VOV.VN- 15 năm trước, tình báo Mỹ đã đưa ra những dự đoán ảm đạm về nước Nga đến năm 2015, tuy nhiên, hiện tại cho thấy dự đoán của họ là hoàn toàn sai lầm.
“Nga sẽ suy yếu nhanh chóng”
Theo Sputnik News, bản báo cáo về Xu hướng Toàn cầu 2015 của Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ (NIC) 15 năm trước đã dự đoán về một loạt những thách thức cũng như thay đổi quan trọng về mặt địa chính trị và khoa học trên toàn thế giới.
Báo cáo này đã dự đoán đúng về cuộc cách mạng internet, sự gia tăng tiêu dùng các sản phẩm biến đổi gen, sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố và cả cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu.
Tuy nhiên, cộng đồng tình báo Mỹ đã không thể dự đoán được sự trỗi dậy nhanh chóng của Nga và bước chuyển mình của nước này để trở thành nhân tố có sức ảnh hưởng lớn về địa chính trị toàn cầu trong vào năm 2015.
Báo cáo của NIC dự đoán: “Từ nay (2000) đến năm 2015, Moscow sẽ phải chịu nhiều thách thức hơn so với hiện nay và phải chấp nhận rằng vai trò tiên phong của họ sẽ bị giảm sút rất nhanh chóng. Một điều dễ nhận thấy là nội bộ của Nga vẫn suy yếu và điều này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến ghế ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.
Không những thế, tương lai của Nga và các nước cộng hòa Liên Xô cũ cũng bị NIC dự đoán là rất ảm đạm. Theo đó, vai trò trung tâm của Nga sẽ tiếp tục suy giảm và đến năm 2015 cụm từ “Eurasia” (Chỉ khu vực Á- Âu thuộc quyền kiểm soát của Nga và các nước cộng hòa Liên Xô cũ) sẽ chỉ còn là “một thuật ngữ mang tính địa chính trị chứ không còn sự gắn kết về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa”.
Tác giả của báo cáo này tin rằng việc có thể quản lý hiệu quả một quốc gia quá rộng lớn và đa dạng như Nga là gần như không thể và thậm chí còn không loại trừ khả năng Nga tiếp tục bị chia năm xẻ bảy vào năm 2015.
Vì sao CIA lại dự đoán quá sai lầm như vậy?
Rõ ràng, bức tranh mà giới tình báo Mỹ vẽ ra đối với nước Nga không hề đúng trên thực tế. Vậy điều gì đã khiến họ sai lầm nghiêm trọng như vậy?
“Những dự đoán trên được đưa ra vào năm 2000 khi Nga vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau khi Liên bang Xô viết tan rã. Trên thực tế, tại thời điểm đó, có vẻ như không có một triển vọng tươi sáng nào cho nước Nga”, ông Nikolai Shlyamin, nhà phân tích chính trị của Nga chia sẻ.
Người dân Crimea hân hoan khi được sáp nhập trở lại Nga- điều mà giới tình báo Mỹ có "nằm mơ" cũng không dám nghĩ tới. Ảnh RT |
Theo ông Shlyamin, đây không phải là lần đầu tiên những dự đoán của phương Tây về một tương lai ảm đạm đối với nước Nga không trở thành hiện thực.
Theo ông Shlyamin, rất khó để đưa ra dự đoán về chính trị và kinh tế của Nga bởi trên đất nước này, mọi thứ thay đổi rất nhanh và nhiều khi đi ngược lại cả những logic thông thường và những quy luật của lịch sử.
Khác với mong đợi của NIC, Nga không chỉ hồi phục sau những biến cố chính trị vào những năm 90 của thế kỷ trước mà còn giành lại vị thế là một cường quốc trong khu vực và là một nhân tố có ảnh hưởng trên toàn cầu. Ngay cả trong mơ, cộng đồng tình báo Mỹ cũng không thể tưởng tượng được rằng Nga có thể sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Ngoài ra, CIA và nhiều cơ quan tình báo khác cũng đã không thể dự đoán được rằng Điện Kremlin có thể giành ưu thế trước Washington trong cuộc nội chiến tại Ukraine và duy trì được hiện trạng ban đầu cũng như đối phó được với âm mưu của NATO trong việc lôi kéo Nga vào những cuộc đối đầu quân sự khiến Nga “hao tâm tổn lực”.
Putin: Crimea nên về với Nga vì lý do lịch sử
VOV.VN - Lịch sử Crimea có mối quan hệ văn hoá, tôn giáo, và tinh thần chặt chẽ với người dân Nga, Ukraine và Belarus
Phương Tây “trở tay không kịp” trước Nga ở Syria
Rõ ràng, quyết định tiến hành cuộc không kích nhằm vào IS ở Syria của Nga đã khiến Washington bất ngờ, nhất là về sức mạnh quân sự mà Nga đã thể hiện trong suốt 3 tháng vừa qua.
Một mục tiêu IS bị Nga không kích. Các cuộc không kích của Nga ở Syria đẩy Mỹ và đồng minh vào thế bị động. Ảnh Bộ Quốc phòng Nga |
Ngay cả “vụ đâm sau lưng” của Thổ Nhĩ Kỳ khi bắn hạ máy bay Su-24 của Nga đang làm nhiệm vụ tấn công IS ở khu vực biên giới Syria- Thổ Nhĩ Kỳ cũng không ảnh hưởng nhiều đến nỗ lực truy quét IS của Nga.
Nếu hành động bắn hạ Su-24 là một hành động khiêu khích được lên kế hoạch từ trước của Ankara và NATO thì rõ ràng mọi chuyện đã không theo ý của họ và lại một lần nữa những toan tính của họ thất bại trước Nga.
Vụ bắn hạ máy bay Su-24 cùa Nga: Thổ Nhĩ Kỳ sai về luật như thế nào?
VOV.VN- Dù viện dẫn luật pháp quốc tế để bao biện hành động bắn hạ máy bay Su-24 của Nga nhưng cả Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và NATO đều cố tình diễn giải sai luật.
Thất bại của cộng đồng tình báo Mỹ trong việc dự đoán các bước đi của điện Kremlin đã khiến các nhà lập pháp Mỹ hết sức lo ngại.
Hồi tháng 10/2015, một tuần sau khi Nga bắt đầu không kích IS ở Syria ngày 30/9, Ủy ban Tình báo của cả Thượng và Hạ viện Mỹ đều đã tiến hành điều tra những lỗ hổng của các cơ quan tình báo nước này.
Tại cuộc điều trần, đại diện các cơ quan tình báo Mỹ thừa nhận, dù đã theo dõi sát sao động thái của Nga cả ở Ukraine và Syria, họ vẫn không thể dự đoán nổi Nga dự định làm gì./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét