Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

“NHÚC NHÍCH THÌ GIẾT”

Giới thiệu tác phẩm “NHÚC NHÍCH THÌ GIẾT”
“Kill Anything That Moves – The Real American War in Vietnam”
Tác giả: Nick Turse * Nhà Xuất bản: Metropolitan Books, New York, 2013.

Lý Như Thế

linhlinhTác phẩm “Kill Anything That Moves” và Tác giả Nick Turse
Tác phẩm 370 trang này đoạt giải thưởng Ridenhour của National Press Club năm 2009, nguyên là luận án Tiến sĩ tại Đại học Columbia của nhà báo kiêm sử gia Nick Turse. Cuốn sách gồm một Nhập đề, bảy Chương và một Kết luận. Cầm cuốn sách lên thì thấy tựa sách được đọc như một mệnh lệnh cho người lính Mỹ khi đến Việt Nam: “Nhúc nhích thì giết!”. Để cuốn sách xuống sau khi đọc thì thấy đúng như vậy. Qua sách nầy, tác giả Nick Turse đã chứng minh một cách “bất khả tư nghì” rằng mệnh lệnh dã man ấy là một chính sách, một chiến thuật chính thức của quân đội Mỹ và đã được áp dụng từ cấp tướng đến người lính G.I., từ quân trường ở Mỹ đến xóm làng ở Việt Nam. Chủ đề của cuốn sách là một chứng minh rằng cuộc thảm sát từ 350 đến 500 thường dân ở Mỹ Lai ngày 16 tháng 3 năm 1968 không phải là một sơ xuất biệt lệ của quân đội Mỹ.

Nhiếp ảnh gia chính thức của Lục quân Mỹ Ron Haeberle đã theo chân Đại đội Charlie đến Mỹ Lai (Quảng Ngãi)vào ngày định mệnh 16/3/1968. Anh đã ghi được vào ống kính hầu như toàn bộ thảm kịch Mỹ Lai. Những tấm hình nầy, sau đó, được dùng làm vật chứng trong cuộc điều tra dài 5 tháng của Tướng William R. Peers.
http://www.pbs.org/wgbh/americanexperience/features/photo-gallery/mylai-massacre-evidence/
Điều nầy có thể thấy ngay trong Chương 2: “Theo hồi ký của tướng Westmoreland, (tướng) Mac Arthur đã “thúc dục tôi hãy chuẩn bị để luôn luôn có đầy đủ trọng pháo vì dân Á Đông rất sợ trọng pháo” và đưa ý kiến là Westmoreland có thể phải xử dụng một “chiến thuật đốt sạch đất đai” tại Việt Nam.” (trang 61). Lời chỉ đạo nầy từ một anh hùng của Đệ nhị Thế chiến có thể coi như thể hiện tâm cảnh (mindset) của tướng Westmoreland trước khi nhậm chức Tổng Tư Lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam để “đếm xác” (body count) dân Việt trong tinh thần kỳ thị chủng tộc dứt khoát.
Phương pháp làm việc của tác giả Nick Turse vừa có tính cách sử học vừa xã hội học, thích ứng với mội trường hàn lâm của một Đại học nổi tiếng như Columbia. Tác giả xử dụng hồ sơ giải mật của Bộ Quốc phòng Mỹ, những báo cáo từ các cuộc điều tra của Criminal Investigation Division (Sở Điều Tra Tội Ác) của Bộ Quốc phòng, đặc biệt là báo cáo của Vietnam War Crimes Working Group (Nhóm Điều Tra Tội Ác Chiến Tranh ở Việt Nam) được Pentagon thành lập sau vụ thảm sát ở Mỹ Lai, cọng với hơn 100 cuộc phỏng vấn ở cả hai phía: nạn nhân Việt Nam và quân nhân Mỹ. Tất cả để đúc kết lại thành một bức tranh bi thảm về sự tàn phá tận cùng của chiến tranh mà ngay cả Picasso có sống lại cũng không thể vẽ thêm một Guernica thứ hai.
Thống kê tổng quát cho thấy cuộc chiến Việt Nam từ năm 1955 đến 1975 đã gây ra cho phía Nam Việt Nam 254,000 người chết và 783,000 người bị thương. Bắc Việt Nam có khoảng 1.7 triệu người chết và vẫn còn hơn 300, 000 người mất tích. Trong khi phía Mỹ có hơn 58,000 lính chết và 304,000 lính bị thương. Ở cao điểm của cuộc chiến năm 1969, nước Mỹ đã có 540,000 quân trên đất liền, khoảng 150,000 quân trên biển và trong các căn cứ ở Nhật, Đài Loan, Phi, Thái, Mả Lai, … chưa kể các quân đội Đồng Minh (Đại Hàn, Phi, Thái, Úc, Tân Tây Lan, …). Không quân Mỹ thả gần 7 triệu tấn bom (so với gần 3 triệu tấn bom thả trên Đức quốc trong Đệ nhị Thế chiến) và khoảng 70 triệu lít chất độc khai quang mà ảnh hưởng có thể tác hại đến 100 năm trên con người và thiên nhiên.
Với những vũ khí và quân lực đằng đằng sát khí như vậy, người thường dân Việt Nam đã phải chịu một tai họa thống khổ đến mức nào? Bảy chương sách của Nick Turse mang câu trả lời với những tựa đề hãi hùng: (1) Cuộc thảm sát ở Triệu Ái, (2) Một Hệ Thống Đau Khổ, (3) Tàn sát Quá Độ, (4) Một Loạt Những Hung Bạo, (5) Khốn Khổ Vô Bờ, (6) Tên Khùng, Ông Tướng “Săn Cọng” và Tên Đồ Tể của Vùng Châu Thổ, và (7) Những Tội Ác Chiến Tranh Biến Đi Đâu Rồi?
Không phải là một tình cờ mà nhận định của Alvin Tofler: “Nếu nguyên tắc căn bản của nền kinh tế kỹ nghệ là sản xuất hàng loạt thì nguyên tắc căn bản của chiến tranh thời kỹ nghệ hoá là tàn phá hàng loạt” (War and Anti-War, trang 38) đã trùng hợp sát sao với nhận định của tác gỉa Nick Turse ở trang 204: “sự tàn sát theo chuẩn mức kỹ nghệ đã được áp dụng khoảng thời gian Thiếu tướng Julian Ewell cầm quân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Tại Việt Nam, chính quyền Mỹ đã thực thi một cuộc tàn phá hàng loạt một cách có hệ thống trong suốt cuộc chiến với những mô tả đáng kể nhất là trong hai chương 1 và 6 mà người đọc không thể bỏ qua.
Chương 1: Từ thời kỳ được huấn luyện ở quân trường tại Mỹ (Fort Benning, Camp Lejeune, tiểu bang Georgia) tinh thần kỳ thị chủng tộc (như của tướng Mac Arthur) đã được nhồi sọ tối đa để giúp người tân binh Mỹ có thể giết kẻ thù – người Việt Nam – mà không hối tiếc hay ân hận. “Cựu chiến binh Wayne Smith nhớ lại là các huấn luyện viên không bao giờ gọi người Việt Nam là “Vietnamese”. Họ gọi (bằng những chữ tiếng lóng hạ cấp như) “dinks, gooks, slopes, slants, rice-eaters”, những chữ không còn mang ý nghĩa tượng trưng cho con người nữa. Cái thâm ý là coi người Việt Nam thấp hơn cả giống người.” (trang 28). Như vậy thì có thể tự do để vâng lệnh giết một cách vô trách nhiệm như lời khuyên của một vị Tuyên úy Tin Lành: “Người lính tự do nhất là người lính sẵn sàng tuân lệnh cấp trên. Khi bạn tuân một mệnh lệnh hợp pháp thì bạn không sợ, không lo gì cả.” (trang 30) Vấn đề là không có ai định nghĩa “mệnh lệnh bất hợp pháp” là gì. Khi Trung úy Maynard quăng lựu đạn xuống hầm một căn nhà trong làng Triệu Ái, “Trung úy Bailey cho biết có con nít trong hầm ấy. Và Trung úy Maynard trả lời: “Kệ mẹ nó, rồi tụi đó lớn lên thì cũng trở thành Việt Cọng thôi.” (trang 34). Điều kinh khủng là người lính Mỹ không phân biệt được kẻ thù và đồng minh nên họ chỉ biết khi thấy “nhúc nhích thì giết”. Ở một cấp cao hơn, các sĩ quan tốt nghiệp quân trường West Point cũng có một hiệp hội ngầm (mà ai cũng biết) có tên là West Point Protective Association (WPPA) để họ bảo vệ lẫn nhau khi bị điều tra hay khi phải ra trước toà án quân sự như trường hợp tướng Julian Ewell dưới đây.
Chương 6: Hồ sơ của Trung Sĩ Roy Bumgarner và Tướng Julian Ewell là hai thí dụ điển hình.
“Trung sĩ Bumgarner thuộc Lữ đoàn Dù 173, Sư đoàn Kỵ binh Đệ Nhất đóng tại Bình Định (năm 1968) nổi tiếng với thành tích giết 1,500 kẻ thù. Có khi toán quân 6 người của ông còn giết nhiều kẻ thù hơn cả tổng số “đếm xác” của toàn thể tiểu đoàn 500 người của ông.” (trang 192). Thành tích này đã làm cho ông mang biệt danh là “The Bummer” (Tên Khùng). Tên Khùng tuy khùng nhưng không dại vì sau khi giết một thường dân (dù là đàn bà, con nít), y lại nhét vào trong xác chết một qủa lựu đạn “made-in-China” hay một khẩu súng Nga. Hậu quả là số “Việt Cọng” bị Trung sĩ Bumgarner giết lên rất cao. Điều không may là các bạn đồng ngũ đã thấy hành vi vô đạo nầy và họ báo cáo lên cấp trên. Tên Khùng bị điều tra và bị đưa ra toà án quân sự. Tên Khùng bị xử có phạm tội nhưng là tội “sát nhân không mưu tính” (unpremeditated murder) và nhờ vậy y đã không vào tù, dù chỉ một ngày (trang 196). Một nhân chứng của vụ án, Peter Berenback, sau khi giải ngũ đã đọc được trong nhật báo New York Times ngày 31/3/1972 một bản tin ca ngợi Trung sĩ Bumgarner với tấm hình Tên Khùng ôm một em bé Việt Nam một cách bảo bọc. Berenback bèn gửi một lá thư đầy giận dữ gọi Bumgarner là “kẻ sát nhân”. Nhưng tờ báo đầy uy tín nầy đã không phản ứng. Berenback gửi một thư khác cho Dân biểu Peter Frelinghuysen. Ông nầy chuyển lá thư cho Đại tá Murray Williams ở Pentagon. Rồi nội vụ không còn được nói đến nữa!
Trường hợp tướng Julian Ewell đáng chú ý là vì sự nghiệp của ông tại Việt Nam thành công rực rỡ chỉ nhờ một yếu tố: Khả năng làm tăng con số kẻ thù bị giết (“body count”). Tháng 2 năm 1968, khi mới nhận chức Tư lệnh Sư đoàn 9 vùng Đồng bằng sông Cửu Long (vùng 4 Chiến thuật), các phi công trực thăng của ông đã để ý trò chơi săn người của ông khi ra lệnh cho pháo thủ trên trực thăng bắn bất kể vào người nông dân đang cày bừa trên đồng lúa. Đặt cơ sở trên chiến tranh kỹ thuật (“technowar”) của bộ trưởng Mac Namara, “thống kê đếm xác là thước đo thành công quan trọng nhất” cho tướng Ewell (trang 206). Hãy đọc “tiến bộ” của tướng Ewell trong 2 năm 1968-1969 theo thước đo tỉ lệ chết giữa địch và ta (Việt Cọng và Mỹ): Trước khi ông nhậm chức, tỉ lệ đó là 1/8: Cứ một người lính Mỹ chết thì có 8 người lính Việt Cọng chết. Đây đã là một tỉ lệ khá cao so với các đơn vị khác. Qua tháng 7-1968, sau 5 tháng dưới quyền tướng Ewell, tỉ lệ nầy tăng lên thành 1/14. Sau 5 tháng, tướng Ewell mở đầu chiến dịch “Speedy Express” vói tỉ lệ 1/24. Ba tháng sau tỉ lệ là 1/68. Một tháng sau (4-1969), tỉ lệ tăng lên gần gấp đôi: 1/134. Câu hỏi là trong 134 người Việt Nam được “đếm xác” này có bao nhiêu thường dân? Vì (1) sự chênh lệch quá xa giữa số xác Việt Cọng quá cao so với số võ khí thu lượm quá thấp (2) trước hoả lực kinh hồn của quân đội Mỹ, quân đội Việt Cọng cũng đủ khôn ngoan để rút đi nơi khác, để lại người dân vô tội trong vùng hoả tuyến,. Khi được hỏi làm sao họ phân biệt được kẻ thù trên đồng ruộng để nã súng bắn, phi công Cobra của chiến dịch Speedy Express trả lời: “Kẻ nào thấy trực thăng mà bỏ chạy là kẻ thù.” hoặc “Kẻ nào mặc bà ba đen là Việt Cọng.” Từ đó tướng Ewell mang hỗn danh là “tên đồ tể của vùng Châu thổ.” Với “tiến bộ” từ 1/14 lên 1/134, tướng Ewell được vinh thăng Trung tướng và năm 1970, ông được gửi qua làm cố vấn quân sự cho phái đoàn Mỹ đang tham dự Hoà đàm ở Paris.
Nhưng một quân nhân vô danh ký tên là “Một Trung sĩ Ưu tư” đã gửi thư cho tướng Westmoreland, lúc nầy đã trở thành Tham mưu Trưởng Liên quân, để tố cáo đầy đủ chi tiết và tên tuổi, chức vụ trong cuộc tàn sát khủng khiếp của chiến dịch Speedy Express. Lá thư kết luận một cách chắc nịch “dù các con số của tôi chỉ đúng 10%, mà tôi tin là cao hơn, thì 120 đến 150 tử vong đã tương đương với một Mỹ Lai mỗi tháng trong hơn một năm trời.” (trang 215). Nhưng rồi lá thư nầy cũng bị rơi vào quên lảng như số phận của hàng ngàn thường dân Việt Nam đã bị thảm sát.
Đọc xong trang cuối cùng, gấp lại cuốn sách, chắc người đọc nào cũng thấy hãi hùng và đầy lòng thương cảm. Riêng người điểm sách còn rút ra được ba ý nghĩ riêng cho mình:
■ Đây là một cuốn sách rất khó đọc cho cả người Việt lẫn người Mỹ vì nó trình bày một cách trần truồng sự bi thảm tận cùng của một cuộc chiến vẫn còn vang vọng trong tim óc chúng ta.
Với những cựu quân nhân Việt Nam Cọng Hoà đã từng sát cánh chiến đấu với quân đội Mỹ và bây giờ đã và đang xây dựng trên đất Hoa Kỳ những tượng đài để tưởng niệm và vinh danh “mối tình chiến hữu Việt-Mỹ” thì cuốn sách nầy lại càng khó đọc hơn vì những sự kiện kinh hoàng được trình bày một cách trung thực, khoa học và có hệ thống đến mức, nếu còn là một người Việt Nam lương thiện và yêu nước, thì không thể chối cãi được và không nên lẫn tránh chúng.
■ Còn với những “cậu ấm bất mãn” ở Việt Nam, nhất là ở thủ đô Hà Nội, đang ngưỡng mộ và hướng vọng về Hoa Kỳ như một mẫu mực chính trị tương lai cho đất nước thì cuốn sách nầy là một nhắc nhở sâu sắc cho họ rằng chính trị Mỹ xuất sinh từ văn hóa Mỹ, trong đó, từ thời lập quốc, đã có những tay chăn bò được vinh danh là những anh hùng … bắn chậm thì chết. Và hơn 40 năm trước, đã có những đồng bào “Việt Cọng mặc áo bà ba đen” của các “cậu ấm” lúc bấy giờ ở miền Nam xa xôi, vốn chỉ là những thường dân run rẫy, nhưng vẫn bị thảm sát vì dòng chảy văn hóa “bắn chậm thì chết” đặc thù nầy!
■ Cuối cùng, nội dung cuốn sách nầy còn là một bài học đau thương cho những ai rước giặc vào nhà thì phải biết hậu quả tai hại sẽ không thể lường được dù giặc có khoe đầy giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền, … như khi Phó Tổng thống Lyndon Johnson ngoài miệng thì giả vờ ca ngợi Tổng thống Diệm của miền Nam là “Churchill của châu Á” nhưng sau lưng thì gọi Việt Nam là “một nước nhỏ nhoi bèo bọt” (trang 49). Nói cho cùng thì Churchill cũng không tốt đẹp gì để hãnh diện được so sánh vì ông ta là một đại thực dân da trắng đã ôm khư khư cái đế quốc “mặt trời không bao giờ lặn” của Anh quốc, dù Gandhi và hàng triệu dân Ấn Độ đã xã thân đấu tranh cho tự do và độc lập của đất nước mình.
Tôi viết bài điểm sách nầy để tưởng niệm anh Hugh C. Thompson, Jr., một Đại úy phi công trực thăng của quân đội Mỹ, người đã can đảm cố gắng ngăn chặn, tuy bất thành, cuộc thảm sát hãi hung ở Mỹ Lai, và sau đó, bất chấp mọi chống đối của bộ máy thư lại Mỹ, đã kiên trì tố cáo thành công trước công luận tội ác của chính các cấp trên của mình.
Ba mươi năm sau cuộc thảm sát, anh được trao tặng huy chương cao quý nhất của Lục quân Mỹ. Cũng trong năm 1998, Quốc hội Hoa Kỳ ghi nhận anh “đã nêu gương ái quốc trong ý nghĩa cao cả nhất”.
Tôi nghĩ rằng cùng với tên chị Đặng Thùy Trâm, tên anh Hugh Thompson xứng đáng được người Việt Nam đặt cho một con đường lớn ở thành phố Quảng Ngãi vì lòng nhân đạo và tính cương trực của anh đã vượt lên trên mọi rào cản ý thức hệ, chủng tộc, văn hoá. – Lý Như Thế
Nhận định về tác phẩm “Kill Anything That Moves” của ba nhà nghiên cứu Mỹ về chiến tranh Việt Nam:

FRANCES FITZGERALD (giải thưởng Pulitzer năm 1973, tác giả của Fire in the Lake): “Hơn mọi ai khác, Nick Turse đã chứng minh – với chứng cớ – một chuyện không còn có thể bàn cãi: Sự tàn bạo của quân đội Mỹ ở Việt Nam không phải là thỉnh thoảng hay sơ xuất mà là chuyện thường ngày và là một hậu quả không thể tránh của chính sách quân sự của nước Mỹ.”

DANIEL ELLSBERG (Cựu Thủy Quân Lục Chiến, nhân viên Bộ Ngoại Giao, phân tích gia của RAND, người tiết lộ Hồ sơ Ngũ Giác Đài Pentagon Papers): “Nghiên cứu kỹ càng, Nhúc Nhích Thì Giết là một tường trình đầy đủ nhất cho đến ngày nay về tội ác chiến tranh do quân đội Mỹ vi phạm ở Việt Nam và những cố gắng để che dấu của các cấp chỉ huy cao nhất của quân đội. Đây là một phần quan trọng của lịch sử.”

MARILYN YOUNG (Tác giả The Vietnam Wars, 1945-1990) “Cuốn sách “Nhúc Nhích Thì Giết” của Nick Turse là một tài liệu căn bản, một tường trình hùng hậu và đầy xúc động đến ngay vào vùng tim đen của cuộc chiến tranh ở Việt Nam: Sự tàn sát thường dân một cách có hệ thống, chứ không là một sơ xuất, là một thủ tục hành quân đúng tiêu chuẩn. Cho đến ngày nào bản tường trình lịch sử nầy đưọc thừa nhận, chính sách nầy vẫn sẽ được tiếp tục dưới hình thức nầy hoặc hình thức khác trong những cuộc chiến mà nước Mỹ sẽ tiếp tục dính vào.”

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Cải bẹ xanh chữa bệnh gout

Cải bẹ xanh chữa bệnh gout

Từ xưa đến nay cải bẹ xanh là loại rau rất phổ biến trong các bữa ăn gia đình. Thế nhưng không mấy ai biết được những tác dụng chữa bệnh thần kỳ từ loại rau này.

Cải bẹ xanh có vị cay, đăng đắng (thường được gọi là cải đắng), lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn chuối. Cải bẹ xanh thường dùng để nấu canh, hay cuốn bánh xèo với rau xà lách.

Theo Đông y cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí... Trong cải bẹ xanh có chứa rất nhiều các loại vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin...

Cải bẹ xanh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì có nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như có tác dụng phòng chống bệnh tật. Dưới đây là một số công dụng từ lá cải bẹ xanh:

Chống lão hóa da

Với những thực phẩm rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin càng cao, giàu chất chống oxy hóa và axit folic cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn. Vì vậy mỗi ngày dùng từ 200 – 300 gr rau cải bẹ xanh trong khẩu phần ăn sẽ giữ được sự tươi trẻ. 

Ngoài ra, cải bẹ xanh còn dùng để chữa “phạm phòng” cho quý ông.

Chữa bệnh gout bằng cải bẹ xanh

Bệnh gout hình thành do một chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm giàu năng lượng nhất là ăn các loại thịt, tim, gan, lòng hay các loại hải sản.

Nam giới ở độ tuổi trưởng thành dễ mắc phải bệnh gout, tuổi càng cao tỉ lệ mắc bệnh này càng nhiều hơn (trên 65 tuổi). Ngoài chế độ dinh dưỡng tránh những thực phẩm giàu purin có trong nội tạng động vật và hải sản, bệnh nhân mắc bệnh gout còn được khuyên dùng nhiều rau xanh, những loại có tác dụng thải ra ngoài chất axit uric gây bệnh.

Các bà nội trợ có thể lưu ý cách chế biến sau: dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axit uric, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả.

Trị viêm họng với cải bẹ xanh

Phần thân và lá của cải bẹ xanh dùng làm rau ăn, bên cạnh đó phần hạt có tác dụng tích cực trong việc chữa bệnh: viêm họng, ho hen, mụn nhọt, trĩ, các chứng phong hàn…

Có thể sử dụng hạt cải bẹ xanh để chữa bệnh bằng cách tán nhuyễn sau đó cho vào một ít nước, khuấy cho đến khi thấy sền sệt, dùng đắp vào phần hầu, băng lại sẽ thấy hiệu quả và giảm đau họng ngay. Ngoài ra, hạt cải bẹ xanh còn dùng để chữa trị các chứng đau lưng, đau xương sống, bệnh tiêu chảy...

Với cải bẹ xanh khi luộc nên cho nước nhiều.

Giải-pháp "Lá đu đủ & Sả" Ung thư gan giai đọan cuối

Ung thư gan giai đọan cuối :

Giải-pháp "Lá đu đủ & Sả"

Ung thư gan giai đọan cuối :

Giải-pháp "Lá đu đủ & Sả"

Cách đây hơn hai năm , anh em VHV trường Võ Bị  Dalat nhận được hai tin không vui về một cựu Giáo sư , anh Phùng Văn Bộ là việt kiều Canada đang gặp phải: - một là hơn nửa triệu đô  la đầu tư về VN  bi. mất trắng và  - hai là  Anh gặp bệnh nan y : Ung thư gan giai đoạn cuối,    sau xét nghiệm cuối cùng về y khoa ở bệnh viện ở   Canada .  Anh đã nằm viện mấy tháng,   khối u gan trên 04 cm đã được xử dụng kỹ thuật cao chặn đứng sự  di -căn bằng cách cắt, cô lập cách mạch máu nuôi u và đưa thuốc vào nội tạng gan để cô lập .

Anh Bộ sinh năm 1933, nay đã trên 80 tuổi, không đủ sức chịu đựng, nên mất sức nhanh ,  tóc rụng      và đứng đi không nổi  .Bệnh viện cũng cho anh hay  với tình trạng sức khoẻ của anh   khó vựợt qua nổi sáu tháng.Trước 2009 anh  Phùng Văn Bộ  , bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoan đầu , bệnh viện đề nghị giải phẩu,anh không chịu cho mổ, cố chịu cảnh “đái rắc” vì thấy mình cũng tuổi già, không  nên   đụng vào dao kéo làm gì.

Vừa ung thư gan và tiền liệt tuyến (cả hai đều là  ung thu nguyên phát), vừa được y khoa tiến triển của Tây Y “báo tử”, là anh không đủ sức chịu nổi “xạ trị” và các ca dao kéo.

Vốn là thầy thuốc châm cứu, và hiểu rõ y lý đông phương, hơn nữa cũng sẵn tâm thuận đạo sinh tử lẻ thừơng, anh trở về VN, Vĩnh Long, thử chữa theo cách của mình. Dẫu sao, ru mình những ngày cuối đời ở quê nhà vẫn là hạnh phúc!

Anh Phạm Kế Viêm,một Giáo Sư toán nổi danh ,người suốt đời nghiên cứu  tử vi, bạn VHV Đà Lạt,với anh Bộ ,   gửi thư động viên anh Phùng Văn Bộ   giữa    năm 2011: “cái rủi mất tiền. đầu tư sai chỗ ở VN của anh biết đâu là “của đi thay người” gánh cho anh cái nạn bệnh nan y này. Anh  qua được    năm này, tôi tin Anh sẽ còn thọ,  sẽ tốt”

Tất cả anh em VHV đều tin rằng anh Viêm chỉ an ủi, còn việc anh Bộ về quê với ung thư gan giai đọan cuối, tóc rụng, chân run , đi một bước có người dìu đỡ… đưa được thân xác tàn tạ về quê hương  những  ngày cuối đời   đã là điều quý.(!!)

Vậy mà hôm qua, ngày 02/04/2013, Hay tin anh Phùng- Văn- Bộ  từ Vĩnh Long  lên Saigon để về Canada. Tôi và anh Diệp VHV ,    đến thăm anh và tôi không thể tin ở mắt mình: Một ông già 81  tuổi    chắc nịch, mắt sáng, dáng đi cứng cáp bước lên xuống cầu thang gác đon tôi và anh Nguyễn -Văn -Diệp như là một "trung niên hán tử" !

<(null)>

<(null)>

<(null)>

Anh Bộ

Anh Bộ và

Nguyễn Quang Tuyến

Anh Bộ và

Nguyễn Văn Diệp

- Hai năm qua anh đă chữa trị ung thư bằng cách nào, mà mới ngày nào tôi gặp anh, xin lỗi tôi nghĩ anh không qua được sáu tháng.?.Tôi hỏi.

-Bệnh viện Canada nó cho mình bản án báo tử. Mình về quê-hương "còn nước còn tát " .Mình chỉ có kiên trì 1 thứ thuốc đó là:”Nước trà lá đu đủ với sả,".  uống thay mọi thức uống. Chỉ có vậy. Mình muốn nói với các bạn, lấy kinh nghiệm bản thân của mình mà nói cho mọi người. Giúp được ai thì mừng nấy các bạn à.

AnH Bộ, nhấn mạnh cách chữa trị  ung thư của anh như sau  :

- Ung thư gan, nội tạng, phổi… Đều xử dụng trà lá đu đủ và sả chữa trị được. Nhưng cũng tùy tạng người, có người chữa dứt, có người được giai đọan đầu biến chuyển nhanh, nhưng sau đó chậm. Ung thư gan thì tôi thấy biến chuyển rõ rệt. Tôi dùng trà lá đủ đủ và sả trong hai năm, nay đi tái khám và xét nghiệm thì đã hòan tòan hết sạch bứơu trong gan cũng như sưng phù tuyến tiền liệt.Tôi đã chỉ vẻ nhiều người dưới quê , kết quả rất tốt , nhất là  các bệnh ung thư gan , phổi , bao tử ,       siêu vi B , siêu vi C...Nó là loại trà  giải độc , lọc máu số một , không bệnh uống ngừa bệnh cũng rất hay .

Cách chế biến như sau: lá đu đủ xắt tươi phơi khô, sả củ xắt mỏng phơi khô, cả hai thứ trộn lẫn, nấu như nấu nước chè, bỏ vào chai để nguội uống suốt ngày.

Tỉ lệ : khoảng 9 phần đu đủ, và chỉ cần khỏang 1 phần mười sả để làm mùi nước thơm dễ uống và nó dẫn chất thuốc rất nhanh.

Thời gian đầu, khỏan hai tuần, khi mới uống thì phân và tiểu thải ra có mùi hôi thối  nồng nặc. Đó là chất độc đã được trục ra khỏi máu.

Nhìn cách anh Phùng Văn Bộ trình bày, cách anh nói cười diễn đạt tôi không tin vào mắt mình rằng đây là nguòi trước đây  hơn   một năm , tôi bắt bàn tay lạnh giá của anh với ý nghĩ  là lần vĩnh biệt.

   Cách đây mấy ngày tôi vừa nhận đựơc tin bạn tôi ,Lê Thiệp, ở Mỹ cũng đang  đi vào kiếp nạn ung thư gan giai đọan cuối. Trong phát biểu trước thân hửu tại  Lễ kỉ niệm 10 năm Tủ-Sách Tiếng Quê Hương , bạn  Lê Thiệp  cho biết thi sĩ Uyên Thao nhờ uống  trà    lá đu đủ mà thóat tay tế bào ung thư. Thế thì món thuốc đơn giản này không phải là khám phá mới ,nhưng theo Anh  Phùng -văn -Bộ khó nhất và cần nhất là kiên trì , kiên trì  uống !! .Chỉ đơn giản có vậy !!

Tôi mong bạn tôi Lê -Thiệp ,Nguyễn -khắc -Nhượng...      cũng được như anh Phùng- Văn -Bộ, 81 tuổi, nói cười ha hả khoe với tôi và anh Diệp: “. Tôi   nói các bạn chia vui, khỏan ung thư thì nay đã qua khỏi rồi, mà khỏan "sức sống "thì nay mình nay hơn tám mươi mà  lạ quá   mình cũng còn "rạo rực " lắm lắm     mấy bạn ah !!"