Kissinger khi làm Ngoại Trưởng Mỹ cũng phải nói: Đây là 2 bên cùng phải (cùng có lý) gặp nhau (Palestine và Do Thái) Obama được Nobel hoà bình 2009 cố chấm dứt chiến tranh Palestine - Do Thái kéo dài từ 1948 cho đến nay.Obama dù có muốn rút ra khỏi UNESCO , dẫu rằng " danh không chính , ngôn không thuận" , cũng nên giữ phong độ và có 1 chút liêm sỉ và tự trọng. Obama đã thiên vị Do Thái thái quá, không biết ngượng ngùng, chỉ vì ý đồ muốn tái ứng cử.Mỹ rút ra 72 giờ trước khi bầu. Còn Đại Sứ Pháp bỏ phiếu chấp thuận việc gia nhập UNESCO cuả Palestine và Pháp vẫn ở lại UNESCO.Từ 1988 Trung Tướng Simon cho biết nhóm thân CS trong UNESCO sẽ cho tổ chức 100 năm Sinh Nhật HCM vào năm 1990 (theo lời yêu cầu của chính phủ Hà Nội).Chúng tôi họp liên miên, nhờ rất nhiều nhân vật có thế lực để phản đối với hai lý do: 1.- HCM làm chính trị, không làm văn hoá. Và cứ nhìn hình ảnh các Boat People thì Văn Hoá và Giáo Dục ở đâu?2.- 1990 cũng là kỷ niệm 100 năm của De Gaulle người được dân Pháp hết sức kính nể đã 2 lần cứu nước Pháp, mà người Pháp có bắt UNESCO làm trò hề như vậy đâu.Ngay từ đầu năm 1990 Tổng Giám Đốc UNESCO đã tiếp nhiều người quyền thế ở Pháp chống đối tuồng cải lương HCM. Và sự tranh đấu kiên trì với những tên thiên tả đã đem lại kết quả UNESCO không tổ chức lễ trăm năm sinh nhật HCM.Tuy nhiên vì đã ghi vào chương trình nghị sự nhiều lần như đã hứa nên UNESCO đành cho thuê 1 cái phòng nhỏ với tư cách tư (private) nhưng phải theo các điều kiện: - không có 1 dấu hiệu UNESCO ,- không được treo cờ VC, và ảnh HCM,- tất cả các thiệp mời phải in lại không được lấy danh nghiã UNESCO mời.Nhưng nói dối là nghề của chàng: VC khoe ầm ĩ ở trong nước: UNESCO tổ chức lễ tưởng niệm 100 năm HCM . Tôi chỉ đóng góp 1 phần nhỏ bé để ngăn cản cái màn kịch tiếu lâm và bất xứng này. Thiết nghĩ, VN Hải Ngoại nên ghi ơn những người Pháp quyền thế, có đạo đức tinh thần, không ưa CS, đã đứng về phe VNCH nhiệt tình giúp đỡ chúng ta trong việc này.Tôi nghĩ lòng biết ơn là 1 giá trị tinh thần cao qúy, là căn bản cũa Đạo Đức và tình người. Giá trị của lòng biết ơn vượt rất xa những lời xuyên tạc sự thật và những câu nói có vẻ móc họng, khiếm nhã không thể chấp nhận được.Nay xin trở qua vấn đề Do Thái - VNCH:1 - Do Thái không bao giờ công nhận VNCH: Tất cả các đồng minh cuả Mỹ đều có tòa Đại Sứ ở Sàigòn, trừ 1 đồng minh thân cận nhất và mang ơn nước Mỹ nhiều nhất là Do Thái thì lại không có Đại Sứ. Tôi còn nhớ, vào những năm 1958, 1959 ở trường CVA có 1 giáo sư Anh ngữ rất giỏi là Linh Mục Long ( ? ). GS sống ở Mỹ nhiều năm, biết rõ Mỹ và vấn đề geo - politics của Mỹ, thời ấy.Đại khái, GS dậy chúng tôi là New York City khác với New York State, có con sông Hudson với khu Manhattan, Bronx Brooklyn, Queens....Một buổi sáng, sau khi đã dậy xong giờ Anh ngữ, các bạn cùng lớp với tôi đã ra ngoài đến quá nửa, GS nói với độ 10 người còn ở lại và đứng gần GS : Các anh nên biết là Do Thái mới là quan trọng nhất với các chính khách Mỹ chứ không phải là VNCH. Tôi đã ghi nhớ điều này vì hay có tính tò mò, và muốn kiểm chứng. 2- Năm 1966 Moshe Dayan, tướng độc nhỡn Do Thái, sang thăm chiến trường VN, không thèm xin phép chính phủ VNCH, mà xin thẳng với chính phủ Mỹ. Ông ta đi thăm vài chiến trường với vài tướng Mỹ.Mục đích duy nhất của việc viếng thăm này để chứng tỏ ông ta đã quan sát kỹ lưỡng những điều mắt thấy tai nghe trên chiến trường VNCH chứ không phải của người ngồi trong tháp Ngà.Mấy tháng sau ông viết 1 bài nhận xét, mà trên nguyên tắc chỉ phổ biến ở Do Thái, nhưng vì lẽ Do Thái nắm trọn các Médias trên thế giới cho nên có tiếng vang mạnh mẽ trong dư luận, nhất là trong các chính quyền Mỹ và Đồng Minh.Tôi không nhắc đến những chi tiết mà chỉ nhắc lại câu kết luận hùng hồn đểu cáng với VNCH: Mỹ không thể thắng được, vậy cách hay nhất là rút quân đội Mỹ khỏi South of VN ".Bản báo cáo của Moshe DAYAN gây 1 cú shock cho những nhà lãnh đạo quân sự Mỹ và Đồng Minh, sau ngày Mỹ trực tiếp tham gia chiến tranh VN chỉ có 1 năm.Thật là khốn nạn, đê tiện và bẩn thỉu đối với VNCH. Đối với Do Thái, VNCH phải chết để cho Do Thái sống với nguyên tắc: Mỹ không thể lưỡng đầu thọ địch.3- TT Lyndon Baines Johnson (1908 - 1973) là vị TT mà tôi rất quý vì là người đã ra lệnh :- Bỏ bom miền Bắc,- Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 8 – 1965.- gửi thường xuyên 3,000 máy bay trực thăng đến VN. Mỗi khi có những máy bay trực thăng bị phá hủy thì cho thay ngay lập tức, để cho con số máy bay trực thăng vẫn ở mức 3,000.- gửi 500,000 quân Mỹ sang tham chiến tại VN ,và lập rất nhiều căn cứ quân sự, nhiều phi trường ở VN. - lập 3 căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Lan để chi viện thêm cho chiến trường VN.- huy động được các nước Đồng Minh gửi tổng cộng 100 000 quân sang VHCH : Đại Hàn, Úc, Tân Tây Lan, Thái Lan ......- ra lệnh cho các pháo đài bay B52 từ đảo Guam bỏ bom các mật khu VC và đường mòn HCM: mối đe dọa khủng khiếp đối với VC. VC bị thiệt hại về quân số và võ khí rất nhiều trong những cuộc ném bom của pháo đài bay B52.- ra lệnh cho 4 hàng không mẫu hạm Mỹ đậu thường xuyên ở ngoài khơi VNCH. Trong trường hợp có 1 chiếc rời đi nơi khác, thì lập tức 1 chiếc hàng không mẫu hạm khác đến thay thế, để vẫn ở mức 4 hàng không mẫu hạm.- ra lệnh cho quân đội Mỹ mở các cuộc tấn công VC trong chiến thuật truy lùng và tiêu diệt VC (Searchs and Destroys ).Nhưng Do Thái nắm quyền Médias Mỹ thường xuyên đả kích Johnson là vị Tổng Thống đắt tiền nhất của Mỹ, vì đã giúp đỡ quá nhiều cho chiến tranh VN (thay vì để giúp Do Thái!)Hơn 1 lần TT Johnson đã nói với báo chí : nhiều đêm tôi không ngủ được vì nghĩ tới chiến trường VN.Médias Do Thái và Médias Mỹ tấn công Johnson liên tục, khiến ông phải từ bỏ ý định ra tái tranh cử để dành hết tâm lực cho VNCH mà ông coi là vấn đề chính.Johnson trong sạch không hề có tiếng tăm xấu trong suốt thời gian tại chức, ông rất ngay thẳng không ưu đãi người thân của mình: 2 con rể của ông đều bị gửi sang chiến trường VN.Hai người con gái của ông ta khóc lóc nức nở và nói về 2 người con rể của ông ta. Ông rất đau lòng vì khi 2 người con gái dùng những động từ trong thời quá khứ, thì có nghiã là các cô ấy coi như chồng của họ đã chết rồi. Ông nói: tôi rất xúc động, tôi thông cảm với 2 con gái tôi, nhưng việc công là việc công. Johnson thực là TT Mỹ có lòng nhất với VNCH. Cá nhân tôi , hết sức cảm tạ và ghi ơn công của TT Johson, hết lòng chung thuỷ đối với VNCH.Ông gặp nhiều điều không may: sự tấn công cuả các Médias Mỹ, rất nhiều cuộc biểu tình phản chiến ở các nước Âu Mỹ (Do Thái giật dây), Biến Động Miền Trung bởi HT Thích Trí Quang. Chắc quý vị còn nhớ bức hình Thích Trí Quang. Ngồi trên xích lô, nét mặt cưng cưng đăng trên trang bìa Times, hay Newsweek ? với tựa đề: người đã làm rung chuyển nước Mỹ. Với dự định tách rời vùng 1 cuả Tướng Nguyễn Chánh Thi và những thuyết pháp liên tục của Phật Giáo Ấn Quang, sực mùi chống Mỹ. Viết đến đây tôi nghĩ tới sự thành công của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ trong vụ đập tan Biến Động Miền Trung. Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, tướng Kỳ đích thân chỉ huy các vụ phản công Việt Cộng vì Tướng Tổng Tư Lệnh Nguyễn Văn Thiệu đang ăn tết ở Mỹ Tho.Tướng Nguyễn Cao Kỳ với tính bộc trực, đã nhiều lần phản đối MỸ khi quá đà coi thường QLVNCH.4 - Trong khi đó tên nghiện rượu, đầy tớ vô liêm sỉ của Do Thái, BUSH con, nhờ thế lực của bố, trốn đi lính ở VN và chỉ phục vụ trong lãnh thổ Mỹ để được an toàn tối đa.5 - Hèn nhát thay cho BUSH con. Hắn là 1 đại họa cho nước Mỹ và thế giới. Hắn làm uy tín của Mỹ thụt lui xuống rất sâu. Khi rời chức vụ năm 2000, TT Clinton đã để lại 1 ngân quỹ thặng dư tới 200 Billions of USD.Vâng lệnh Do Thái, bất chấp LHQ, bất chấp dư luận toàn thế giới, tổng cộng có tới 7, 8 triệu người đi biểu tình ở các nước Tây Âu chống lại hành động ngu xuẩn. BUSH con đã lạm dụng quyền hành tấn công 1 nước Iraq.Nhưng tất cả các Médias bị ảnh hưởng Do Thái khắp Âu Mỹ nói rất ngắn về những biểu tình này hoặc đơn giản hơn, họ không nói gì hết.BUSH con gây chiến tranh IRAQ, tốn kém hơn một ngàn tỉ đô la. Hơn 4.000 lính MỸ chết 40,000 người bị thương nặng phải nuôi họ suốt đời.Bush con ngu xuẩn nếu hắn cứ để lại Saddam Hussein tại chức, đồng minh của TT Ronald Reagan trong việc chống lại Iran. Mỹ có nhiều phương tiện để kiểm soát và dễ làm áp lực với IRAN hơn. Và mối lo Iran ngày nay làm sao có được.Ngân quỹ thặng dư 200 Billions USD khi mãn nhiệm kỳ cuả TT Clinton, BUSH con không khéo quản trị, đến nỗi ngày nay nước Mỹ nợ nần ngập đầu. Mặc dầu còn mạnh nhưng Mỹ bị coi thường trên thế giới, nếu không muốn nói là bị coi khinh.5-Thái độ thiên vị Do Thái và đê tiện đối với dân chúng của Palestine đã gây thù oán vô ích với trên 1 tỷ người Muslims. Đó là nguyên do độc nhất của thảm họa ngày 11 September 2001 và Bush con lại gây chiến tranh với Afghanistan kèm theo bao nhiêu hệ lụy khác.6 - Do Thái đã tổ chức từ rất lâu việc Mỹ phải bỏ rơi VNCH. Tuyên truyền cho dân chúng VN mạnh nhất thời ấy là Đài Phát Thanh Mỹ, với những phương tiện kỹ thuật và truyền thông tối tân. Trong khi Đài Phát Thanh Sài Gòn lại chỉ nghe được ở Sài Gòn mà thôi.Khi đơn vị tôi ở Huế, tôi không có cách nào nghe được đài Sài Gòn, vì nó kêu rè rè, trái lại đài Hà Nội và đài Giải Phóng nghe rõ mồn một. Vì thế, đầu năm 1969, tôi được nghe thơ chúc Tết của HCM, với những câu như : Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào....Khi VC có AK54, và B40 rất tối tân, quân đội VNCH xài súng ống thời 1945.Chúng ta không có những missiles USA M72, mà Mỹ cung cấp cho Do Thái năm 1973 để tiêu diệt những xe tăng lớn của Liên Sô và tiêu diệt tất cả những hỏa tiễn Sam của Liên Sô (Mỹ bán cho Ai Cập) .Cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 rất to lớn, xẩy ra ở trên 50 tỉnh và thành phố VNCH, đặc biệt là ở Sài Gòn và Huế (Huế bị chiếm trong gần 1 tháng với số nạn nhân 8.000 người và rất nhiều mồ chôn tập thể ).Trong khi quân đội VNCH, theo cam kết nghiêm trọng của VC và Bắc Việt là ngưng chiến trong 4 ngày Tết, có đến 80 % quân đội đi phép. Nhưng không một người lính Mỹ nào đi phép cả.Nói khác đi, quân đội Mỹ tập trung đầy đủ trong tất cả các căn cứ quân sự Mỹ. Lệnh trên ban xuống : Mỹ không được làm gì cả trong 36 giờ, mặc sức cho lính VC tấn công, chiếm đóng như vào chỗ không người.Tại sao là đồng minh với nhau mà lại có cái lệnh kỳ cục, quái đản, ác đức như vậy? Thiết nghĩ đó là lệnh của Bố Mẹ Do Thái mà quyền hành, trong nhiều trường hợp, đã hơn 1 lần chứng tỏ, còn cao hơn cả quyền hành của TT Mỹ. Đó là thời điểm bắt đầu của sự kết liễu của VNCH.Viết đến đây, tôi rớt nước mắt thương cảm những người chiến binh của VNCH, những thường dân VNCH đã bị chết hoặc bị thương nặng do những mánh lới bất nhân, giết người, có tính toán của tập đoàn 15 triệu người Do Thái trên khắp thế giới, đã áp đặt lên trung tâm quyền lực quân sự Mỹ.Xin nhắc lại, vũ khí của quân lực VNCH rất lỗi thời. Sau cuộc TCK Tết Mậu Thân 1968 và chờ thêm 3 tháng nữa, những khẩu M16 mới bắt đầu được trao rất từ từ cho Quân Lực VNCH. Nếu quân đội Mỹ can thiệp ngay từ phút đầu tiên thì VC làm sao dám múa gậy vườn hoang như thế. Không những thế, lệnh tối cao của quân đội Mỹ ban xuống cho tướng Westmoreland là cấm tấn công, mà chỉ được phản ứng tự vệ mà thôi.Lệnh quái đản như thế ban xuống cho tướng Westmoreland, nếu không là áp lực của Lobby Do Thái thì do ai?Do Thái nắm hết các Médias Âu Mỹ, tổ chức các cuộc xuống đường chống chiến tranh VN, nhờ các cơ quan truyền thông mà Tập đoàn Do Thái làm chủ cổ võ, và xúi dục. Do Thái chịu mọi phí tổn cho rất nhiều cuộc xuống đường ở các nước Âu Mỹ chống lại chiến tranh VN. Do Thái Henry Kissinger khuyên Nixon bỏ VNCH để đi với Trung Cộng. Chính hắn chủ trương và xếp đặt cho cuộc gặp gỡ Nixon - Mao Trạch Đông.Nixon đã từng nói với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai (1972): nếu chúng tôi là bạn của 1 nước CS lớn ở Á Châu thì tại sao tôi lại không chấp nhận cho 1 nước CS nhỏ ở Á Châu ( VC ). Tuy nhiên, nước chúng tôi là nước dân chủ nên không thể thay đổi ngay tức khắc, hãy để cho chúng tôi chuẩn bị trong 3 năm. Quả nhiên, 3 năm sau, 1975, VNCH không còn tồn tại.Do Thái rất mạnh ở trong Quốc Hội Mỹ, phản chiến và bỏ rơi VN cũng ở Quốc Hội Mỹ. Trong hành pháp thì Do Thái Kissinger (mà TT Carter gọi là Tổng Thống Mỹ về ngoại giao, tức là có ý coi TT Gérald Ford để mặc Kissinger toàn quyền quyết định những việc ở bên ngoài nước Mỹ, mà quan trọng nhất là VN).Để giữ đúng lời với Mao Trạch Đông cho VNCH chết vào khoảng 1975, quốc Hội Mỹ cùng với Hành Pháp Mỹ, do Do Thái Kissinger lèo lái, TT Gérald Ford chuẩn bị bức tử VNCH.Ngay từ đầu năm 1974, viện trợ Mỹ về kinh tế giảm 1 nửa, viện trợ về quân sự giảm 1 nửa. Đến năm 1975 lại còn cắt giảm nhiều hơn nữa. Tỉnh lỵ Phước Long bị VC chiếm trọn cuối năm 1974. Do Thái Kissinger khuyên TT Ford mặc kệ VNCH.Ngày 10 - 03 - 1975 mất Ban Mê Thuột, tinh thần quân lực VNCH xuống thấp. Trong lúc nguy khốn, VNCH xin Mỹ viện trợ gấp 700 triệu USD (món tiền này chỉ là 1 khoản rất nhỏ so với số viện trợ của Mỹ cho Do Thái). Do Thái bầy mưu để cướp không 700 triệu USD vũ khí, ưu tiên cho VN: Đầu tiên, quốc hội Mỹ bằng lòng bỏ ra 700 triệu USD về vũ khí. Giai đoạn 2 , quốc hội Mỹ chận món tiền này lại với lý do hết sức khốn nạn là: "cho VNCH bao nhiêu cũng không đủ, vậy giữ lại để tiết kiệm". Chính phủ VNCH hết sức lo sợ vì tinh thần quân đội xuống thấp, VC đã tới tận Phan Rang , Phan Thiết rồi..Chính phủ VNCH, lạy van Mỹ đến mức, nếu Mỹ không cho 700 triệu USD đã tháo khoán thì chỉ xin các ông 1 lời nói trước báo chí để gây lại tinh thần cho quân đội và nhân dân VNCH rằng: " 700 triệu USD về võ khí cho VNCH sẽ được chấp thuận, nhưng phải nghiên cứu thêm vài chi tiết ". Tức là chúng ta chỉ xin Mỹ 1 lời hứa cuội. Quốc Hội MỸ (dưới ảnh hưởng cuả Do Thái) họp báo nói “không có 1 cent cho VNCH ". Đau đớn thay!Cái bẩn thỉu của Do Thái với VNCH ở chỗ : đối với các nước dân chủ pháp trị , 1 khi 700 triệu USD võ khí đã được quốc hội tháo khoán thì chính phủ bắt buộc phải tiêu. Nhưng Quốc Hội Mỹ lại cố ý không cho gửi các võ khí đó sang VN, như đã nói ở trên. VNCH mất ngày 30 - 04 - 1975.Ba tháng sau, Lobby Do Thái biết rõ nguyên tắc ấy và quốc hội Mỹ cho TT Ford xử dụng 700 triệu USD võ khí, không phải để gửi sang VN , vì VNCH không còn nữa, mà là để gửi sang cho Do Thái !!Khi ấy, tôi đã sang tới Pháp, và khi đọc những tin này trên báo chí, tôi giận điên người. Lính Mỹ, gỡ các nhãn hiệu gửi sang VNCH trên các thùng võ khí, sau đó dán lại nhãn hiệu gửi sang Israel.Do Thái không có chiến tranh, và cũng không ở thế cực kỳ nguy hiểm như VNCH. Cần nói thêm là cô đào cởi truồng Do Thái Jane Fonda, là 1 trong những lãnh tụ phản chiến VN rất dữ dội, đã sang tận Hà Nội để gặp HCM và tuyên bố hoàn toàn ủng hộ VC. Do Thái Henry Kissinger nói: Tại sao chúng nó (VNCH ) không chết phứt hết đi cho rồi. Khi tình hình VNCH nguy ngập. Lúc ấy là 2 giờ sáng ở Washington, TT Ford đang ngủ. Kissinger cho đánh thức TT Gerald Ford và khuyên TT Ford bỏ rơi VNCH.Kissinger nói gì mà TT Ford chẳng nghe , vì TT Ford là 1 con người rất tầm thường. Và Mỹ bỏ rơi VNCH như cái giẻ rách. Độc hại hơn, Kissinger khuyên TT Ford bỏ hẳn dự định làm hàng rào an toàn bởi lính Marines Mỹ và QLVNCH còn lại.Con đường hàng rào an toàn ấy sẽ nối liền Sài Gòn và Vũng Tầu để cho các gia đình VNCH đi thoát (tương tự như 1954-1955, Pháp giữ 2 thành phố Hànội và Hải Phòng trong 1 năm cho Bắc Kỳ Di Cư). Pháp mặc dầu thua to ở Điện Biên Phủ số thương vong cao hơn Mỹ, lại eo hẹp rất nhiều về phương tiện, nhưng đã cư xử với Đồng Minh Việt Nam Quốc Gia một cách rất trung hậu , có tư cách, có phong độ ,và có tình nghĩa. Mỹ giầu hơn, mạnh hơn Pháp rất nhiều, lại dư phương tiện, nhưng Kissinger vâng lời tập đoàn 15 triệu người Do Thái, khuyên TT Ford bỏ ngay VNCH không thương tiếc.Do Thái Kissinger khuyên TT FORD tài tình đến nỗi mấy ngày trước khi Sài Gòn mất. TT Ford trả lời 1 cuộc phỏng vấn cuả mấy ký giả trên đường đi đánh Tennis về thái độ và quyết định của TT trước tình hình VNCH đang xụp đổ. Ford trả lời dứt khoát không cần suy nghĩ : "Xin các ông tránh ra , để cho tôi đi đánh Tennis cho kịp giờ "Trong khi đó, bên kia bờ Thái Bình Dương , hàng trăm ngàn gia đình , hàng triệu người VNCH đang than khóc , đang lo lắng ......Tập Đoàn Do Thái đã thành công rực rỡ, vẻ vang trên hàng triệu người chết vì tài ba, nhưng không có đức độ của họ. Nạn nhân là nhân dân và Quân lực VNCH, Mỹ và các nư c Đồng Minh....Tuy nhiên, đấy chỉ là những con số, không lấy gì làm quan trọng, làm mủi lòng tiếc thương của họ.Vấn đề chính yếu :1- Tập đoàn Do Thái mạnh bình an, Mỹ phãi viện trợ cho Do Thái (hàng chục billions USD mỗi năm , trực tiếp và gián tiếp, với tiền đóng thuế cuả dân chúng Mỹ).2- Quốc Hội Mỹ theo Do Thái, và các chính khách Mỹ đều dặt quyền lợi Tối Cao của Do Thái trước quyền lợi tối cao của Mỹ. Còn nhiều chi tiết nữa, nhưng thư đã quá dài, viết thêm chỉ thêm đau lòng cho VNCH.

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Bài 3 về Nguyễn văn Thiệu

Cho tới cuối đời, Nguyễn Văn Thiệu vẫn không nguôi nỗi oán hận quan thầy mặc dù đã phải bó thân về ở trên đất Mỹ. Cựu phụ tá đặc biệt Nguyễn Văn Ngân nhận xét rằng, Tổng thống Thiệu "đã mang mối hận thù xương tủy người Mỹ đến tận cuối đời…".

Kỳ II

Tay sai dưới búa

Cần phải thấy rằng, mặc dù tốn rất nhiều công và của để hà hơi tiếp sức cho chế độ tay sai ở Sài Gòn nhưng Washington chưa bao giờ muốn xuất hiện ở đây một chính thể độc lập. Có lẽ ở đây, ông Nguyễn Văn Ngân, nguyên trợ lý đặc biệt của Tổng thống Thiệu, cũng vốn là một tay sai cũ của Washington, đã chí lý khi nhận xét:  "Người Mỹ đã thay thế người Pháp với chính sách thực dân mới. Vào thế kỷ XX người Pháp nhân danh khai hóa để khai thác tài nguyên thuộc địa, nay người Mỹ nhân danh dân chủ để khai thác xương máu người Việt Nam trong việc thiết lập một tiền đồn chống Cộng tại Đông Nam Á của chủ thuyết Domino. Người Mỹ đến Việt Nam không vì quyền lợi người Việt Nam mà vì quyền lợi người Mỹ. Nền dân chủ mà người Mỹ xiển dương khi can thiệp vào Việt Nam là nền dân chủ được định nghĩa trong quyền lợi của Mỹ, một thứ phó sản được dùng làm bình phong để thực hiện chính sách chia để trị, thiết lập đạo quân thứ năm, khuyến khích tình trạng vô chính phủ, nội loạn… để dễ bề khuynh loát và khi cần thiết để thực hiện các cuộc đảo chính và ám sát lãnh tụ quốc gia bằng bàn tay của các tay sai bản xứ. Chính sách viện trợ hoàn toàn có tính cách tiêu thụ đã được sử dụng như lưỡi gươm Damoclès... Cũng chính sách viện trợ hoàn toàn có tính cách tiêu thụ như thế chỉ nhằm mục đích làm tê liệt ý chí đề kháng và nô lệ hóa…". Dễ hiểu là trong bối cảnh đó, chính quyền bản địa sống nhờ bằng viện trợ sẽ bị xem là công cụ của ngoại bang, không thể nào có chính nghĩa…

Dã tâm của người Mỹ ở miền Nam Việt Nam là chỉ muốn xây dựng ở đây một thể chế nói sao nghe vậy theo đúng những toan tính chiến thuật và chiến lược của họ. Ai nghe lời họ thì họ ủng hộ, còn ai giở chứng thì họ cũng sẵn sàng loại bỏ ngay không thương tiếc.

Ngay từ giữa những năm 60 của thế kỷ trước, Washington đã nhanh chóng nhìn thấy trong Nguyễn Văn Thiệu một quân bài mới cho cuộc chơi tiếp theo của mình trong ván cờ Việt Nam. Người Mỹ đã hỗ trợ rất nhiều để Nguyễn Văn Thiệu và đảng Dân chủ do ông ta lập ra chiếm được thế thượng phong trên chính trường Sài Gòn. Chính nhờ thế nên trong cuộc bầu cử dân chủ giả hiệu ngày 4/9/1967, Nguyễn Văn Thiệu trong liên danh với Nguyễn Cao Kỳ  dù chỉ giành được 34,8% số phiếu của các cử tri đi bầu nhưng vẫn trở thành tổng thống của cái gọi là nền đệ nhị cộng hòa. Để hợp thức hóa kết quả bầu cử trên, Quốc hội Sài Gòn đã  họp lại bỏ phiếu với 58 phiếu thuận và 43 phiếu chống. Sau vụ này, Chủ tịch Quốc hội Phan Khắc Sửu đã từ chức để phản đối nhưng cũng không thể đảo ngược được tình thế.

Washington đã múa tay trong bị vì đưa được các con bài của mình vào những vị trí trọng yếu nhất trên vũ đài chính trị Sài Gòn và không tiếc công tiếc của đổ vào hà hơi tiếp sức cho chế độ tay sai ở Sài Gòn và cũng là để thêm phần ràng buộc những kẻ nhận tiền. Sài Gòn trong thời cầm quyền của Nguyễn Văn Thiệu đã thực sự trở thành thuộc địa mới của Washington, như chính lời thú nhận sau này của Nguyễn Văn Ngân, nguyên phụ tá đặc biệt của Tổng thống Thiệu.

Tòa đại sứ tại Sài Gòn thực ra là một Chính phủ Mỹ ở hải ngoại với một hệ thống cố vấn dày đặc trong tất cả mọi lĩnh vực sinh hoạt từ trung ương tới địa phương của chế độ Việt Nam cộng hòa. Số lượng nhân viên CIA ở miền Nam Việt Nam khi đó đông chỉ sau trụ sở Trung ương đóng tại Langley bên nước Mỹ. Chi nhánh CIA ở Sài Gòn cũng là chi nhánh hải ngoại có nhân viên đông nhất trên thế giới. Ở thời điểm cao nhất đã có tới hơn nửa triệu lính Mỹ đồn trú ở miền Nam Việt Nam và trực tiếp tham chiến…

Tiếng gọi là tổng thống của một quốc gia độc lập nhưng trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Văn Thiệu thực ra chỉ là một kẻ tay sai luôn nằm dưới búa của các quan thầy Mỹ… Có thể hiểu được tâm trạng của Nguyễn Văn Thiệu khi ông ta, cũng theo chứng nhận của Nguyễn Văn Ngân, lúc còn ngồi  trong dinh Độc Lập, Tổng thống Thiệu đã phải dùng tới 90% lượng thời gian trong ngày để tranh thủ và đối phó với các quan thầy Mỹ, mặc dù phạm vi xoay xở của ông ta mỗi ngày bị một thu hẹp lại. Lý do của việc này là vì chính sách của Washington là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sinh mạng của cái gọi là nền đệ nhị cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Chính Tổng thống Thiệu cũng đã có lần phải cay đắng thú nhận: "Nếu Mỹ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Độc Lập!". Mỉa mai thay!

Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Văn Thiệu đã không ngần ngại bộc lộ bản tính khó chơi đầy bất trắc của mình, một khi ông ta cảm thấy có sự thay đổi nào đó bất lợi trong thái độ và hành động của quan thầy đối với ông ta. Nhưng cũng chính vì thế, quan thầy Mỹ đã không chỉ một lần định xóa sổ Tổng thống Thiệu…

Khi nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, tháng 3/1968, để lấy điểm với cử tri, Tổng thống Mỹ lúc đó là Lyndon Johnson đã buộc phải tuyên bố ngừng bắn vô điều kiện miền Bắc Việt Nam và cam kết sẽ không tái tranh cử nữa để, như chính lời ông ta nói, "dồn sức cho những nỗ lực hòa bình". Và để tìm kiếm cơ hội thắng cử cho Phó tổng thống Hubert Humphrey của ông ta có thể vượt lên trước các đối thủ từ đảng Cộng hòa. Hà Nội lúc đó cũng đồng ý đàm phán với đối phương. Tuy nhiên, người đã chơi xấu ông Johnson lại chính là nhân vật mà ông ta đã góp phần dựng lên trong dinh Độc Lập.

Bản tính thích những trò chơi hai mang, Nguyễn Văn Thiệu một mặt tỏ ra thuần phục Johnson nhưng mặt khác đã có nhiều lần tiếp xúc với ứng cử viên Tổng thống Mỹ Nixon thông qua nữ thành viên trong nhóm vận động tranh cử Tổng Thống Nixon là bà Anna Chennault. Và khi cảm thấy có thể dùng mới để nới cũ, Tổng thống Thiệu đã tuyên bố ngay trước khi bầu cử ở Mỹ bắt đầu là chính quyền Sài Gòn sẽ không tham gia đàm phán ở Paris như đã định trước đó. Việc làm này đã được đánh giá như những điểm cộng rất đáng kể cho ưu thế của ứng cử viên Tổng thống Nixon và dồn ông Johnson vào thế bí và trong bộ sậu của ông này đã nảy sinh ra ý định hạ bệ Tổng thống Thiệu cho rảnh nợ. Người bộc lộ rõ nhất ý định này là Bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford…

Theo sách "Khi đồng minh tháo chạy"  (xuất bản năm 2005) của Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng trưởng Kế hoạch của chế độ Sài Gòn cũ, hiện giảng dạy tại một trường đại học ở Mỹ, người tự xưng là có những những quan hệ đặc biệt với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, chính Tổng thống Thiệu đã kể lại rằng, ở thời điểm đó, trên đường từ dinh Độc Lập tới trụ sở quốc hội, ông ta đã hết sức lo sợ bị CIA ám sát nếu như Washington biết trước được về việc ông ta bác bỏ kế hoạch đàm phán hòa bình của Mỹ và phá hoại cơ hội thắng cử của Phó tổng thống Mỹ Humphrey. Ông ta thú nhận: "Và nếu họ muốn ám sát tôi thì cũng dễ thôi. Rồi sau đó cứ việc đổ cho Việt Cộng hoặc là do âm mưu đảo chính…

Bài 2 về Nguyễn văn Thiệu

Cuộc đảo chính sát hại anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu ngày 1/11/1963 rốt cuộc lại đẩy chính trường Sài Gòn vào một vòng xoáy "quần ngư tranh thực" mới giữa các viên tướng nhiều tham vọng nhưng lại thiển cận và đầy lòng phản trắc như một câu ngạn ngữ mới thịnh hành ở Sài Gòn hồi đó là "bạn nhà binh, tình nhà thổ", cùng các chính trị gia xôi thịt tài hèn sức mọn nhưng luôn luôn khao khát đục nước béo cò.

Lên để mà xuống

Chính vì thế nên trong hơn ba năm đã liên tục xảy ra những cuộc thanh trừng, chỉnh lý lẫn nhau giữa những kẻ đã chung tay xóa bỏ chế độ gia đình trị của họ Ngô. Rốt cuộc là một chính phủ dân sự đã được lập ra để xóa đi cái tiếng xấu là đám tướng lĩnh của cái gọi là quân đội Sài Gòn lật đổ Ngô Đình Diệm không phải vì muốn xóa bỏ chế độ độc tài mà chỉ vì tư lợi. Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Trần Văn Hương cũng đã không làm được gì đáng kể để vãn hồi trật tự ở Sài Gòn.

Nguyễn Văn Thiệu là một trong những kẻ đã gặt hái được nhiều lợi lộc nhờ tham gia cuộc đảo chính ngày 1/11/1963. Từ ghế đại tá, ngay trong ngày 2/11/1963, ông ta đã được nhảy lên cấp thiếu tướng và là người đầu tiên trong đội ngũ quân nhân đảo chính được hưởng sủng lộc này với sự hỗ trợ đặc biệt của tướng Trần Thiện Khiêm, một trong những nhân vật trụ cột trong nhóm lãnh đạo đảo chính (theo nhiều nguồn tin, Trần Thiện Khiêm khi đó đã là một tay sai vô điều kiện của CIA).

Cũng với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Trần Thiện Khiêm mà tới tháng 2/1964, khi nhóm tướng lĩnh chóp bu của quân đội Sài Gòn tiến hành "chỉnh lý", Nguyễn Văn Thiệu đã được đưa vào chức Tham mưu trưởng liên quân. Rồi ông ta được đưa đi làm Tư lệnh Quân đoàn 4 và Vùng 4 chiến thuật từ tháng 9/1964 đến tháng 1/1965… Trên cương vị đó, Nguyễn Văn Thiệu đã lặng lẽ "ngọa sơn quan hổ đấu" để đợi thời cơ. Có thể nói là chính ở thời điểm đó, Nguyễn Văn Thiệu đã bộc lộ được sự khôn ngoan không tầm thường của mình để mặc dù tham gia cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 chỉ ở vai trò chiến thuật nhưng rốt cuộc, trong một thời gian ngắn, đã leo lên được vị trí hàng đầu trong bộ máy quyền lực ở Sài Gòn nhờ biết nhẫn nại náu mình đợi thời cơ.

Và thời cơ đó đã tới vào ngày 18/1/1965, như một dư chấn sau âm mưu khủng bố bất thành của một nhóm tướng lĩnh và chính phủ của Thủ tướng Trần Văn Hương do yếu thế đã buộc phải cải tổ lại để chia thêm bốn ghế cho những nhân vật quân sự là những người đã bày tỏ sự ủng hộ tướng Nguyễn Khánh khá rõ rệt. Đó là Nguyễn Văn Thiệu (giữ chức Đệ nhị Phó thủ tướng), Trần Văn Minh, tức Minh nhỏ (Tổng trưởng quân lực), Linh Quang Viên (Tổng trưởng Tâm lý chiến) và Nguyễn Cao Kỳ (Tổng trưởng Thanh niên thể thao). Đó cũng là lần đầu tiên Nguyễn Văn Thiệu xuất hiện ở Sài Gòn với tư cách một chính trị gia, chứ không chỉ như một viên tướng trận thuần túy.

Cuộc chỉnh lý "nửa chừng xuân" này vẫn không làm yên cái chính trường vốn đang chất chứa quá nhiều mâu thuẫn và âm mưu. Dưới tác động của nhiều xung lực vật chất và ý đồ khác nhau, tại đây đã liên tục diễn ra biểu tình, thậm chí gần như bạo động chống lại chính phủ. Nhóm tướng lĩnh chóp bu của quân đội Sài Gòn tranh thủ thời cơ và ngày 27/1/1965, cái gọi là Hội đồng quân lực Sài Gòn đã ra tuyên cáo nêu rõ, mặc dù "quân đội đã trả quyền từ ngày 27/10 cho phía dân sự nhưng tình thế mỗi ngày mỗi rối ren". Và  ngày 28/1, chính cái Hội đồng quân lực đó đã gây sức ép và quyết định đẩy ông Trần Văn Hương ra khỏi chức Thủ tướng và để ông Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Oánh làm Quyền Thủ tướng. Rồi ngày 16/2/1965, tướng Nguyễn Khánh, lúc đó đang giữ ghế Tổng tư lệnh cái gọi là quân đội VNCH, đã ký quyết định tuyển nhiệm ông Phan Khắc Sửu làm Quốc trưởng và bổ nhiệm ông Phan Huy Quát làm Thủ tướng thành lập chính phủ mới. Nguyễn Văn Thiệu đã được đeo lon  Trung tướng từ ngày 18/1/1965, với tư cách một chính khách của cộng đồng tín đồ Thiên Chúa giáo tiếp tục được tham gia nội các…

Cách hành xử của tướng Nguyễn Khánh cũng vẫn không làm yên được không khí nóng bỏng của Sài Gòn. Tình hình ngày một rối như canh hẹ, khiến tướng Khánh đã bị chính các đồng đội nhà binh của mình nghi hoặc rằng, ông ta làm tung tóe mọi chuyện lên chỉ để tìm kiếm thêm cơ hội quay lại nắm quyền lực tối cao. Thế là ngày 20/2/1965, cái gọi là Hội đồng quân lực lại họp và quyết định thay thế tướng Nguyễn Khánh bằng tướng Trần Văn Minh làm Tổng tư lệnh quân đội Sài Gòn. Lúc này, nhóm tướng lĩnh trẻ hơn như Nguyễn Chánh Thi, Nguyễn Cao Kỳ… cảm thấy mình cũng đã bắt đầu đủ lông đủ cánh nên bày tỏ thái độ chống lại tướng Khánh mạnh mẽ và công khai hơn. Rốt cuộc là ngày 22/2/1965, tướng Khánh được bổ nhiệm chức Đại sứ lưu động và sau đó, đã phải rời khỏi Sài Gòn tha hương trong cái chức danh rất vô thực trên.

Trong bối cảnh này, Nguyễn Văn Thiệu đã trở thành con bài đắc dụng. Trong giai đoạn này, Nguyễn Văn Thiệu đã thể hiện rõ bản tính khôn ngoan và tráo trở của mình. Ông ta đã biết khéo léo dụ Thủ tướng Quát giao quyền hành lại cho quân đội để ông, với tư cách là người có quân hàm cao nhất trong số những người tham chính, có thể trở nên lãnh tụ tuyệt đối ở Sài Gòn. Khi tướng Mỹ Westmoreland tới gặp ông, khi ông ta đang là Tổng trưởng Quốc phòng, ông ta đã làm ra vẻ vô tư và nói: "Các vấn đề chính trị phải để cho các chính trị gia giải quyết. Tôi chỉ là quân nhân thuần túy".

Ngày 3/3/1965, cái gọi là Hội đồng quân lực đã công bố thành lập Ủy ban thường vụ mà trong đó, chức tổng thư ký đã được dành cho Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu… Các chức vụ khác là: Ủy viên ngoại giao, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ; Ủy viên chính trị, Thiếu tướng Linh Quang Viên; Ủy viên an ninh, Thiếu tướng Phạm Văn Đổng; Phụ tá Tổng thư ký, Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao…

Năm ngày sau đó (8/3/1965), 1.500  lính thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đã tới Đà Nẵng, nâng tổng số quân Mỹ tại miền Nam Việt Nam lên 23 nghìn người (dưới chế độ Diệm, tổng số quân Mỹ tại đó là 17 nghìn).

Nguyễn Văn Thiệu thỉnh thoảng cũng làm ra vẻ quan tâm tới thuộc cấp

Ngày 23/3/1965, cái gọi là Hội đồng quốc gia lập pháp ở Sài Gòn ra tuyên ngôn tán thành việc Mỹ gửi thủy quân lục chiến sang tham chiến tại Việt Nam. Trong cơn bĩ cực, những kẻ chỉ coi danh lợi là trên hết đành phải bám lấy những cái cọng rơm được quan thầy chìa ra dẫu hiểu rất rõ rằng, làm thế càng lộ mặt tay sai ngoại bang và càng bị chìm sâu vào kiếp phụ thuộc ngoại bang.

Tới ngày 5/5/1965, biết là không thể bám mãi vị trí cầm chịch nên cái gọi là Hội đồng quân lực ấy đã tuyên bố tự giải tán để các viên tướng trở về với các đơn vị của họ.  Ngày 25/5, Thủ tướng Phan Huy Quát cải tổ chính phủ nhưng những đấu đá nội bộ vẫn không chấm dứt. Đến mức, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu cũng phải thú nhận công khai rằng ông ta không thể ký bổ nhiệm các nhân vật mới như những ông Nguyễn Văn Thoàn và Nguyễn Trung Vinh vì lẽ những người giữ các vị trí đó từ trước dứt khoát không chịu từ chức…

Bài viết về Nguyễn văn Thiệu 1


Nguyễn Văn Thiệu.

Lưu để đọc sau

Email bài này

In trang này

In bài này

Ý kiến của bạn

Liên hệ đăng lại bài

10 bài được đọc nhiều nhất

Tới ngày 30/4 này sẽ tròn 35 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Vĩnh viễn từ thời điểm 30/4/1975 đã kết thúc một chế độ của những thế lực chỉ muốn dựa vào ngoại bang để mưu cầu danh lợi và rốt cuộc đã phải kết thúc đời mình trong cô tủi. Một trong những nhân vật như thế là Nguyễn Văn Thiệu, người đã ngồi trên ghế Tổng thống của chế độ Sài Gòn cũ tới cả một thập niên và trước lúc bắt buộc phải rời đi đã tức tưởi thốt lên những câu đầy oán hận đối với các quan thầy Mỹ.

Lỡ một bước, lỡ một đời

Nguyễn Văn Thiệu là người con thứ tám trong một gia đình có cha làm nghề đi biển và lo chuyện ruộng đồng tại làng Tri Thủy, xã Tân Hải, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận, nay là xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Một số tư liệu cho rằng, ông ta sinh ra vào ngày 5/4/1923. Tuy nhiên, cũng có nhiều giả thuyết khác nhau về ngày, giờ và năm sinh của ông ta. Những định kiến và những suy diễn dị đoan rất quen thuộc với chính trường Sài Gòn cũ đã càng làm tăng thêm sự rối lẫn xung quanh những dữ kiện này.

Theo sách "Việt Nam máu lửa quê hương tôi" của Đỗ Mậu, người từng làm Giám đốc An ninh Quân đội dưới cái gọi là thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa, khi gia đình họ Ngô trấn giữ chính quyền Sài Gòn, Nguyễn Văn Thiệu dường như có một lá số tử vi cực oách: Tuổi Giáp Tý (sinh năm 1924), sinh vào giờ Tý (nửa đêm), tháng Tý (tháng 11 Âm lịch) và cung Mệnh Viên cũng nằm ở Tý (?!). Thêm vào đó, theo sách bói toán, mệnh  Kim của Nguyễn Văn Thiệu lại được nằm ở cung Thủy cũng là một sự rất hiếm hoi (?!). Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu thực sự lá số tử vi của Nguyễn Văn Thiệu là tốt đẹp thì ông ta đã không phải kết thúc cuộc đời mình trong cảnh tha hương như thế ở tuổi 78, vào ngày 27/9 năm Tân Tỵ 2001.

Gia đình vị tổng thống tương lai của chế độ Sài Gòn cũ tuy không thuộc loại khá giả nhưng cũng có đủ điều kiện cho cậu con trai đi học tiểu học và trung học ở Phan Rang dù học lực của cậu bé lầm lì và đa nghi từ nhỏ rất tầm tầm. Hết lớp 9 ở quê nhà, Nguyễn Văn Thiệu đã lên Sài Gòn để học nghề ở Trường Kỹ thuật Đỗ Hữu Vị (sau đổi là Trường Cao Thắng) rồi lại nhảy sang học ở Trường Hàng hải dân sự.

Trong bối cảnh Việt Nam thời đó đang sôi sục phong trào chống ngoại xâm, Nguyễn Văn Thiệu đã không chọn con đường đi cùng nhân dân đứng lên bảo vệ nền độc lập non trẻ của dân tộc mà lại xung vào đội ngũ những tay sai mới cho thực dân Pháp chống lại đất nước. Có thể lúc đó chàng trai quê ra tỉnh không hình dung được rõ tất cả những hệ lụy nảy sinh từ định mệnh mà mình đã chọn mà chỉ vui sướng với những phù hoa hiện hữu nhỡn tiền dễ dãi trong kiếp làm lính phục vụ ngoại bang.

Nhưng đã đâm lao thì phải theo lao, Nguyễn Văn Thiệu không còn lối lui trong những nỗ lực công danh được xây dựng bởi cuộc đời binh nghiệp tưởng như phục vụ cho lý tưởng dân chủ tự do nhưng thực chất chỉ là theo đóm ăn tàn phản dân hại nước. Đây chính là một sai lầm định mệnh, khiến cho mọi nỗ lực sau này của Nguyễn Văn Thiệu đều trở thành vô nghĩa, mặc dù không thể phủ nhận được những phẩm chất lính tẩy cá nhân của ông ta.

Tháng 12/1948, Nguyễn Văn Thiệu đã vào học khóa sĩ quan trung đội trưởng tại Trường Sĩ quan Đập Đá (Huế) cùng với hơn 60 phần tử khác. Tốt nghiệp trường này vào tháng 6/1949 (do nhu cầu chiến tranh nên quan thầy Pháp đã không thể dành nhiều thời gian hơn để đào tạo lứa tay sai đầu tiên của thế hệ "hậu 1945"), Nguyễn Văn Thiệu với quân hàm thiếu úy đã tham gia binh nghiệp trong lực lượng người Việt trong quân đội liên hiệp Pháp và đã được quan thầy cử tới khu vực miền Tây Nam Bộ. Ở đó có lẽ ông ta cũng đã  sớm bộc lộ khá rõ sự hung hăng và trung thành với "mẫu quốc" nên đã được chọn đi thụ huấn ở trường sĩ quan căn bản bộ binh tại Coequidan, Pháp.

Trong thời gian trước năm 1954, là một sĩ quan trong cái gọi là quân đội quốc gia của chính quyền do thực dân Pháp dựng lên, Nguyễn Văn Thiệu đã cầm súng chống lại nhân dân ta ở nhiều nơi trong nước, ở cả Hưng Yên… Năm 1952, sau khóa đào tạo tiểu đoàn trưởng và liên đoàn lưu động tại Hà Nội, Nguyễn Văn Thiệu được điều chuyển cùng với Cao Văn Viên, lúc đó cũng là Trung úy, và Đại úy Đỗ Mậu về Bộ Chỉ huy Mặt trận Hưng Yên do Trung tá Dương Quý Phan làm chỉ huy trưởng. Tại đó, Đỗ Mậu được giữ chức Tham mưu trưởng, còn Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Trưởng phòng Ba và Cao Văn Viên giữ chức Trưởng phòng Nhì… Cũng cần phải nhớ rằng, Hưng Yên trong những năm tháng đó đã là nơi xảy ra rất nhiều vụ việc đẫm máu mà binh lính Pháp và tay sai đã gây ra cho đồng bào ta…

Nguyễn Văn Thiệu và McNamara.

Thực chất, việc Nguyễn Văn Thiệu được điều chuyển ra Hưng Yên không phải là một minh chứng cho sự tín nhiệm của bộ máy tay sai Pháp đối với ông ta, mà có lẽ là ngược lại, ít ra là nếu ta xét đoán theo hồi ức của Đỗ Mậu. Trong cuốn sách đã dẫn, Đỗ Mậu viết:

"Hồi bấy giờ, "ra Bắc" được xem như là một biện pháp chế tài đối với những sĩ quan ở miền Trung và miền Nam, vì tình hình sôi động của chiến sự và vì những tổn thất nặng nề về phía những quân nhân Việt Nam. Hầu hết những sĩ quan Việt Nam trung cấp bị đổi ra Bắc đều ít nhiều có hồ sơ chống Pháp, hoặc chống Bộ Tổng Tham mưu của tướng Nguyễn Văn Hinh…".

Đỗ Mậu kể tiếp:

"Nguyễn Văn Thiệu, có thêm Trung úy Cao Văn Viên và tôi, được lệnh thuyên chuyển ra mặt trận Hưng Yên, trình diện với Trung tá Dương Quý Phan, một sĩ quan nổi tiếng thân Pháp, tay chân của tướng Cogny. Tư Lệnh miền Đông Bắc Việt đang đóng ở Hải Dương. Mặt trận Hưng Yên vừa được Bộ tư lệnh Pháp trao trả phần trách nhiệm lại cho quân đội quốc gia Việt Nam và đang bị những áp lực nặng nề. Bộ Tổng Tham mưu Sài Gòn chỉ định tôi làm Tham mưu trưởng, Cao Văn Viên làm Trưởng phòng Nhì và Nguyễn Văn Thiệu làm Trưởng phòng Ba. Còn phòng Tư vẫn do một đại úy người Pháp phụ trách. Bộ chỉ huy và trung tâm hành quân khu chiến được đặt tại ngôi giáo đường to lớn rộng rãi của tỉnh lỵ Hưng Yên mà linh mục bề trên đã vui lòng cho quân đội Pháp sử dụng từ trước.

Ba anh em chúng tôi được cấp phát chung một căn phòng nhỏ vừa đủ để ba cái ghế bố loại nhà binh và hàng ngày ăn cơm tại câu lạc bộ sĩ quan. Buổi tối, lúc trở lại phòng để chuẩn bị đi ngủ, Thiệu và tôi thường phân tích và luận bàn về tình hình chính trị và chiến sự đến khuya. Riêng Viên vốn tính ít nói nên chỉ thỉnh thoảng góp ý kiến mà thôi…".

Vốn là người không nông nổi và sớm biết lo xa, nhưng lại không thể hình dung ra tương lai của mình ở ngoài kiếp làm tay sai cho ngoại bang, ngay trong thời gian đi theo quân Pháp ở Hưng Yên, trước thực tế ngày càng bất lợi cho "mẫu quốc", Nguyễn Văn Thiệu đã sớm tính tới nước thay thầy đổi chủ. Trong hồi ký của mình, Đỗ Mậu nhận xét:

"Thiệu trầm tĩnh khôn ngoan, lại có khả năng về tham mưu, đã từng được Đại tướng Pháp De Linarès, Tư lệnh chiến trường Bắc Việt phê điểm rất tốt: Thông minh sắc bén, siêng năng, có phương pháp và tỉ mỉ. Sĩ quan hảo hạng. Có ý thức tuyệt hảo về tổ chức và bảo mật…". Một số người thân cận với Nguyễn Văn Thiệu cũng nhận xét, ông ta là "người có tính tình rất bình dân mộc mạc, ăn nói huỵch toẹt theo nếp sống của người miền biển"…

Đỗ Mậu cũng có một nhận xét nữa về Nguyễn Văn Thiệu:

"Có một điều tôi vô ý là dù quen biết Thiệu đã lâu ngày nhưng mãi cho đến khi nhìn ông Thiệu qua màn ảnh truyền hình tôi mới thấy được cặp mắt "láo liên", biểu hiện sự gian trá và làm cho ông Thiệu trở thành tay gian hùng, tham nhũng. (Cái tướng có cặp mắt láo liên của ông Thiệu cũng giống như cái ẩn tướng không dám nhìn thẳng vào mặt người đối thoại của ông Diệm đều là tướng người bất chánh)…".

Còn đây là nhận xét của Cao Văn Viên về người chiến hữu từ thời trai trẻ của mình khi ông này so sánh Nguyễn Văn Thiệu với Ngô Đình Diệm ở trên cương vị tổng thống của chế độ Sài Gòn: "Mỗi người độc tài theo cách riêng. Tổng thống Diệm duy trì chế độ như một quan lại của thời quân chủ, ông bẩm sinh chống Cộng… Còn Nguyễn Văn Thiệu thì theo đường lối "độc tài trong dân chủ", vỏ ngoài dân chủ nhưng bên trong thì chi phối cả hai ngành lập pháp và tư pháp, bàn tay sắt trong đôi găng nhung… Nguyễn Văn Thiệu "đa nghi Tào Tháo" và không e ngại ban phát ân huệ để tạo phe cánh và chia rẽ đối phương như ông ta đã làm tại quốc hội. Ông ta chủ trương "làm chính trị phải lỳ". Những năm tại chức, Nguyễn Văn Thiệu luôn bị ám ảnh bởi cái chết của Ngô Đình Diệm…".

Và đây cũng là lời kể của Đỗ Mậu: "Một hôm Nguyễn Văn Thiệu đã hỏi tôi: "Theo anh thì cuộc chiến tranh hiện tại sẽ đi về đâu và tương lai Việt Nam sẽ như thế nào?". Đó là câu hỏi có tính toàn bộ và lâu dài nhưng tôi vẫn xác quyết với Thiệu và Viên là "thế nào Pháp cũng bị bại trận và tìm giải pháp thỏa hiệp với Việt Minh, đất nước sẽ bị chia đôi nhưng không biết chia ở khu vực nào. Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào Việt Nam để chặn đứng mưu đồ bành trướng của Cộng sản ở Đông Nam Á và Hoa Kỳ sẽ đưa ông Diệm về nước nắm chánh quyền"…